Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Theo các chuyên gia đông y ba kích được xếp trong nhóm thuốc bổ dương rất tốt cho sức khỏe, trong những năm gần đây loại cây này ngày càng được biết đến nhiều và được sử dụng phổ biến hơn với nhiều công dụng tuyệt vời. Nhưng không phải ai cũng am hiểu để nhận dạng đúng hình ảnh cây ba kích. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn thông tin về hình ảnh nhận dạng cây ba kích.

 Hình ảnh nhận dạng cây ba kích 1
Cây ba kích

Mục lục

  • Tên gọi khác cây ba kích
  • Mô tả hình ảnh nhận dạng cây ba kích
  • Phân bố
  • Tác dụng của cây ba kích
  • Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

Tên gọi khác cây ba kích

  • Cây ba kích hay còn có tên khoa học: Morinda officinalis stow
  • Cây ba kích hay còn gọi là cây ruột già, Chẩu phóng xì, ba kích thiên… là một loại dây leo thuộc họ Cà phê

Mô tả hình ảnh nhận dạng cây ba kích

  • Cây thuộc họ dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm
  • Lá cây dài 6-15cm, rộng 2,5-6cm, cuống lá ngắn. Lá cây có hình mác, hình thuôn hoặc hình bầu dục thuôn nhọn, lá mọc đối xứng, phiến lá cứng có nhiều lông ở mép và gân, lá cây khi già ít lông hơn có màu trắng mốc. Khi lá non mầm ba kích có màu xanh lục, kho già thì có màu trắng giống như mốc.. Lá kèn mỏng ôm sát vào thân.
  • Cành ba kích non, có cạnh
  • Hóa cây ba kích mới nở có màu trắng, về sau chuyển snag màu vàng, hoa có chùm nhỏ thường tập trung thành tán ở đầu cành.
  • Quả cây ba kích hình cầu khi chín có màu đỏ cam.
  • Mùa hoa nở tháng 5 tháng 6,
  • Mùa quả tháng 7-10

Phân bố

  • Cây ba kích  thường mọc hoang vùng trung du, miền núi các tỉnh phái bắc nước ta
  • Cây dây leo mọc thnahf bụi chằng chịt ở bờ, nuowng rẫy
  • Cây phân bố nhiều nhất ở các tỉnh: Quảng Ninh, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Giang, Lạng Sơn.
  • Hiện nay nước ta cũng đã nghiên cứu và trồng cây ba kích, cây trồng khoảng 3 năm là có thể thu hoạch rễ làm dược liệu.
  • Bộ phận sử dụng: Rễ, củ

Xem thêm: Kĩ thuật trồng cây ba kích

Tác dụng của cây ba kích

Theo đông y từ xa xưa ba kích có vị ngọt, tính ấm, khá tốt cho người già, nam giới, người ốm lâu không khỏi, cơ thể suy nhược và thường được sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.  Dưới đây là những tác dụng chính của cây ba kích mà không phải ai cũng hiểu biết.

Trị thận hư, đau lưng

Tác dụng của ba kích chính là thành phần dược lí của ba kích có tính ngọt, tính ấm vào kinh thận. Giúp ôn thận, tráng dương, cường tráng cân cốt, khử phong thấp

Trị huyết áp cao

Theo nghiên cứu của Đông y đã chữa 360 trường hợp bị huyết áp cao, thì kết quả thành công đạt tới 74% người đã thuyên giảm bệnh huyết áp cao, nhất là đối với phụ nữ bị cao huyết áp ở thời kỳ hết kinh, kết quả thấy rõ rệt.

Bổ thận, tráng dương

  • Từ lâu, ba kích đã được xem là phương thuốc thần kỳ dành cho các quý ông với công dụng bổ thận, tráng dương.
  • Đối với nhân nam bộ phận sinh dục không tốt, ba Kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu và thưa.
  • Ba Kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dầu nó không làm tăng đòi hỏi tình dục, không thấy có tác dụng kiểu Androgen.
  • Trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinh tương đối và suy nhược thể lực.

Trị đau nhức xương khớp, mỏi mệt ở người già

  • Với những người già, ăn ngủ kém, mệt mỏi gầy yếu, khi sử dụng ba kích trong 1 thời gian dài sẽ giảm các triệu chứng đau khớp.
  • Ba Kích có tác dụng tăng lực rõ rệt, thể hiện qua những cảm giác như đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực.

Ba kích nâng cao sức đề kháng

Dùng phương pháp gây nhiễm độc cấp bằng ammoni clorid trên chuột nhắt trắng với liều 15g/kg. Sản phẩm ba kích tím giúp nâng cao sức đề kháng, giảm hẳn các triệu chứng xấu do nhiễm độc cấp gây nên.

Một số công dụng khác

Ngoài các tác dụng như trên, ba kích còn có những tác dụng khác như: hỗ trợ điều trị liệt dương, lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh; trị bụng ứ kết lạnh đau…

Xem thêm: Tác dụng tuyệt vời của ba kích

Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

Hình ảnh nhận dạng cây ba kích 1
Lá cây ba kích

Hình ảnh nhận dạng cây ba kích 2
Hình ảnh thân, quả ba kích

 Hình ảnh nhận dạng cây ba kích 3
Thân cây ba kích

Hình ảnh nhận dạng cây ba kích 4
Quả cây ba kích

Hình ảnh nhận dạng cây ba kích 5

Củ, rễ ba kích tươi

Hình ảnh nhận dạng cây ba kích 6

Củ, rễ ba kích tươi cắt ngang

Hình ảnh nhận dạng cây ba kích 7

Hình ảnh củ cây ba kích khô

Giá trị của cây ba kích mang lại rất nhiều hiệu quả cho sức khỏe con người sử dụng mà chúng ta không tể chối cãi. Vì vậy  những hình ảnh nhận dạng cây ba kích trên đã giúp các bạn phận biệt được cây dược liệu ba kích thật sự chưa? Rất mong các bạn là người tiêu dùng thông minh đủ sáng suốt để tìm hiểu thông tin về cây ba kích và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình nhé.

Tác giả: admin - 18/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Ba kích , Tác dụng của ba kích

Bài viết liên quan

  • Những lưu ý khi dùng rượu ba kích

  • Mua củ ba kích tím ở đâu tin cậy nhất

  • Tác dụng của ba kích đối với sinh lý nam giới

  • Công dụng tuyệt vời của ba kích trong một số bài thuốc

  • Củ ba kích có tác dụng gì, những thông tin về củ ba kích

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