Ba kích là loại dược liệu quý hiếm mọc trong rừng, ngày nay củ ba kích tím được trồng khá nhiều và bán với giá khá cao. Vì vậy người tiêu dùng nên thông thái tìm hiểu mua củ ba kích tím ở đâu tin cậy nhất và biết cách chọn lựa củ ba kích tím chuẩn nhất.
Củ ba kích tím
Mục lục
Tìm hiểu về củ ba kích tím
- Ba kích có tên khoa học là Morinda officinalis Stow.
- Cây ba kích là loài cây dây leo thân quấn, thuộc cây sống lâu năm.
- Bộ phận được dùng làm thuốc là: rễ – củ ba kích.
Phân bổ củ ba kích tím
- Cây ba kích thường mọc ở vùng đồi núi thấp.
- Ở Việt Nam, cây ba kích phổ biến tại các tỉnh Tây Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang… Ngoài ra, ba kích cũng mọc nhiều ở các tỉnh như Kiên Giang, Quảng Nam, Đà Nẵng…
- Ngày nay do loại thảo dược này mai một đi nhiều, nên ba kích đã được nhân giống nuôi trồng rộng rãi ở nước ta.
Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây ba kích
Công dụng của cụ ba kích tím
Củ ba kích tím từ xa xưa được biết đến với rất nhiều công dụng khác nhau, được dân gian và các sách Đông Y lưu truyền:
- Củ ba kích tím có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý nam giới.
- Những người yếu sinh lý, xuất tinh sớm, khi sử dụng ba kích tím ngâm rượu giúp kéo dài thời gian quan hệ.
- Sử dụng của ba kích tím để điều trị thận hư, dương suy là một trong những đặc điểm chung của củ ba kích tím và củ sâm cau rừng trong điuề trị và hỗ trợ chữa bệnh.
- Với những bệnh nhân huyết áp cao, sử dụng củ ba kích tím có khả năng điều trị bệnh rất tốt bởi củ ba kích tím ngâm rượu giúp lưu thông huyết áp, ổn đình đường huyết rất tốt.
- Những người già đau lưng, mỏi gối, mắc bệnh phong thấp, tay chân hay bị lạnh, sử dụng củ ba kích tím giúp cải thiện rõ rệt tình trạng đau lưng mỏi gối, đánh bay triệu chứng phong thấp đau nhức, tay chân bị lạnh.
- Phụ nữ mắc chứng tử cung lạnh, đau bụng dưới sử dụng củ ba kích tím sẽ cải thiện tình hình.
- Củ ba kích tím giúp cải thiện tình trạng mất ngủ và trị chứng lãnh cảm.
Xem thêm: Tác dụng của ba kích cây thuốc quý
Tác dụng của củ ba kích tím với sức khỏe con người
Mua củ ba kích tím ở đâu tin cậy nhất?
Đây là sản phẩm thuốc đông y, dược liệu tự nhiên, tuy nhiên có nhiều nơi bán những ba kích tím giả, hay kém chất lượng mà bạn không biết được địa chỉ của người ta thì lúc xảy ra vấn đề gì thì lúc đó bạn biết kêu ai, tìm đến nơi nào. Chính vì vậy chúng tôi khuyên các bạn nên mua ba kích tím ở đâu có địa chỉ cụ thể rõ ràng.
Để chọn mua củ ba kích tím hoặc các loại dược liệu, các bạn nên tham khảo và lưu ý qua những kinh nghiệm mua bán cây dược liệu sau:
- Địa chỉ bán củ ba kích tím được cơ quan chức năng cho phép kinh doanh và hành nghề, các nhà thuốc đông y nếu ở gần nơi bạn sống.
- Mua củ ba kích tím tại các website tin cậy, và được quản lý bởi các bác sĩ, chuyên gia có kinh nghiệm.
