Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ

Nữ lang

Tên tiếng Việt: Nữ lang

Tên khoa học: Valeriana hardwickii Wall.

Họ: Valerianaceae (Nữ lang)

Công dụng: dùng làm thuốc an thần, giảm lo âu, chữa mất ngủ, động kinh, đau dạ dày

A. Mô tả cây

Nữ lang 1

Hình ảnh cây Nữ lang

  • Cây thân thảo, sống lâu năm. Cây cao khoảng 1m, có khi hơn. Thân nhẵn, có rãnh, đôi khi có lông trên các đốt và ở gốc.
  • Lá kép lông chim lẻ, dài 5-10 cm, rộng 3,5-7,5 cm, 3-5 lá chét nguyên hay khía răng, dài 1-6 cm, rộng 0,5-3 cm, không cuống, lá chét tận cùng lớn hơn, lá ở gốc thường khô héo trước khi cây có quả.
  • Cụm hoa mọc thành xim ngù, tỏa rộng trên một cán dài; lá bắc khía răng; hoa nhỏ màu trắng; đài dính với bầu, có 10 răng nhọn; tràng 5 cánh hợp ở phía dưới thành ống hẹp; nhị có chỉ nhị ngắn, bầu hạ.
  • Quả bế dẹt, một mặt có 3 đường lồi, mặt kia sần sùi, mang đài tồn tại, có răng mảnh, nhọn, nom như lông.
  • Mùa quả tháng 10 – tháng 2.

B. Phân bố, sinh thái

  • Ở Việt Nam, có 2 loài nữ lang và sì to (V. jatamansi Jones) mọc ở vùng núi cao trên 1300m.
  • Cây phân bố rộng ở một số tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Quảng Nam, Lâm Đồng,…
  • Nữ lang là cây ưa khí hậu ẩm mát ở vùng nhiệt đới núi cao. Hằng năm, cây mọc từ hạt được thấy vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè. Sang thu, sau khi quả già, toàn cây tàn lụi, hạt phát tán xung quanh gốc cây mẹ.
  • Nữ lang được xếp vào loại cây quý hiếm ở Việt Nam. Vài năm gần đây, cây đã được thu thập và trồng tại Trại thuốc Sa Pa – Viện dược liệu với kết quả tốt.

C. Bộ phận dùng

Rễ thu hái vào mùa thu, dùng tươi hoặc phơi khô

D. Thành phần hóa học

Rễ nữ lang có tinh dầu và mùi thơm đặc trưng của V.officinalis. Trên sắc ký khí lớp mỏng, với nhiều dung môi khác nhau, tinh dầu nữ lang cho nhiều vệt giống như vết ở tinh dầu V.officinalis (Đặng Hồng Vân và cs, 1973).

E. Tác dụng dược lý

  • Theo tài liệu nước ngoài, rễ nữ lang có tính chất giống như V. jatamansi và V. officinalis, đó là các tác dụng an thần, gây ngủ, giảm lo âu, giảm co thắt cơ trơn. Ngoài ra, cây còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, làm ra mồ hôi.
  • Để phần nào hiểu rõ tác dụng dược lý của nữ lang, xin giới thiệu sơ lược về tác dụng dược lý của V. officinalis để tham khảo.
  • Đối với hệ thần kinh, các loạt chất chiết được từ V. officinalis như valerenal, acid valerense và valeranon đều có tác dụng ức chế thần kinh trung ương.
  • Đối với hệ cơ trơn, thành phần tinh dầu của V. officinalis trên tiêu bản ruột thỏ cô lập có tác dụng đối kháng với co bóp do acetylcholine hoặc bari chlorid gây nên.
  • Đối với tim mạch, dạng chiết bằng ethanol của V. officinalis thí nghiệm trên mèo gây mê, mở lồng ngực, tiêm tĩnh mạch với liều 50mg/kg thể trọng có tác dụng làm tăng lưu lượng tuần hoàn mạch vành, giảm nhịp tim rõ rệt và gây hạ huyết áp trong thời gian ngắn.

