Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Những lưu ý khi dùng rượu ba kích

Những lưu ý khi dùng rượu ba kích

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Rượu ba kích được phong là một trong những “biệt dược” mạnh mẽ trong chuyện phòng the và giúp nâng cao sức khỏe, bồi bổ cơ thể và điều trị chữa bệnh. Nhưng nếu sử dụng rượu ba kích tùy ý có thể đem đế nguy cơ tiềm ẩn nguy hại cho sức khỏe. Vậy phải dùng rượu ba kích sao cho đúng để tránh tác dụng không mong muốn, để tránh gây những nguy hại khó lường? Bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn.

Những lưu ý khi dùng rượu ba kích 1

Rượu ba kích

Mục lục

  • 1. Công dụng của ba kích
  • 2. Hình ảnh cây, củ ba kích
  • 3. Những lưu ý khi dùng rượu ba kích
    • 3.1. Ba kích khi ngâm rượu cần bỏ sạch lõi
    • 3.2. Sơ chế ba kích khi ngâm rượu
  • 4. Những đối tượng không nên dùng rượu ba kích

1. Công dụng của ba kích

Theo các chuyên gia đông y, củ ba kích tươi có chứa rất nhiều chất tốt cho sức khỏe như: acid hữu cơ, tinh dầu, đường, nhựa, anthraglucoside, phytosterol, vitamin C… Củ ba kích có rất nhiều công dụng như huyết áp cao, chống viêm trên mô, tăng sức đề kháng, hạ huyết áp, bổ thận, tráng dương, đỡ mệt mỏi, tăng cân, tăng cơ lực, giảm các triệu chứng đau khớp và tăng cường sức dẻo dai.

  • Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh dục không bình thường, hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới.
  • Đối với cơ thể những người tuổi già, mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt, thể hiện qua những cảm giác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực.

2. Hình ảnh cây, củ ba kích

  • Cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non mầu tím, có lông, phía sau nhẵn. Cành non, có cạnh.
  • Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng, dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, lúc non mầu xanh lục, khi già mầu trắng mốc. Lá kèm mỏng ôm sát thân.
  • Cụm hoa mọc thành tán ở đầu, hoa nhỏ, lúc non mầu trắng, sau hơi vàng, tập trung thành tán ở đầu cành, dài 0,3-1,5cm, đài hoa hình chén hoặc hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển không đều. Tràng hoa dính liền ở phía dưới thành ống ngắn.
  • Quả hình cầu, khi chín mầu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh.
  • Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-10.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

3. Những lưu ý khi dùng rượu ba kích

3.1. Ba kích khi ngâm rượu cần bỏ sạch lõi

Theo một số nghiên cứu cho rằng lõi của ba kích có chứa hoạt chất không tốt cho hệ tim mạch là chất rubiadin có tác dụng gây ức chế hệ tim mạch. Khi các chất này được dung nạp vào cơ thể người dùng sẽ có biểu hiện khó chịu, tim đập nhanh, mạnh. Do vậy mà khi ngâm rượu ba kích người ta sẽ thường bỏ lõi đi.

3.1. Ba kích khi ngâm rượu cần bỏ sạch lõi 1

Lõi ba kích có vị chát nên thường bỏ đi trước khi ngâm rượu

3.2. Sơ chế ba kích khi ngâm rượu

Khi chế biến, chúng ta có thể rửa sạch ba kích để ráo nước, và tiến hành bóc bỏ lõi, chỉ dùng phần thịt củ. Bạn có thể làm 1 trong 2 cách tách lõi ba kích như sau:

  • Cách 1: Đối với củ ba kích trồng ta sử dụng tay để bóc bởi vì nó khá mềm và chứa hàm lượng nước nhiều. Ta có thể chẻ dọc củ ba kích thành 2 phần, dùng tay kéo 2 phần thịt về 2 phía, sau đó là có thể dễ dàng loại bỏ phần lõi. Hoặc cũng có thể khi mua về thì đem phơi khô 2- 3 ngày để mất đi lượng nước rồi củ trở nên rất dẻo để dễ lấy phần lõi ra.
  • Cách 2: Cách thường được dùng đối với củ ba kích rừng vì nó thường cứng hơn nhiều so với ba kích trồng. Vì cứng nên khi lấy lõi bằng tay sẽ rất đau, và cũng không nên đem đi phơi vì ba kích rừng rất ít nước, nếu phơi khô thì phần thịt sẽ bám vào phần lõi rất chặt làm việc lấy lõi càng khó khăn. Vì những lí do đó, tốt nhất là nên đập để lấy lõi, khi củ ba kích rừng bị đập thì sẽ vỡ vụn không dính phần lõi.

Trước khi ngâm rượu cần để ráo nước hẳn, nếu sơ chế ba kích tươi dùng dao khía vào phần thịt củ ba kích để lộ ra phần lõi, dùng dao tách phần thị và buộc phải rút bỏ lõi chỉ lấy phần thịt.

Lưu ý:

  • Củ ba kích có 2 loại: ba kích trắng và ba kích tím.
  • Nhìn bề ngoài nếu không am hiểu khó lòng phân biệt được 2 loại ba kích, nhưng khi ngâm rượu, ba kích tím sẽ làm rượu chuyển màu tím sẫm. Còn ba kích trắng thì màu nhạt hơn.
  • Theo đánh giá, ba kích tím tốt hơn ba kích trắng.

Xem thêm: Phân biệt ba kích tím và ba kích trắng

4. Những đối tượng không nên dùng rượu ba kích

4. Những đối tượng không nên dùng rượu ba kích 1

Mặc dù ba kích có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người nhưng ba kích vẫn có những tác dụng phụ đối với một số trường hợp. Vì vậy để hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn khi dùng ba kích. Một số trường hợp sau tuyệt đối không nên sử dụng rượu ba kích:

  • Những nam giới mắc bệnh khó xuất tinh, tinh trùng kém tuyệt đối không nên dùng rượu ba kích.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú tốt nhất không nên sử dụng rượu ba kích. Hoặc trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

Rượu ba kích không nên dùng cho những người mắc bệnh lý nền như:

  • Những người có tiểu sử mắc bệnh tim mạch. Nếu lạm dụng dùng rượu ba kích bệnh tim mạch còn có nguy cơ tái phát cao, và làm bệnh trầm trọng hơn.
  • Người bị xơ gan, xơ gan, viêm dạ dày, viêm thận mạn, viêm ruột kết mạn, lao phổi, suy tim.. Trong rượu có ancohol – nguyên nhân gây xơ gan. Vì vậy, đối tượng này tuyệt đối không nên sử dụng rượu ba kích để tránh tác dụng phụ của ba kích tím.
  • Với những người mắc bệnh về đường tiêu hóa tuyệt đối không dùng rượu ba kích. Bởi rượu vốn là chất cồn có hại cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Nếu hệ tiêu hóa đã kém cộng thêm sử dụng rượu ba kích lâu dài sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Xem thêm: Tác dụng bất ngờ của củ ba kích ngâm rượu

 

Tác giả: admin - 17/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Ba kích , Tác dụng của ba kích

Bài viết liên quan

  • Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

  • Mua củ ba kích tím ở đâu tin cậy nhất

  • Tác dụng của ba kích đối với sinh lý nam giới

  • Công dụng tuyệt vời của ba kích trong một số bài thuốc

  • Củ ba kích có tác dụng gì, những thông tin về củ ba kích

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