Tên tiếng Việt: Ba chạc, Chè đắng, Chè cỏ, Dầu dấu, Hủ nậm, Thùa kheo, Bí ái đực, Chãng bax, Chung chơ lui (Bana), Ba gạc tắm ghẻ, Bẩu khôm, Lạc toọc (Tày), Co sam véng (Thái)
Tên khoa học: Euodia lepta (Spreng.) Merr.
Họ thực vật: Rutaceae
Công dụng: Chữa sốt, đái vàng, lợi kinh (Lá và cành non nấu uống). Ghẻ, mụn nhọt lở ngứa, chốc đầu (Lá nấu nước tắm). Phong thấp, đau nhức (Rễ, vỏ). Ở Trung Quốc, lá ba chạc được dùng chữa cảm cúm, viêm não, đột quỵ tim, viêm họng, sưng amygdal, viêm phế quản tích mủ, viêm gan; rễ chữa thấp khớp, đau dây thần kinh hông, đau lưng, ngộ độc lá ngón; dùng ngoài chữa eczema, viêm mủ da, trĩ.
Phân bố: Cây mọc tự nhiên khắp vùng trung du và miền núi của nước ta.
Mùa hoa quả: IV-IX