F. Tính năng, công vị

Nữ lang có vị ngọt, đắng, tính bình, vào 2 kinh: tâm, can có tác dụng minh tâm, an thần, hoạt huyết, thông kinh

G. Công dụng

Cây nữ lang được nhân dân địa phương dùng làm thuốc an thần, giảm lo âu phiền muội, chữa mất ngủ, động kinh, đau dạ dày.

  • Khi dùng lấy 10g dược liệu hãm với 100ml nước sôi, để nguội, uống trong ngày.
  • Hoặc nghiền bột dược liệu thành bột uống mỗi này 1-4g.
  • Có thể thái nhỏ chiêu ngâm cồn 60 độ với tỷ lệ 1:5, ngày dùng 2-10g pha loãng.
  • Còn dùng dạng cao mềm, mỗi ngày 1-4g.

Ở Ấn Độ và Indonesia, rễ nữ lang là thuốc thay thế tốt cho V. officinalis dưới dạng rượu thuốc. Ngoài ra, ở Ấn Độ, nữ lang còn được dùng làm hương liệu, thuốc thơm tóc.

Ghi chú: V.officinalis trong y học hiện đại được dùng làm thuốc an thần, gây ngủ nhẹ, giảm đau, lợi tiểu, giảm co thắt, chữa hen. Ở Trung Quốc, V. officinalis phối hợp với ngũ vị tử mỗi vị 60g, ngâm rượu trắng 500ml trong 7 ngày. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5-10 ml chữa thần kinh suy nhược.

Sản phẩm chứa thành phần Nữ lang trên thị trường hiện nay

Sản phẩm Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh

 ✓ Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh là sản phẩm được chuyển giao độc quyền công nghệ chiết xuất của Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

✓ Thành phần chính từ các thảo dược đạt chuẩn GACP:

  • Sâm tố nữ
  • Hồng sâm
  • Nữ lang
  • Thiên môn đông
  • Nhung hươu

 ✓ Giúp bổ sung nội tiết tố tự nhiên an toàn và mạnh gấp 10.000 lần mầm Đậu nành

 ✓ Phù hợp với phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, thiếu hụt và suy giảm nội tiết tố nữ, có các biểu hiện: bốc hỏa, mất ngủ, lão hóa da

Nữ lang 2

Hình ảnh sản phẩm Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh

 

Sản phẩm Dễ ngủ Tuệ Linh

Sản phẩm Dễ ngủ Tuệ Linh đã được nghiên cứu khoa học lâm sàng, khẳng định chất lượng hiệu quả bởi các chuyên gia dược liệu Việt Nam.

Công dụng:

✓ Giúp dễ ngủ, ngủ ngon và sâu, mang lại giấc ngủ tự nhiên

✓ Giúp cơ thể thoải mái sau khi ngủ dậy

✓ Giảm lo âu căng thẳng thần kinh.

Nữ lang 3

Hình ảnh sản phẩm Dễ ngủ Tuệ Linh

Trên đây là một số thông tin về hình ảnh, liều lượng công dụng của cây Nữ lang. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về cây Nữ lang và các loại cây dược liệu khác bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 (miễn phí tư vấn) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

Từ khóa: nữ lang,

Dược liệu khác

Chân Danh

Long cốt

Táo ta

Giảo cổ lam

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Valeriana officinalis L.

Valeriana officinalis L. 1

1. Khu vực phân bố

  • Cây nữ lang được biết đến là một vị thuốc có tác dụng an thần điều trị mất ngủ rất hiệu quả,  ngày nay vị thuốc này còn được ứng dụng nhiều hơn trong Y học hiện đại bởi hiệu quả an thần, điều trị mất ngủ tiên tiến hơn các loại thuốc ngủ hiện nay, đặc biệt cách dùng cây nữ lang điều trị mất ngủ còn dùng được cho trẻ em (Bởi tính hiệu quả và sự an toàn của thuốc từ thảo dược mang lại).
  • Công dụng điều trị mất ngủ của nữ lang còn được so sánh ngang với vị thuốc Hoa tam thất (Một vị thuốc điều trị mất ngủ rất hiệu quả hiện nay).
  • Tại Pháp mỗi năm đất nước này tiêu thụ từ 100 đến 150 tấn rễ cây Nữ lang để làm thuốc thay thế các loại thuốc an thần.
  • Ở nước ta cây nữ lang thường mọc tại các dãy núi cao trên 1.000m  các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta như khu vực vùng núi cao Sapa của tỉnh Lào Cai, vùng núi cao của tỉnh Yên Bái, Lai Châu.

