Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Tác dụng của ba kích trong Đông Y như thế nào

Tác dụng của ba kích trong Đông Y như thế nào

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Trong Đông y ba kích là loại dược liệu vô cùng quý hiếm, điều trị các bệnh về sinh lý hiệu quả. Ba kích có tính ấm, vị hơi cay  vì thế tác dụng của ba kích còn: ôn thận, mạnh gân cốt, trợ dương, trừ phong thấp…Vậy thực hư về tác dụng của ba kích trong Đông Y là như thế nào? Dưới đây là những chia sẻ hữu ích về tác dụng của ba kích.

Tác dụng của ba kích trong Đông Y như thế nào 1
Tác dụng của ba kích trong các bài thuốc Đông Y như thế nào

Mục lục

  • Giới thiệu về ba kích
  • Tác dụng của ba kích trong Đông Y
    • Cách chế biến ba kích
    • Tác dụng của ba kích trong Đông y như thế nào?
  • Lưu ý khi dùng ba kích

Giới thiệu về ba kích

  • Ba kích là loại cây dây leo bằng thân quấn, sống được nhiều năm
  • Ba kích còn có tên gọi là Dây ruột già Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Ba kích thiên (Trung Quốc)…
  • Tên khoa học của ba kích Morinda officinalis stow. Cây thuộc họ cà phê (RUBIACEAE).
  • Cây ba kích mọc hoan ở các vùng trung du miền núi phía Bắc, mọc ở các bụi, dây leo chằng chịt
  • Cây ba kích gặp nhiều nhất ở nhiều nhất ở cá tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Giang, Lạng Sơn

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

Thành phần hóa học có trong củ ba kích

  • Củ ba kích có chứa các hoạt chất như: anthraglucozit, phytosterol, acid hữu cơ, đường, nhựa, 1 chút tinh dầu, và rất giàu Vitamin C.
  • Ba kích khô thì không có vitamin C.

Tác dụng của ba kích trong Đông Y

  • Trong đông y ba kích  nổi tiếng với thế mạnh về các bệnh sinh lý: Bổ thận tráng dương, cường gân cốt
  • Ba kích giúp tăng khả năng giao hợp; giúp cải thiện cuộc sống tình dục được viên mãn, tăng cường chức năng sinh lý nam giới, kéo dài thời gian quan hệ, tăng chất lượng tinh trùng
  • Hỗ trợ điều trị bệnh xuất tinh sớm ở nam giới
  • Trong Đông y, ba kích còn giúp cải thiện chứng đau mỏi gối, phong thấp đau nhức, tay chân bị lạnh.
  • Dùng ba kích giúp giảm tình trạng mất ngủ kéo dài, mệt mỏi
  • Giảm triệu chứng đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều, cải thiện tình trạng tử cung lạnh.

Cách chế biến ba kích

Chế biến ba kích khô

  • Dùng phần củ có đường kính từ 0,5cm trở lên
  • Phơi củ ba kích cho héo, sau đó dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp (lưu ý không đạp nát).
  • Sau khi đập bẹp ba kích lại tiếp tục phơi hoặc sấy khô đến khi ruột ba kích biến thành màu tím hoặc hồng tím
  • Cắt ba kích thành từng đoạn ngắn khoảng 10cm

Chế biến ba kích tươi

  • Rửa sạch củ ba kích và phơi ráo nước
  • Dùng dao nạy nhẹ vào thịt củ ba kích để lộ ra phần lõi
  • Dùng dao tách phần thịt và rút bỏ lõi.
  • Lõi ba kích bỏ đi, chỉ sử dụng phần thịt ba kích.
  • Thịt ba kích thường được dùng để ngâm rượu ba kích, dùng làm thuốc hoặc nấu trực tiếp với thức ăn.

Tác dụng của ba kích trong Đông y như thế nào?

Bài thuốc Đông y

1.Ba kích trị chứng thận hư, dương uý, di tinh:

  • Ba kích: 15g,
  • Thục địa: 15g ,
  • Sơn thù du: 12g,
  • Kim anh: 12g
  • Tất cả đem sắc nước uống.

Tác dụng của ba kích trong Đông y như thế nào? 1

Ba kích khô

2.Tác dụng của ba kích trị thận hư, di liệu, đi tiểu nhiều lần:

  • Ba kích 12g,
  • Sơn thù du 12g,
  • Thọ tu tự 12g,
  • Tang phiêu tiêu 12g.
  • Tất cả đem sắc hoặc tán bột uống.

3.Tác dụng của ba kích giúp bổ thận, tráng dương:

Chuẩn bị

  • Ba kích 30g,
  • Thịt trai 300g,
  • Gừng tươi,
  • Gia vị,
  • Nước đủ dùng.

