Vì đâu các công trình nghiên cứu khoa học hiện đại trên thế giới và Việt Nam đều đưa ra các bằng chứng về việc xạ đen có tác dụng phòng và điều trị ung thư hiệu quả, trong khi người dân sử dụng lại kêu tiền mất tật mang, càng dùng càng tiến gần tới cái chết? Phải chăng có sự nhập nhèm, đánh lận con đen đang diễn ra ở đây?
Mục lục
Xạ đen – “Thần dược” nổi tiếng nhờ lăng xê
Dạo gần đây, xạ đen từ một cây dược liệu bình thường thì sau 1 thời gian lăng xê nhiệt tình của bà lang ở Hòa Bình thì nổi lên như một hiện tượng với khả năng đầy lùi bản án ung thư. Và thế là cả vùng quê bình yên bỗng dưng dậy sóng với dòng người ùn ùn đổ về mong một lần được “thần dược” giúp xóa tên khỏi căn bệnh của thời đại.
Không thể để tính mạng, sức khỏe của những người bệnh mang ra đánh cược trong ván bài không rõ đỏ đen như vậy, các nhà khoa học vào cuộc tìm ra sự thật. Người đầu tiên công bố các nghiên cứu về cậy Xạ đen là cố GS.TS Lê Thế Trung – nguyên giám đốc viện bỏng Quốc gia cho biết trước khi nghiên cứu thì ông phát hiện ra rằng, với tên gọi xạ đen thì hiện tại có rất nhiều cây mang tên gọi này, phổ biến và dễ nhầm lẫn nhất là 2 loại:
Đặc điểm | Loại 1 | Loại 2 |
Hình ảnh cây | ||
Tên khoa học | Celastrus hindsii Benth | Ehretia asperula Zoll. & Mor. – E. hanceana Hemsl. |
Tên tiếng Việt | Dây gối ấn độ | Dót |
Tên gọi khác | Thanh giang đằng, xạ đen châu Âu | |
Họ | Dây gối (Celastraceae) | Vòi voi (Boraginaceae) |
Công dụng được biết đến | Chữa viêm gan. Thuốc điều kinh, bế kinh, bệnh lậu (Rễ) | Cây được dùng chữa u bướu, ung nhọt (Lá) |
Phân bố | Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Cây mọc tự nhiên trong rừng thứ sinh, ở độ cao dưới 300 m. | Quảng Ninh (Vịnh Hạ Long), Hoà Bình (Mai Châu), Thanh Hoá (Ngọc Lặc), Nghệ An (Con Cuông) |
Mùa quả | 8-12 | 7-11 |
Hành trình đưa sự thật về “thần dược” xạ đen ra ánh sáng
Xạ đen châu Âu
Cố GS.TS Lê Thế Trung lựa chọn loại 1 với tên gọi Celastrus hindsii Benth (hay còn gọi là xạ đen châu Âu) để nghiên cứu. Kết quả cho thấy, loài cây này chứa 3 hoạt chất: Flavonoid; Quinon và Saponi Triterpenoid có tác dụng chống oxy hóa do gốc tự do gây nên, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, hóa lỏng để đào thải tế bào ung thư ra khỏi cơ thể và ức chế sự phát triển, di căn của tế bào ung thư ác tính.
Nghiên cứu của Viện Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội về tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa của xạ đen châu Âu (Celastrus hindsii)
Những nghiên cứu trên thế giới chứng minh công dụng phòng và điều trị ung thư của xạ đen châu Âu (Celastrus hindsii Benth)
Như vậy:
Xạ đen mà cố GS.TS Lê Thế Trung công bố là loài Celastrus hindsii (xạ đen châu Âu) – 1 loại xạ đen hiếm gặp ở Việt Nam. Nhưng sau khi kết quả nghiên cứu được công bố thì lập tức người ta gán cây Xạ đen Hòa Bình cũng có các công dụng này.
Nhờ “nghệ thuật marketing” bậc thầy của bà lang Hòa Bình mà cây xạ đen Hòa Bình trở nên nổi như cồn, khiến cho bất cứ thông tin nào được công bố đều mặc định là của cây xạ đen Hòa Bình.
