Củ Mài có giá trị Y học và dinh dưỡng, mùi vị lại tương đối dễ chịu, dễ chế biến thành món ăn, từ bao đời nay đã là một loại thực phẩm – thuốc chữa bệnh không thể thiếu trong đời sống nhân dân ta
Củ mài, Khoai mài – Dioscorea persimilis Prain et Burk
Mục lục
Công dụng củ mài
Củ mài hay còn gọi là Hoài sơn có công dụng:
- Củ mài chứa nhiều tinh bột, dùng để chế biến món ăn.
- Trong đông y hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ và hơi có tính chất thu sáp, dùng trong những trường hợp ăn uống khó tiêu, viêm ruột kinh niên, di tinh, đi đái đêm, mồ hôi trộm, đi đái đường.
- Công năng, chủ trị: bổ tỳ, dưỡng vị, chỉ tả, sinh tân, ích phế, bổ thận, sáp tinh. Chủ trị: kém ăn, tiêu chảy lâu ngày, phế hư, ho suyễn, di tinh, đới hạ, tiêu khát.
- Liều dùng ngày uống 10-20g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Món ăn từ củ mài
Không chỉ là vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong những thang thuốc bổ, Hoài sơn còn là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Dưới đây là một số công thức nấu ăn vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa hỗ trợ phòng và điều trị bệnh
1, Bún miến củ mài:
Củ mài tươi gạo vỏ, xát bột làm thành dạng sợi miến, mì để chế biến món ăn bình thường cho mọi lứa tuổi, đặc biệt người cao tuổi.
2, Tụy lợn hầm củ mài
Củ mài 60g, tụy lợn 1 cái, tất cả thái lát hầm nhừ, thêm gia vị muối ăn. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.
3, Cháo củ mài
Củ mài 30g, gạo nếp 50g. Nấu cháo thêm đường trắng hoặc muối tùy ý. Dùng ăn quanh năm, ăn phụ sáng tối, ăn nóng cho các trường hợp tỳ vị hư, tiêu chảy, lỵ, khí huyết hư, chán ăn, táo bón.
4, Rượu củ mài
Củ mài thái lát 250g, Thần khúc 250g, rượu 350-1 lít. Ngâm 10-15 ngày, mỗi ngày uống 10-20ml. Dùng cho chứng đau đầu chóng mặt.
5, Cháo củ mài Ý dĩ
Củ mài 30g, Ý dĩ 30g, Hạt sen bỏ tâm 15g, Đại táo 10 quả, Gạo tẻ 50-100g. Tất cả nấu cháo thêm đường, muối. Ăn khi đói, dùng trong trường hợp tỳ vị hư, ăn kém chậm tiêu, trướng bụng tiêu chảy, mệt mỏi toàn thân.
Nguồn: TS. Nguyễn Đức Quang (2019), Cây thuốc quý, số 303.