2. Bộ phận dùng

Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây nữ Lang là toàn bộ rễ và thân cây.

3. Cách chế biến và thu hái

  • Cây được thu hái vào thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm, bắt đầu từ mùa thu đến hết mùa đông. Đây là thời điểm rễ cây phát triển mạnh nhất và có dược tính cao.
  • Dân tộc Mèo đã biết đào cây này về trồng quanh nhà để làm thuốc.

4. Thành phần hóa học

Trong cây nữ lang có chứa nhiều tinh dầu, ngoài ra còn có 5-10% chất vô cơ, rất nhiều gluxit (tinh bột, sacaroza) các axit hữu cơ (ben­zoic, salixylic, cafeic, clorogenic), một ít lipit, sterol, tanin…

5. Tính vị

Cây có vị ngọt cay, tính ấm.

6. Công dụng của cây nữ lang

Cách đây hàng trăm năm dân tộc Mèo ở vùng cao Tây Bắc đã biết sử dụng cây Sì to (Nữ lang) làm thuốc an thần và điều trị bệnh mất ngủ. Ngày nay qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học đã chứng minh cây nữ lang có những công dụng chính như sau:

  • Tác dụng an thần, điều trị mất ngủ (Tác dụng này được phát hiện từ thế kỷ 18 do một thầy thuốc người Anh tìm ra).
  • Tác dụng chống co giật
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
  • Tác dụng giãn rộng, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành (Hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành, tim mạch, thiếu máu cơ tim)
  • Tác dụng bảo vệ tế bào gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B

7. Đối tượng sử dụng

  • Người bị mất ngủ (Dùng được cho trẻ nhỏ)
  • Người bệnh động kinh, co giật, loạn thần
  • Người bệnh viêm dạ dày
  • Bệnh nhân bị hẹp động mạch vành, các hội chứng bệnh tim mạch do tắc nghẽn mạch vành

8. Cách dùng, liều dùng

  • Điều trị mất ngủ: 10-15g cây nữ lang (Cây và rễ) sắc nước uống hàng ngày
  • Điều trị bệnh đau dạ dày: Rễ cây nữ lang sao khô tán thành dạng bột mịn, chiêu nước uống ngày 2 lần mỗi lần 4g.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, tăng cường sức khỏe: 10-15g cây nữ lang khô, 20g cây dong riềng đỏ khô sắc nước uống hàng ngày.

Dược liệu khác

Bình luận về bài viết

  1. Trường an đã bình luận

    02/06/2019 at 3:09 chiều

    Tôi muốn mua cây nữ lang bên trung tâm có bán không vậy ạ.

    Trả lời
    • Admin - 1800.6521 đã bình luận

      03/06/2019 at 8:27 sáng

      Bên mình không bán dược liệu này bạn nhé.

      Trả lời

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Cò ke

Cò ke

Cò ke - có tác dụng chữa ho, sốt rét, trị rối loạn tiêu hóa...
Ô Đầu và Phụ Tử

Ô Đầu và Phụ Tử

Ô đầu và phụ tử đều do rễ củ của một cây cung cấp, do chế bi...
Thanh cao hoa vàng

Thanh cao hoa vàng

Cây sống lâu năm. Mọc hoang thành từng đám ở vùng đồi núi ve...
Đậu mèo

Đậu mèo

Dây leo sống hàng năm, có thân khía dọc mang nhiều lông màu ...
Dương địa hoàng

Dương địa hoàng

Cây thảo lớn, sống 2 năm, cao 0,5-1,5m tạo thành trong năm đ...
Dưa gang tây

Dưa gang tây

Dây leo có thân hình 4 cạnh. Lá mọc so le, nhẵn, hình tim, d...

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu