Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Mon, 22 Apr 2024 02:09:34 +0700 vi hourly 1 Trồng dược liệu Hoài sơn https://tracuuduoclieu.vn/trong-duoc-lieu-hoai-son.html https://tracuuduoclieu.vn/trong-duoc-lieu-hoai-son.html#respond Thu, 08 Apr 2021 03:55:26 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=54086 Hoài sơn (Củ mài) là cây phân bố ở cùng nhiệt đới. Ở Việt Nam có khoảng 30 loài, một số là cây trồng lấy tinh bột từ củ và hầu hết được dùng làm thuốc. Trong đông y Hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ và hơi có tính chất thu sáp, dùng trong những trường hợp ăn uống khó tiêu, viêm ruột kinh niên, di tinh, đi đái đêm, mồ hôi trộm, đi đái đường.

Trồng dược liệu Hoài sơn 1

Đặc điểm chung

Đặc điểm thực vật

  • Cây dây leo, thân nhẵn, hơi có cạnh và viền cạnh có màu đỏ.
  • Lá đơn mọc so le hay mọc đối hình tim dài, đầu nhọn, nhẵn, dài 8 – 10 cm, rộng 6 – 8 cm, gân lá 5 – 7, cuống lá dài 1,5 – 3,5 cm.
  • Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gồm nhiều hoa nhỏ, màu vàng, hoa đực và hoa cái khác gốc, cụm hoa đực dài 40 cm, cụm hoa cái cong dài 20 cm, bao hoa có 6 phiến dài bằng nhau, có 6 nhị.
  • Củ hình thành từ chùm rễ tia củ, hình trụ và có khía ở phía dưới, chiều dài củ 30 – 50 cm.

Giá trị làm thuốc

Bộ phận sử dụng: Bộ phận dùng là rễ củ.

Công dụng: Trong y học cổ truyền hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ, chữa tỳ vị hư nhược, ăn uống kém tiêu, chữa suy dinh dưỡng cho trẻ em, viêm ruột kinh niên, tiêu chảy lâu ngày không khỏi, phế hư ho hen, bệnh tiểu đường, di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, di niệu, thận suy, mỏi lưng đi tiểu nhiều, bạch đới, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm.

  • Ngày dùng từ 10g đến 20g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Kỹ thuật trồng trọt

Chọn vùng trồng

Hoài sơn có thể trồng ở miền núi, trung du và đồng bằng. Đất trồng cần màu mỡ, đất nhiều mùn, tầng canh tác dày 20 – 30 cm trở lên.

Chọn vùng trồng đất phù sa ven sông, đất cát pha và đất thịt nhẹ, pH 6,6 – 7,5. Không nên trồng ở đất thịt nặng, úng nước. Có thể trồng nơi có độ cao từ 100 – 800m so với mực nước biển. Nhiệt độ thích hợp 20 – 35oC, độ ẩm 80 – 95%.

Giống và kỹ thuật làm giống

Phương pháp nhân giống vô tính cho hệ số nhân giống cao nhất do đó trong thực tế người dân nên sử dụng phương pháp này.

Kỹ thuật làm giống:

  • Rễ củ được sử dụng để làm giống.
  • Khi thu hoạch, chọn củ có kích thước trung bình, vỏ nhẵn màu sáng, thẳng, không sâu bệnh để làm giống. Tốt nhất là dùng đoạn đầu rễ, nhưng cũng có thể sử dụng cả phần dưới (toàn bộ rễ củ) cắt thành những đoạn dài 5 – 6 cm chấm vôi hoặc tro ngay, để khô sau đó trồng ngay hoặc có thể đem ủ vào cát ẩm khi lên mầm đem trồng.

Cách ủ mầm:

Rải cát dày 2 – 3 cm xếp một lớp củ giống rồi phủ lên một lớp cát. Có thể xếp 2 – 3 lớp như vậy. Sau 7 – 10 ngày các đoạn rễ củ sẽ nảy mầm và đem trồng. Các đoạn đầu rễ nảy mầm nhanh hơn, nên xếp riêng để tránh gẫy mầm.

Thời vụ trồng

Thời vụ trồng hoài sơn tốt nhất vào tháng 2 – 3 (sau Tết âm lịch).

Kỹ thuật làm đất

  • Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, có thể khử trùng đất bằng vôi bột 130kg/ha.
  • Lên luống cao 30 – 35 cm, mặt luống rộng 50 – 60 cm. Bổ hốc 2 hàng so le và bón lót phân theo hốc.