- Mua củ ba kích tím ở những nơi mà bạn được tư vấn sử dụng củ ba kích tím, tốt nhất là các bác sỹ có chuyên môn.
Cách sử dụng ba kích
Chế biến ba kích
Ba kích tươi sau khi được đào lấy củ sẽ đem đi sơ chế trước khi sử dụng:
- Củ ba kích đem rửa sạch, để ráo nước.
- Sau khi ráo thì tiến hành rút bỏ phần lõi ba kích. Đây là bước quan trọng trong sơ chế ba kích tươi.
Cách rút lõi ba kích tím bằng tay
Cách rút lõi này thường được áp dụng với loại ba kích tím tự trồng. Ba kích tím được nhiều người tự trồng để có thể thu hoạch trong khoảng 3 – 4 năm. Do thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn nên củ ba kích thường nhỏ và mềm. Vì vậy người dùng có thể dễ dàng rút lõi ba kích tươi bằng cách dùng dao chẻ như sau:
- Cách 1: Chẻ dọc ba kích thành 2 phần, sau đó dùng tay bóc lấy phần thịt vỏ, loại bỏ phần lõi.
- Cách 2: Ba kích tươi sau khi rửa sạch đem đi phơi nguyên củ trong 2 ngày nắng. Sau đó người dùng có thể lột phần vỏ ba kích một cách dễ dàng.
Rút lõi ba kích bằng cách đập dập
Đối với loại ba kích mọc trong rừng thì việc rút lõi sẽ khó khăn hơn. Bởi ba kích mọc trong rừng thường cứng và khó lột vỏ để bỏ lõi. Vì vậy mà nhiều người áp dụng phương pháp đập dập ba kích rừng. Với cách này có thể bỏ lõi ba kích nhanh chóng vì khi đập sẽ tách được lõi và vỏ ngay.
Ngoài ra, ba kích tím rừng khi tươi rất cứng chứ không mềm và nhiều nước như ba kích tự trồng. Vì vậy không nên phơi ba kích rừng rồi mới rút lõi, điều này sẽ khiến lõi và vỏ thịt ba kích dính vào nhau.
Rút lõi củ ba kích theo cách công nghiệp
Cách dùng ba kích tím theo phương pháp công nghiệp áp dụng với số lượng ba kích lớn. Ba kích được hấp hơi sao cho mềm phần vỏ để có thể rút lõi dễ dàng hơn.
Cách sử dụng ba kích
Uống ba kích
- Củ ba kích tía ngâm với rượu nếp, để 1 tháng là dùng được. Rượu giúp con người ta cường gân cốt, bổ thận, tráng dương.
- Mỗi ngày người dùng nên sử dụng 100 – 150ml rượu ba kích. Không nên uống quá liều lượng bởi điều này sẽ gây tác dụng ngược lại. Sử dụng quá liều lượng dễ dẫn đến tình trạng khó xuất tinh, rối loạn cường dương.
Đối với các bài thuốc từ ba kích kết hợp với những vị thuốc khác trong Đông y, người dùng nên sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc. Không nên lạm dụng ba kích mỗi ngày hoặc sử dụng ba kích tùy tiện, bởi thảo dược trong Đông y có phát huy tác dụng hay không còn phụ thuộc vào cách dùng và cơ địa người dùng.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích khô
Chế biến thực phẩm
Ba kích nấu thịt trai
- Ba kích thiên 30g, thịt trai 300g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt trai rửa sạch, thái miếng. Ba kích rửa sạch.
- Cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn cùng với cơm. Món ăn có công dụng chữa trị liệt dương, giúp bổ thận dương.
Trà lá ba kích
- Lá ba kích 30g, đường đỏ. Lá ba kích rửa sạch, bỏ vào nồi, đổ vào 200ml nước.
- Dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó vặn nhỏ lửa nấu 5 phút, thêm chút đường đỏ vào là được. Uống thay trà. Công dụng: bổ can, thận, giảm huyết áp.