Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Cách phân biệt Lá Ngón và Chè Vằng ngoài tự nhiên

Cách phân biệt Lá Ngón và Chè Vằng ngoài tự nhiên

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Chè Vằng là dược liệu quý có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tăng lượng sữa mẹ, ngăn ngừa nhiễm khuẩn sau sinh. Trong khi đó, Lá ngón được coi như một loại chất kịch độc có thể gây chết người. Tuy nhiên trong tự nhiên, Lá ngón có hình thái lá khá giống với Chè vằng. Do vậy, nếu chúng ta chưa có nhiều kiến thức để phân biệt có thể gây ra những sự nhầm lẫn đáng tiếc.

Mục lục

  • CHÈ VẰNG – Jasminum subtriplinerve
    • Mô tả
    • Công dụng
  • LÁ NGÓN – Gelsemium elegans
    • Mô tả
    • Công dụng
  • Nhân dân Việt Nam không dùng cây ngón làm thuốc
    • Triệu chứng khi ăn nhầm lá ngón
  • Một số hình ảnh cây Chè vằng (Quả, Hoa, Lá)

CHÈ VẰNG – Jasminum subtriplinerve

CHÈ VẰNG - Jasminum subtriplinerve 1

Mô tả

  • Cây chè vằng là một cây nhỏ, mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre hoặc bám vào các cây lớn.
  • Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, có thể vươn cao 1-1,5mm và vươn dài tới 15-20m, thân và cành đều nhẵn.
  • Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn dài 4-7,5cm, rộng 2-4,5cm, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên, trên có 3 gân rõ rệt. Cuống lá nhẵn, dài 3-12mm.
  • Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm (bằng hột ngô). Khi chín có màu đen, trong quả có một hạt rắn chắc. Mùa quả chín tháng 7-10

Công dụng

  • Chè Vằng có rất nhiều công dụng, chống nhiễm trùng, kháng khuẩn, lợi sữa, liền sẹo nhanh, ngăn ngừa thấp khớp, đau xương,… rất tốt cho phụ nữ sau sinh và người cao tuổi.
  • Chè Vằng có thể phơi khô hoặc để tươi rồi đun lấy nước uống đều được.

LÁ NGÓN – Gelsemium elegans

LÁ NGÓN - Gelsemium elegans 1

Mô tả

  • Cây lá ngón là một loại dây mọc leo, thân và cành không có lông, trên thân hơi khía dọc.
  • Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hay hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hay hơi tù, mép nguyên, bóng nhẵn, dài 7-12cm, rộng 2,5-5,5cm.
  • Hoa mọc thành xim ở đầu cành hay kẽ lá. cánh hoa màu vàng. Mùa hoa tháng 6-8-10.
  • Quả là một nang dài màu nâu hình thon dài 1cm, rộng 0,5cm. Hạt nhỏ, quanh mép có rìa mỏng màu nâu nhạt, hình thận

Công dụng

Nhân dân Việt Nam không dùng cây ngón làm thuốc

Triệu chứng khi ăn nhầm lá ngón

  • Đau bụng, buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi, bí đái, da lạnh, vã mồ hôi, yếu mệt cơ tay chân khó vận động, nặng liệt cơ hoàn toàn
  • Giãn đồng tử dẫn đến nhạy cảm với ánh sáng, chói mắt, sụp mi và liệt cơ hàm dưới dẫn đến đơ hàm dưới không khép được vào miệng.
  • Thở yếu, thở chậm dẫn đến suy hô hấp; nhịp tim chậm, huyết áp tụt có thể dẫn đến ngừng tim; tăng phản xạ gân xương, co giật.
  • Nạn nhân tử vong có nguyên nhân do liệt cơ, suy hô hấp và ngừng tuần hoàn.
Để phân biệt chè Vằng và lá ngón có rất nhiều cách, người ta có thể dựa vào đặc điểm thân cây, lá cây, hay thậm chí là màu sắc hoa

BẢNG PHÂN BIỆT CHÈ VẰNG VÀ LÁ NGÓN

Triệu chứng khi ăn nhầm lá ngón 1

Một số hình ảnh cây Chè vằng (Quả, Hoa, Lá)

Một số hình ảnh cây Chè vằng (Quả, Hoa, Lá) 1

Dạng thân bụi của chè vằng

Một số hình ảnh cây Chè vằng (Quả, Hoa, Lá) 2

Hoa chè vằng

Một số hình ảnh cây Chè vằng (Quả, Hoa, Lá) 3

Quả chè vằng

Một số hình ảnh cây Chè vằng (Quả, Hoa, Lá) 4

Lá chè vằng

Nguồn: Sưu tầm

Tác giả: Lê Đào - 10/10/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Nghiên cứu công dụng của cây thuốc dân gian – Bình vôi

  • Phân biệt ba kích tím và ba kích trắng dễ dàng

  • Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

  • Nghiên cứu điều trị bệnh viêm gan B bằng cà gai leo

  • Tinh dầu thực vật và những ứng dụng trong đời sống

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