Cách làm:

  • Thịt trai rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
  • Ba kích rửa sạch đã bỏ lõi.
  • Cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ,
  • Nêm gia vị vừa miệng là dùng được.
  • Có thể ăn cùng với cơm hoặc ăn không

4. Ba kích chữa đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối do thận hư, phong thấp

Chuẩn bị

  • Ba kích 50g,
  • Dâm dương hoắc 50g,
  • Kê huyết đằng 50g,
  • Đường phèn 30g,
  • Rượu trắng 750ml.

Chế biến

  • Đem tất cả các vị thuốc trên rửa sạch để ráo nước
  • Cho các nguyên liệu chuẩn bị vào bình, đổ rượu vào
  • Đậy nắp bình trong 1 tuần là dùng được.
  • Dùng uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.

Ngâm rượu ba kích

Tác dụng của ba kích khi ngâm rượu

  • Rượu ba kích loại cực tốt khi có màu đen tím, rượu đặc và sánh để có công dụng tốt nhất
  • Rượu ba kích là rượu ngâm với củ ba kích có tác dụng tốt với sức khỏe, nhất là sức khỏe sinh lý nam giới  chính vì vậy rượu ngâm ba kích là lựa chọn của rất nhiều quý ông.
  • Ba kích tốt nhất, đặc nhất là khi ngâm rượu tiết ra màu xanh đen, tím đen dù ba kích tím hay ba kích trắng ngâm rượu cũng ra màu như vậy

Xem thêm: Tác dụng bất ngờ của củ ba kích ngâm rượu

Rượu ba kích tươi

Cách làm:

  • Rửa sạch củ ba kích và  để ráo nước
  • Rút bỏ lõi củ ba kích chỉ lấy phần thịt
  • 2-3 kg ba kích ứng với 10 lít rượu ( rượu 40 độ trở lên)
  • Cho thịt củ ba kích vào bình chứa rồi đổ rượu nếp quê lên.
  • Đậy nắp để khô ráo khoảng 2 tháng sau có thể dùn được

Ngâm rượu ba kích khô :

Cách ngâm rượu ba kích khô thì cũng không khác cách ngâm rượu ba kích tươi nhiều.

  • Rửa ba kích khô và để ráo nước
  • Nhớ làm sạch ba kích và bỏ hết phần lõi
  • 1 kg ba kích khô ứng với 5-7 lít rượu( Rượu quê ngon 40 độ trở lên)
  • Ba kích khô cũng ngấm rượu nhanh hơn nên chỉ khoảng 50 – 60 ngày là có thể uống được.

Lưu ý khi dùng ba kích

Dù tác dụng của ba kích không thể chối cãi được tuy nhiên chúng ta nên chú ý dùng ba kích trong những trường hợp sau:

  • Những người bị táo bón không nên dùng ba kích.
  • Khi dùng rượu ba kích, mỗi ngày chỉ nê dùng 3-4 chén nhỏ trước bữa ăn, khi đi ngủ. Không nên dùng quá liều sẽ gây tiêu chảy và những nguy cơ không mong
  • Khi dùng ba kích không dùng kèm với thuốc tân dược và một số thuốc Đông dược như bột sắn dây (cát hoa)…
  • Trường hợp nhất thiết phải sử dụng thì trước đó cần dừng uống rượu bổ ít nhất là 24 tiếng để tránh tác dụng phụ.
  • Một số trường hợp không nên sử dụng ba kích khi mắc các bệnh sau: viêm gan, xơ gan, viêm dạ dày, viêm thận mạn, viêm ruột kết mạn, lao phổi, suy tim…
  • Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người đang khi đói không nên dùng ba kích.

Tác giả: admin - 18/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Chữa bệnh, làm đẹp bằng cách dùng hà thủ ô và mật ong

  • Hướng dẫn cách sử dụng Giảo cổ lam trong trị huyết áp cao

  • Ba kích ngâm rượu tại sao phải bỏ lõi

  • Đan sâm, vị thuốc bổ cho mọi nhà

  • Hình ảnh nhận dạng của nhung hươu

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Bình luận về bài viết

  1. Nguyen hao đã bình luận

    21/01/2021 at 11:36 sáng

    Tôi xin hỏi:khi ngâm rượu ba kích tím khô,ta có thể kết hợp với những loại dược liệu nào để có tác dụng tốt nhất cho bổ thận và tăng cường sinh lý nam

    Trả lời
    • Lê Đào đã bình luận

      22/01/2021 at 1:38 chiều

      Chào bạn! Dược liệu Ba kích bạn có thể ngâm riêng để được màu và mùi vị đặc trưng của rượu này. Vì Ba kích cũng có tác dụng rất tốt cho sinh lý.
      Bạn có thể ngâm thêm cùng dược liệu Đương quy, Ngưu tất, Sinh khương, Khương hoạt, Thạch hộc,…

      Trả lời

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