Mật độ, khoảng cách trồng

  • Mật độ trồng: 110.000 cây/ha.
  • Khoảng cách trồng: 30 x 30 cm.

Mật độ, khoảng cách trồng 1

Phân bón và kỹ thuật bón phân

Phân bón và kỹ thuật bón phân 1

Thời kỳ bón

  • Bón lót (trước khi trồng): toàn bộ lượng phân hữu cơ (phân chuồng) + toàn bộ lượng phân lân supe + 30% đạm urê + 50% kali clorua, 30% NPK đầu trâu, trộn đều trong đất.
  • Bón thúc đợt 1: Sau trồng 3 tháng 50% đạm urê, 35% NPK đầu trâu.
  • Bón thúc đợt 2: Sau trồng 6 tháng toàn bộ lượng đạm urê, kali colorua và NPK đầu trâu còn lại.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Kỹ thuật trồng:

Cây giống đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng, tưới và giữ đủ ẩm cho đến khi hồi xanh. Sau khi trồng 15 – 20 ngày làm giàn cho cây. Giàn leo có thể làm kiểu mái nhà hoặc giàn thẳng.

Chăm sóc:

Vun xới làm cỏ đợt 2 sau khi trồng cây sau 1 tháng, ruộng luôn đảm bảo sạch cỏ dại, khi mưa xuống tháo nước kịp thời không để ngập úng. Làm cỏ kết hợp bón phân.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây hoài sơn ít bị sâu bệnh hại. Có thể có xuất hiện rệp, bọ xít nhưng về cơ bản không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường và năng suất của cây.

  • Cây hoài sơn rất dễ bị thối củ nếu ruộng trồng bị thấp và đất quá ẩm.
  • Đề phòng thối củ bằng cách chọn chân ruộng cao, quản lý lượng nước tưới vừa phải và thoát nước kịp thời khi mưa lớn.

Thu hoạch, sơ chế và bảo quản

Thu hoạch, sơ chế và bảo quản 1

Thu hoạch: Hoài sơn thu hoạch vào tháng 11 – 12 trong năm, khi cây tàn lụi tiến hành thu hoạch, cắt bỏ phần thân lá và đào lấy rễ củ. Cắt đầu rễ làm giống, phần còn lại đem chế biến. Tỷ lệ khô tươi khoảng 1:4, năng suất trung bình đạt 3 – 5 tấn củ khô.

Sơ chế: Đào lấy củ già rửa sạch gọt vỏ ngâm nước phèn chua để loại bỏ chất nhớt (10g phèn chua/1 lít nước) trong khoảng 2 – 4 giờ, vớt ra rửa sạch, cho vào lò sấy lưu huỳnh đến khi củ mềm. Phơi hay sấy cho se. Tiếp tục sấy lưu huỳnh 20 giờ. Phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 50oC đến 60oC đến khi độ ẩm không quá 12% là được.

Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh sâu, mốc, mọt.

Bạn đọc xem thêm: Ẩm thực dưỡng sinh từ củ Mài, vị thuốc Hoài sơn

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/trong-duoc-lieu-hoai-son.html/feed 0
Ẩm thực dưỡng sinh từ củ Mài, vị thuốc Hoài sơn https://tracuuduoclieu.vn/am-thuc-duong-sinh-tu-cu-mai-vi-thuoc-hoai-son.html https://tracuuduoclieu.vn/am-thuc-duong-sinh-tu-cu-mai-vi-thuoc-hoai-son.html#respond Mon, 19 Oct 2020 01:55:52 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=46459 Củ Mài có giá trị Y học và dinh dưỡng, mùi vị lại tương đối dễ chịu, dễ chế biến thành món ăn, từ bao đời nay đã là một loại thực phẩm – thuốc chữa bệnh không thể thiếu trong đời sống nhân dân ta

Ẩm thực dưỡng sinh từ củ Mài, vị thuốc Hoài sơn 1

Củ mài, Khoai mài – Dioscorea persimilis Prain et Burk

Công dụng củ mài

Củ mài hay còn gọi là Hoài sơn có công dụng:

  • Củ mài chứa nhiều tinh bột, dùng để chế biến món ăn.
  • Trong đông y hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ và hơi có tính chất thu sáp, dùng trong những trường hợp ăn uống khó tiêu, viêm ruột kinh niên, di tinh, đi đái đêm, mồ hôi trộm, đi đái đường.
  • Công năng, chủ trị: bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Chủ trị: kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.
  • Liều dùng ngày uống 10-20g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Món ăn từ củ mài

Không chỉ là vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong những thang thuốc bổ, Hoài sơn còn là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Dưới đây là một số công thức nấu ăn vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa hỗ trợ phòng và điều trị bệnh

1, Bún miến củ mài:

Củ mài tươi gạo vỏ, xát bột làm thành dạng sợi miến, mì để chế biến món ăn bình thường cho mọi lứa tuổi, đặc biệt người cao tuổi.

