Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Phân biệt ba kích tím và ba kích trắng dễ dàng

Phân biệt ba kích tím và ba kích trắng dễ dàng

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Theo y học cổ truyền ba kích là một loại dược liệu quý hiếm thuộc top 10 loại cây thuốc nam quý hiếm cho người Việt mang lại nhiều công dụng và bảo vệ sức khỏe cho người dùng. Vậy đâu là cách đơn giản nhất, nhanh nhất để phân biệt  ba kích tím, ba kích trắng một cách dễ dàng để ta có thể sử dụng ba kích cho hiệu quả tốt nhất.

 Phân biệt ba kích tím và ba kích trắng dễ dàng 1
Hình ảnh cây ba kích

Mục lục

  • Trong tự nhiên có 2 loại ba kích
  • Công dụng của ba kích
  • Phân biệt ba kích tím và ba kích trắng
    • Ba kích tím
    • Ba kích trắng

Trong tự nhiên có 2 loại ba kích

  • Ba kích tím
  • Ba kích trắng

Ba kích tím có nhiều công dụng hơn và được nhiều người sử dụng hơn, chính vì vậy một số người đã lấy ba kích trắng giả làm ba kích tím để đánh lừa người tiêu dùng với những giới thiệu về công dụng vô cùng phong phú. Với mong muốn cung cấp các thông tin chi tiết cho khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm ba kích . Dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích về ba kích và phân cách nhận biết ba kích tím và ba kích trắng.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

Công dụng của ba kích

Trong Đông y, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Tác dụng của cây ba kích được giới thiệu như sau

  • Đầu tiên ba kích được biết đến với tác dụng vô cùng quý báu: Bổ thận, tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới.
  • Ba kích được dùng để kéo dài thời gian quan hệ, trị bệnh xuất tinh sớm.
  • Giúp cường gân cốt, khử phong thấp…
  • Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt với bệnh nhân tuổi già, những người suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ăn ngủ kém, tinh thần kém sắc
  • Ngoài ra ba kích còn giúp trị phong thấp, mỏi gối, làm giảm các triệu chứng đau khớp của các bệnh nhân đau khớp.
  • Cải thiện tình trạng tử cung lạnh, đau bụng dưới, kinh nghuyệt không đều, phụ nữ trong thời kì mãn kinh

Xem thêm: Tác dụng tuyệt vời của ba kích,  cây thuốc quý

Công dụng của ba kích 1
 
Phân biệt lõi ba kích tím và ba kích trắng

Phân biệt ba kích tím và ba kích trắng

Ba kích tím

Hình ảnh nhận dạng ba kích tím

Hình dáng cây- củ ba kích tím

  • Cây ba kích tím thuộc họ dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm
  • Lá cây dài, cuống lá ngắn. Lá có hình mác, hình thuôn hoặc hình bầu dục thuôn nhọn, lá mọc đối xứng, phiến lá cứng có nhiều lông ở mép và gân, lá cây khi già ít lông hơn có màu trắng mốc. Lá non mầm có màu xanh lục, khi già thì có màu trắng giống như mốc. Lá kèn mỏng ôm sát vào thân.
  • Cành ba kích non, có cạnh
  • Hóa cây ba kích mới nở có màu trắng, về sau chuyển sang màu vàng, hoa có chùm nhỏ thường tập trung thành tán ở đầu cành.
  • Quả cây ba kích hình cầu khi chín có màu đỏ cam

Màu sắc củ ba kích tím

  • Màu củ của cây ba kích tím: màu tráng xám
  • Thịt củ màu hanh tím. Củ già tím đậm hơn
  • Màu rượu khi ngâm: Tím than hoặc tím đậm.
  • Sau khi lấy phần thịt của ba kích tím thì phần lõi của ba kích tím đã già thường có gai nếu quan sát kỹ.
  • Đối với củ ba kích tím non khi bẻ đôi ra phần thịt vẫn có màu trắng do tinh chất chưa được hình thành đầy đủ. Tuy nhiên, nếu bạn bẻ đôi và mang đi phơi dưới nắng khoảng 30 phút thì phần thịt chuyển sang màu tím ngay lập tức

Tác dụng ba kích tím

Thông thường, ba kích tím được sử dụng nhiều hơn ba kích trắng vì có tác dụng tốt với sức khỏe và có nhiều tác dụng, công dụng hơn ba kích trắng

Xem thêm: Rượu ba kích tím có tác dụng gì với sức khỏe

Ba kích trắng

Hình ảnh nhận dạng ba kích trắng

Hình dáng cây- củ ba kích trắng

  • Cây ba kích trắng thuộc họ dây leo, thân quấn màu xanh
  • Thân hình trụ, đâm nhiều nhánh
  • Lá cây dài, cuống ngắn.
  • Cành cây ba kích non có nhiều lông, nhiều cạnh , thân già nhẵn lông.
  • Lá  mọc đối chéo, phiến lá có lông và màu tím, thon dài.
  • Hoa nhỏ li ti màu trắng ngà.
  • Qủa chín màu hồng. rễ có thịt dầy hình trụ tròn, cong, thành thành từng đoạn như ruột già, bên trong rễ có lõ.

Màu sắc củ ba kích trắng

  • Củ ba kích trắng có  màu trắng nhạt
  • Thịt củ màu trắng hoặc màu vàng nhạt
  • Màu rượu ngâm ba kích trắng: tím nhạt
  • Sau khi lấy phần thịt của ba kích trắng  thì phần lõi của ba kích trắng đã già thường không có gai như ba kích tím.

Tác dụng của ba kích trắng

Ba kích trắng vẫn có khá nhiều công dụng, tuy nhiên do tác dụng không tốt bằng ba kích tím nên người ta vẫn ưa chuộng dùng ba kích tím hơn

Xem thêm: Tác dụng của ba kích trong Đông Y như thế nào

Bài viết trên là toàn bộ thông tin giúp các bạn phân biệt được đâu là ba kích tím, đâu là ba kích trắng. Về hình ảnh cây ba kích cũng như củ và thành phẩm ba kích sau khi ngâm rượu, mong là sẽ giúp các bạn thêm những thông tin hữu ích để chọn lựa loại ba kích cần dùng.

Tác giả: admin - 18/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: phân biệt

Bài viết liên quan

  • Nghiên cứu công dụng của cây thuốc dân gian – Bình vôi

  • Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

  • Cà gai leo dại là gì, phân biệt cà dại với cà gai leo thật

  • Cách phân biệt Lá Ngón và Chè Vằng ngoài tự nhiên

  • Nghiên cứu thành phần hoạt chất của tỏi tía

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