Xạ đen Hòa Bình
Xạ đen Hòa Bình có tên khoa học là Ehretia asperula và chưa có công trình khoa học nào trên thế giới cũng như trong nước chứng minh tác dụng chữa ung thư của loài cây này. Đây được ví như một hành động “treo đầu dê bán thịt chó” cướp đi hi vọng cuối cùng của những bệnh nhân ung thư đang tuyệt vọng chờ chết.
Để làm sáng tỏ điều này, một lần nữa các nhà khoa học lại vào cuộc. Nghiên cứu của Tiến sĩ Hoa – Viện Hóa học – Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam đã khẳng định xạ đen Hòa Bình không có tác dụng trong việc điều trị ung thư.
- Nhưng những thông tin nghiên cứu về cây xạ đen Hòa Bình này lại không đến được với đông đảo người dân, khiến cho sự nhập nhèm về cây xạ đen vẫn tiếp tục diễn ra.
- Chỉ đơn giản search cụm từ “xạ đen Hòa Bình” thì gần như ngay lập tức nhảy ra 3.030.000 kết quả chỉ sau 0,57 giây với vô số quảng cáo chào mời “chính hãng” để lừa những người bệnh nhẹ dạ cả tin tiếp tục tiền mất, tật mang.
Hình ảnh cây xạ đen Hòa Bình (loài cây bị nhầm lẫn với xạ đen chuẩn châu Âu giúp điều trị ung thư)
Và vì không có tác dụng thật nên xạ đen Hòa Bình dù nổi lên nhanh chóng bởi tài biến hóa của chiêu trò marketing thì sau 1 thời gian dài khi rút lõi rất nhiều tiền của những người bệnh ung thư thì cũng đã chính thức bị tẩy chay, chìm xuồng.
Chỉ tiếc cho cây xạ đen thật với tên gọi Celastrus hindsii Benth (xạ đen châu Âu) – có các thành phần hóa học giúp phòng và điều trị ung thư rất tốt lại bị đánh đồng với loài xạ đen Hòa Bình, khiến bao công sức nghiên cứu của các nhà khoa học đổ sông đổ bể. Chính vì lý do đó mà Viện Dược liệu Trung Ương đã quyết tâm nhân giống lại loài xạ đen châu Âu.
Vườn nhân giống cây xạ đen Celastrus hindsii (Xạ đen châu Âu) của công ty TNHH Tuệ Linh tại Viện Dược liệu Trung Ương
Toàn bộ Xạ đen châu Âu được nhân giống tại viện Dược liệu Trung Ương được chuyển giao cho Công ty TNHH Tuệ Linh trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn Quốc tế GACP để làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh. Để tránh nhầm lẫn, người dân nên tìm kiếm các dược liệu theo tên danh pháp khoa học – tên duy nhất của cây được giới khoa học đặt tên và đã nghiên cứu công dụng như xạ đen chuẩn – Celastrus hindsii.
Một số trang tra cứu thông tin dược liệu uy tín đã được kiểm chứng có thể tham khảo như:
Một số hình ảnh cây Xạ đen châu Âu ngoài tự nhiên
Xạ đen thuộc loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành búi, thân cây dạng dây dài từ 3-10m, cành tròn. Lúc non có màu xám nhạt, sau chuyển sang màu nâu, về sau có màu xanh.
Chùm hoa ở ngọn hay nách lá, dài 5-10cm, cuống hoa 2-4mm, hoa mẫu 5 cánh, cánh hoa trắng. Hoa cái có bầu 3 ô.
Lá mọc so le, phiến lá bầu dục, hình xoan ngược, dài 7-12cm, rộng 3-5cm, dai, gân bên 7 đôi, mép có răng tháp, cuống lá 5-7mm.
Quả hình trứng, dài 1cm, khi chín có màu vàng và tách ra thành 3 mảnh, hạt có áo hạt màu đỏ hồng