1, Bún miến củ mài: 1

2, Tụy lợn hầm củ mài

Củ mài 60g, tụy lợn 1 cái, tất cả thái lát hầm nhừ, thêm gia vị muối ăn. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.

3, Cháo củ mài

Củ mài 30g, gạo nếp 50g. Nấu cháo thêm đường trắng hoặc muối tùy ý. Dùng ăn quanh năm, ăn phụ sáng tối, ăn nóng cho các trường hợp tỳ vị hư, tiêu chảy, lỵ, khí huyết hư, chán ăn, táo bón.

3, Cháo củ mài 1

4, Rượu củ mài

Củ mài thái lát 250g, Thần khúc 250g, rượu 350-1 lít. Ngâm 10-15 ngày, mỗi ngày uống 10-20ml. Dùng cho chứng đau đầu chóng mặt.

5, Cháo củ mài Ý dĩ

Củ mài 30g, Ý dĩ 30g, Hạt sen bỏ tâm 15g, Đại táo 10 quả, Gạo tẻ 50-100g. Tất cả nấu cháo thêm đường, muối. Ăn khi đói, dùng trong trường hợp tỳ vị hư, ăn kém chậm tiêu, trướng bụng tiêu chảy, mệt mỏi toàn thân.

5, Cháo củ mài Ý dĩ 1

Nguồn: TS. Nguyễn Đức Quang (2019), Cây thuốc quý, số 303.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/am-thuc-duong-sinh-tu-cu-mai-vi-thuoc-hoai-son.html/feed 0
Đi tìm hoài sơn Việt An https://tracuuduoclieu.vn/di-tim-hoai-son-viet-an.html https://tracuuduoclieu.vn/di-tim-hoai-son-viet-an.html#respond Sun, 10 Jun 2018 20:20:08 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/di-tim-hoai-son-viet-an-463/ Đầu tháng 3 vừa rồi, báo Thanh Niên có loạt phóng sự điều tra vạch trần một quy trình chế biến củ Sắn (Khoai mì) thành vị thuốc “Hoài sơn” và đưa vào tiêu thụ trên thị trường Đông dược khiến dư luận hết sức bức xúc. Đây là hành vi gian lận thương mại bất chấp hậu quả, là tội lỗi độc ác làm tổn hại sức khỏe nhân dân, cần lên án và xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

Nhiều năm qua các Cơ quan truyền thông, các nhà quản lý và những người làm nghề Y Dược chân chính đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về vấn đề “Hoài sơn thật, Hoài sơn giả”. Hoài Sơn thật hay còn gọi là Củ mài, Khoai mài – Dioscorea persimilis, thuộc họ Củ nâu – DIOSCOREACEAE.

  • Khoai mài là dây leo, có 1-2 rễ củ mập, hình trụ hơi dẹt, thuôn dần về phía đầu như hình quả bầu, dài 30-50cm, có thể đến 1m, ăn sâu xuống đất. Thân cây nhẵn, hơi có cạnh, đôi khi có màu đỏ, có các củ nhỏ ở kẽ lá gọi là dái mài (thiên hoài).
  • Lá đơn, mọc so le hay đối, hình tim dài, đầu nhọn, nhẵn dài 8-10cm, rộng 6-8cm, gân lá 5-7cm, toả ra từ gốc, cuống lá dài 1,5- 3,5cm.
  • Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gồm nhiều hoa nhỏ, màu vàng, hoa đực và hoa cái khác gốc; bao hoa có 6 phiến dài bằng nhau; nhị 6; cụm hoa đực dài 40cm, cụm hoa cái cong, dài 20cm.
  • Quả nang có 3 cánh; khi quả khô cây không còn lá; hạt có cánh mỏng màu nâu xỉn.
  • Mùa hoa vào tháng 5-7, mùa quả vào tháng 11-3.

Đi tìm hoài sơn Việt An 1

Khoai mài có mọc hoang phổ biến ở miền Bắc và miền Trung nước ta. Còn phân bố ở Trung Quốc, Lào và Campuchia. Cũng được trồng nhiều ở đồng bằng để đáp ứng nhu cầu lớn về dược liệu; có thể trồng bằng gốc rễ hoặc dái mài về mùa xuân. Sau một năm đã có thu hoạch. Đào củ vào mùa thu – đông hay đầu xuân khi cây đã lụi, mang về rửa sạch, gọt vỏ cho – vào lò xông lưu huỳnh 2 ngày đêm, sau đó phơi sấy cho đến khô.

Tại Quảng Nam, vùng núi Việt An (nay thuộc xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) có loại củ mài mọc hoang là một sản vật nổi tiếng, được các thầy thuốc Đông y có uy tín như cố lương y Phan Hoàng (nhà thuốc Vạn Thảo), người ở xứ này, đã tìm kiếm, thu mua, chế biến thành vị thuốc Hoài Sơn, dùng làm thuốc thay thế vị Hoài sơn Bắc cho hiệu quả không hề thua kém. Thương hiệu Hoài sơn Việt An khá nổi tiếng, được giới Đông y – Dược Quảng Nam – Đà Nẵng rất tín nhiệm.

Các thập niên gần đây do cung không đủ cầu, nên nhiều nơi ngay cả ở Trung Quốc và Việt Nam vẫn chế biến Hoài sơn giả từ Củ cọc hay Khoai mỡ – Dioscorea alata, là loài cùng chi, cùng họ nên có ít nhiều tác dụng tương tự, tuy không bằng Hoài sơn chính hiệu.

Theo Đông y, Hoài sơn có tác dụng ích khí dưỡng âm, bổ tỳ phế thận. Chủ trị các chứng tỳ phế hư nhược, trị chứng tiêu khát thận âm hư, được dùng làm thuốc bổ ngũ tạng và chữa các bệnh như: Người có cơ thể suy nhược, bệnh  đường ruột, ỉa chảy, lỵ lâu ngày; bệnh tiêu khát (đái tháo đường); di tinh, mộng tinh và hoạt tinh; viêm tử cung (bạch đới); thận suy, mỏi lưng, đi tiểu nhiều, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm. Liều dùng 12-24g hay hơn, sắc uống hoặc tán bột uống. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Xem thêm:Ẩm thực dưỡng sinh từ củ Mài, vị thuốc Hoài sơn

Không yên tâm trước tình trạng chất lượng vị thuốc Hoài sơn trên thị trường, trong những năm đương chức Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, tôi đã nhiều lần về vùng Việt An vận động nhân dân trồng Củ mài, khôi phục thương hiệu Hoài sơn Việt An vang bóng một thời.

Một ngày giữa tháng ba vừa rồi, nghe lương y Diệp Chí Hùng, Chủ tịch Hội Đông y huyện Hiệp Đức cho biết đã có một hội viên ở Việt An bước đầu trồng thành công Củ mài núi tại vườn nhà. Tôi cùng Lương y Huỳnh Sự và Lương y Phan Công Tuấn (Bệnh viện YHCT Đà Nẵng), đã tìm đến nhà thầy thuốc trẻ Đào Bội Thiên và tận mắt nhìn thấy một số bao trồng Củ mài (kiểu mô hình trồng Gừng trong bao) để quanh vườn nhà được thu hoạch năng suất cao 3-4 kg/bao và đặc biệt việc dỡ bao lấy củ khá tiện lợi, không mất công đào như khi chúng mọc hoang hay trồng dưới đất.

Đi tìm hoài sơn Việt An 2

Chúng tôi suy nghĩ đây là một mô hình mới, cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, rất thích nghi với người dân và vùng đất trung du miền núi.

Vì vậy tôi muốn chia sẻ với Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Đức – tỉnh Quảng Nam, Hội Nông dân, Hội Làm vườn, Hội Đông y… nên nghiên cứu và nhân rộng trồng Củ mài núi tại các vườn nhà, hay hợp tác xã nuôi trồng để bào chế thành vị thuốc Hoài sơn đảm bảo chất lượng. Và cung ứng cho các cơ sở sản xuất thuốc, các thầy thuốc, lương y trong và ngoài tỉnh để phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội cho địa phương và khôi phục lại thương hiệu “Hoài sơn Việt An – Quảng Nam” có chỉ dẫn địa lý, giúp cho các thầy thuốc và người bệnh thoát khỏi vấn nạn mua nhầm Hoài sơn giả mạo như báo chí đã đưa tin.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/di-tim-hoai-son-viet-an.html/feed 0