Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Nghiên cứu khoa học

Trang chủ » Nghiên cứu khoa học » Nghiên cứu thành phần hoạt chất của tỏi tía

Nghiên cứu thành phần hoạt chất của tỏi tía

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Từ lâu, Tỏi được biết đến là một gia vị thiết yếu trong các bữa ăn của người Việt. Bên cạnh đó, Tỏi còn là một vị dược liệu tốt có tác dụng phòng, điều trị bệnh tim mạch, ung thư, nhiễm trùng, xương khớp…

Nghiên cứu thành phần hoạt chất của tỏi tía 1

Hình ảnh củ Tỏi – gia vị của người Việt

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Tỏi chứa hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu khác như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,…

Tỏi có 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfide và ajoene. Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi.  Allicin không hiện diện trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân hoá tố anilaza, chất alliin có sẵn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao.

Nghiên cứu thành phần hoạt chất của tỏi tía 2

Sơ đồ chuyển hóa Alliin thành Allicin

Một ký tỏi có thể cho ra từ 1 đến 2 gam allicin. Allicin dễ biến chất sau khi được sản xuất ra. Càng để lâu, càng mất bớt hoạt tính.  Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất này.  Đun qua lò vi sóng sẽ phá huỷ hoàn toàn chất allicin.

Theo nghiên cứu, Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi trùng gram âm và gram dương như saphylococcus, streptococcus, samonella, V. cholerae, B. dysenteriae, mycobacterium tuberculosis.

Tỏi cũng ức chế sự phát triển của nhiều loại siêu vi như siêu vi trái ra, bại liệt, cúm và một số loại nấm gây bệnh ở da hoặc bộ phận sinh dục nữ như candida.

Liallyl sulfide không mạnh bằng allicin. Tuy nhiên, sulfide không hư hoại nhanh như allicin và vẫn giữ được dược tính khi nấu.  Giống như allicin, càng giã nhỏ càng sinh ra nhiều sulfide, nếu nấu nguyên củ tỏi sẽ không có hiệu lực.

Tỏi không chỉ có tác dụng kháng sinh, tác dụng trên hệ tim mạch mà còn có hiệu lực trên tế bào ung thư. Những nghiên cứu của Trung Quốc và Ý được phổ biến trong tạp chí British Journal of Cancer số tháng 3/1993 cũng cho biết tỏi có nhiều hoạt chất có thể ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại khối u ung thư.

Theo các nhà khoa học trường Đại học Pensylvania khả năng ngăn chặn khối u, ung thư của tỏi liên quan đến các hợp chất S-allyl cysteine, diallyl disulfide  và diallyl trisulfide. Một hoạt chất khác ít được nhắc đến là ajoene.  Ajoene cũng có tác dụng làm giảm độ dính  của máu.

Ngoài ra, tỏi còn có hàm lượng khoáng chất selenium, một chất chống oxy hoá mạnh làm tăng khả năng bảo vệ màng tế bào, phòng chống ung thư và bệnh tim mạch của tỏi.

Xem thêm: Ý kiến chuyên gia về tác dụng giảm mỡ gan nhờ tỏi tía

Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào 2 kinh Can, Vị.  Tỏi có tác dụng thông khiếu, giải phong, sát trùng, giải độc, tiêu nhọt, hạch.

Nguồn: Sưu tầm

Tác giả: admin - 11/10/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: allicin , tỏi

Bài viết liên quan

  • Tỏi tía – Theo góc nhìn khoa học

  • Nghiên cứu về allicin trong tỏi tía

  • Nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết tỏi (Allium sativum L.) Đối với E.coli gây bệnh và E.coli kháng ampicillin, kanamycin

  • Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết của lá và rễ non cây dứa dại ở Hội An

  • Nghiên cứu khoa học về cây giảo cổ lam

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu