Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Nghiên cứu khoa học

Trang chủ » Nghiên cứu khoa học » Nghiên cứu khoa học về cây giảo cổ lam

Nghiên cứu khoa học về cây giảo cổ lam

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Giảo cổ lam là một trong những dược liệu quý, có tác dụng ổn định đường huyết, huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng cường máu lưu thông, giúp dễ ngủ. Thảo dược này được sử dụng từ rất lâu đời ở các nước như Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam. 

Nghiên cứu khoa học về cây giảo cổ lam 1

Cây Giảo cổ lam

Mục lục

  • Mô tả
  • Nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và Cộng sự
  • Nghiên cứu của Viện dược liệu Trung ương và Hội đái tháo đường Thụy điển
  • Một số Nghiên cứu trên thế giới
    • Mở đầu
    • Mục tiêu của bài đánh giá
    • Nguyên liệu và phương pháp
    • Các kết quả

Mô tả

Cây Giảo cổ lam là một loài dược liệu có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, thuộc họ Cucurbitaceae (Bầu bí). Cây còn có tên là cây Cỏ Thần kỳ, Ngũ diệp sâm, cây Trường thọ.

  • Dạng cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá.
  • Cây đực và cây cái riêng biệt, lá khép kín hình chân vịt.
  • Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy.
  • Quả Giảo cổ lam khô hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen.

Năm 1976 Nhật Bản tình cờ phát hiện cây này khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên núi có tuổi thọ bình quân rất cao mà nguyên nhân là do người dân nơi đó thường xuyên uống cây này. Kể từ đó cây Giảo cổ lam được chú ý nghiên cứu kỹ lưỡng tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ…

Tại Việt Nam, Giảo cổ lam được GS.TS. Phạm Thanh Kỳ nghiên cứu từ năm 1997 (đề tài cấp Quốc gia mã số KC.07.03.03) và được Viện dược liệu Trung ương, Đại học Y Hà Nội kết hợp với Thụy Điển nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng hạ đường huyết.

Nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và Cộng sự

Đề tài cấp Nhà nước mang mã số: KC.10.07.03.03 do GS.TS.NGND. Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng trường đại học Dược Hà nội thực hiện từ năm 1997 đã đi đến kết luận sau:

  • Giảo cổ lamlàm hạ cholesterol toàn phần trong máu, làm tăng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u một cách rõ rệt.
  • Bệnh nhân uống Giảo cổ lam dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giảm béo phì, nhuận tràng, giúp tăng cường máu não mạnh (bệnh nhân hết đau đầu hoa mắt, chóng mặt), giảm các cơn đau tim.

GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự tại Hàn Quốc đã chiết tách được thành phần hoạt chất mới trong cây Giảo cổ lam Việt Nam (chưa từng được phát hiện và công bố trên thế giới) thử nghiệm trên khối u phổi, đại tràng, vú, tử cung, tiền liệt tuyến cho kết quả rất tốt. Hoạt chất mới này có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các tế bào ung thư nói trên đồng thời nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

Chia sẻ của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ:

https://tracuuduoclieu.vn/wp-content/uploads/2021/05/video-1-gs-ts-pham-thanh-ky-nghien-cuu-ve-giao-co-lam-va-che-day.mp4

Nghiên cứu của Viện dược liệu Trung ương và Hội đái tháo đường Thụy điển

Trong một nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học Việt Nam tại Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển về cây Giảo cổ lam Việt Nam đã tìm thấy một hoạt chất mới đặt tên là phanosid.

Chất này có tác dụng hạ đường huyết mạnh đồng thời kích thích tụy tăng tiết Insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin.

Phanoside với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất glibenclamide – thuốc chữa bệnh tiểu đường thông dụng. Đây là một tin vui cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Một số Nghiên cứu trên thế giới

  • Wang và cộng sự đã chứng minh Giảo cổ lam có tác dụng chống u rõ rệt, tăng cường miễn dịch.
  • Ji Lin và cộng sự chứng minh Giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu và bình ổn huyết áp.
  • Các nghiên cứu của Thái Lan chứng minh Giảo cổ lam tốt cho tim mạch, giảm béo.
  • Nghiên cứu của Ngoc Hieu Nguyen cùng cộng sự Hàn Quốc đã chỉ ra tác dụng dược lý của các chất Triterpenoids từ chi Gynostemma.

Triterpenoids từ chi Gynostemma : Hoạt động hóa học và dược lý – Journal of Ethnopharmacology Volume 268, 25 March 2021, 113574

Mở đầu

Loài G. pentaphyllum đã được sử dụng như một phương thuốc dân gian chữa nhiều bệnh, bao gồm bệnh đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa, lão hóa và các bệnh thoái hóa thần kinh ở Trung Quốc và một số nước ở Đông và Đông Nam Á. Nó được coi là “loại thảo mộc trường sinh bất tử” ở tỉnh Quý Châu, vì nó được người già bản địa tiêu thụ thường xuyên. Các loài khác cùng chi Gynostemma như G. longipes và G. laxum đã được sử dụng thay thế cho G. pentaphyllum trong y học dân tộc ở Việt Nam và các nước châu Á khác.

Mục tiêu của bài đánh giá

Đánh giá nhằm mục đích tóm tắt các kết quả nghiên cứu cập nhật về các loài Gynostemma , bao gồm cách sử dụng truyền thống, hồ sơ hóa thực vật, hoạt động dược lý và nghiên cứu độc tính, nhằm đề xuất định hướng nghiên cứu trong tương lai và các ứng dụng điều trị trên các bệnh cấp tính và mãn tính.

Nguyên liệu và phương pháp

Các tài liệu liên quan về chi Gynostemma được thu thập từ cơ sở dữ liệu thứ cấp (Web of Science và PubMed), sách và các trang web chính thức. Tài liệu mới nhất được trích dẫn trong bài đánh giá này được xuất bản vào tháng 2 năm 2020.

Các kết quả

Chi Gynostemma đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền, chủ yếu để điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, béo phì và nhiễm trùng gan. Cho đến nay, 328 saponin loại dammarane đã được phân lập và làm sáng tỏ cấu trúc từ các loài Gynostemma .

Các chất chiết xuất thô, các phân đoạn giàu saponin (gypenosit) và các hợp chất tinh khiết đã được báo cáo cho thấy một loạt các hoạt động dược lý trong cả thí nghiệm in vitro và in vivo.

Các kết quả 1

 

Các tác dụng dược lý đáng chú ý nhất của Giảo cổ lam là chống ung thư, bảo vệ tim mạch, bảo vệ gan, bảo vệ thần kinh, chống tiểu đường, chống béo phì và các hoạt động chống viêm.

Các nghiên cứu độc tính chỉ được thực hiện trên G. pentaphyllum, cho thấy rằng các chất chiết xuất từ thực vật tương đối an toàn trong các thí nghiệm độc tính cấp tính và dài hạn ở liều lượng nhất định trong khi không có nghiên cứu độc tính nào được báo cáo đối với các loài khác.

Xem thêm: Khảo sát hoạt tính sinh học cây Giảo cổ lam 

Tác giả: admin - 28/06/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Giảo cổ lam

Bài viết liên quan

  • Khảo sát hoạt tính sinh học cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum Thunb. Makino)

  • Tác dụng chống viêm cấp và mạn của hợp chất ent-7β-hydroxy-15-oxokaur-16-en-18-yl acetate từ khổ sâm cho lá

  • Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết của lá và rễ non cây dứa dại ở Hội An

  • Nghiên cứu thành phần hoạt chất của tỏi tía

  • Một số đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của cây Chè dây phân bố ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