Củ ba kích được coi là đồ ngâm rượu rất quý báu và phổ biến ở nước ta. Bởi từ xa xưa y học cổ truyền đã sử dụng rễ của cây ba kích trong việc điều trị và chữa bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu củ ba kích có tác dụng gì và cách nhận biết cũng như sử dụng củ ba kích thế nào là tốt nhất. Sau đây là tất cả những thông tin về củ ba kích, củ ba kích có tác dụng gì mà các bạn có thể tham khảo.
Hình ảnh cây Ba kích
Mục lục
Tên gọi của cây ba kích
- Ba kích có tên khoa học: Morinda officinalis How
- Ba kích thuộc họ cà phê Rubiaceae. Ngoài ra cây ba kích còn có tên: ba kích thiên, cây ruột gà, chẩu phóng xì, thao tầy cáy, ba kích nhục, liên châu ba kích.
Giới thiệu cây ba kích
- Ba kích là loại cây thân thảo, dây leo, có thể sống lâu năm.
- Khi thân còn non có màu tím nhạt, có cạnh dọc thân, phủ lông mềm màu nâu vàng
- Lá đơn nguyên mọc đối chữ thập, dài từ 6-14 cm, rộng từ 2,5-6 cm, hình mác; lá lúc non có màu xanh, về già có màu trắng mốc.
- Hoa ba kích lúc đầu trắng sau vàng có từ 2 – 10 cánh hoa, 4 nhị.
- Quả hình cầu, khi chín màu đỏ.
- Mùa ra hoa khoảng tháng 5-6, quả chín tháng 12, thân nhiều đốt to 3-5 mm.
Hình dạng củ ba kích
Rễ củ soắn như ruột gà dài 15-20 cm, to 1 – 2 cm chia nhiều đoạn to thắt đều đặn.
Các loại củ ba kích
- Ba kích tím : củ có màu vàng sậm, thịt bên trong có màu hanh tím. Khi ngâm rượu làm cho màu rượu chuyển thành màu tím sậm.
- Ba kích trắng: Củ có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong có màu trắng trong, không có sắc tím. Khi ngâm rượu, rượu có màu tím nhạt.
Xem thêm: Phân biệt ba kích tím và ba kích trắng dễ dàng
Thành phần hóa học của củ ba kích
- Trong rễ ba kích chủ yếu có chất anthraglucozit, rất ít tinh dầu, chất đường, nhựa và axit hữu cơ. Trong rễ tươi có vitamin C, tuy nhiên trong ba kích khô không có vitamin C. Rễ ba kích là bộ phận có nhiều thành phần hóa học giúp cho Ba kích có nhiều công dụng đặc biệt.
- Anthraglucozit: Khi thủy phân anthraglucozit tạo thành hoạt chất anthraquinon là những dẫn chất của dixeton-anthraxen. Hoạt chất anthraquinon có tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa và giải độc, ích thận hay cường gân cốt. Ngoài ra hoạt tính anthraquinon còn có tác dụng giảm đâu, trị viêm da hay cầm máu, kháng khuẩn, bảo vệ gan và giảm cholesterol máu.
- Ngoài ra anthraquinon còn có tác dụng giảm đau, điều trị viêm da, ngăn ngừa tối đa sự xâm nhập của các độc tố, vi khuẩn. Tác dụng nhuận tràng, hạ hỏa, giải độc, hoạt huyết, tác dụng lợi mật, cầm máu, kháng khuẩn, lợi tiểu, bảo vệ gan và giảm cholesterol máu.
- Các axit hữu cơ (hay axit amin): Gentianine, Carpaine, Choline, Trigonelline, Diosgenin, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercetin, Luteolin. Đây là những axit rất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Các vitamin: B1, C.
Củ ba kích có tác dụng gì?
- Củ ba kích có vị cay ngọt, tính hơi ôn. Vào thận kinh. Có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp.
- Củ ba kích có tác dụng chữa dương ủy, phong thấp cước khí, gân cốt yếu, mềm, lưng gối mỏi đau.
- Trong nhân dân, ba kích được dùng phổ biến làm thuốc bổ, tăng lực. Y học đã nghiên cứu và điều trị thử nghiệm với nam giới có hoạt động sinh dục yếu, ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, đặc biệt đối với các trường hợp khả năng giao hợp yếu và thưa.
- Củ ba kích không làm tăng đòi hỏi tính dục, nhưng ba kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai; không thấy có tác dụng giống androgen trên lâm sàng.
- Ngoài ra củ ba kích không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinh tương đối nhẹ và suy nhược thể lực. Còn các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng không xuất tinh khi giao hợp, sử dụng ba kích chưa thấy kết quả.
- Củ ba kích có tác dụng rất tốt đối với người cao tuổi, những người thường có biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, ít ngủ, người gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên dùng củ ba kích thường xuyên sẽ có tác dụng giảm triệu chứng rõ rệt.
- Một số trường hợp có đau mỏi các khớp, ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt thể hiện qua những cảm giác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ngủ ngon, ăn ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân, tăng cơ lực. Còn đối với những người đau mỏi các khớp, sau khi dùng ba kích dài ngày giảm các triệu chứng đau mỏi.
- Củ ba kích giúp hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao, lưu thông huyết áp, ổn định đường huyết và rất tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao.
Dùng củ ba kích có nên bỏ lõi?
- Có rất nhiều thông tin trái chiều về lõi của củ ba kích, có những thông tin nói rằng lỗi củ ba kích không độc, không có tác dụng gì, nhưng có những thông tin nói lõi của củ ba kích độc nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây hại cho hệ tim mạch và những nguy cơ khác. Bởi theo nghiên cứu lõi ba kích có hoạt chứa hoạt chất Rubiadin và carbonhydrates.
- Rubiadin là chất gây ức chế hệ tim mạch khiến tim đập nhanh. Tuy trong lõi ba kích chỉ chứa hàm lượng nhỏ Rubiadin nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài, với số lượng nhiều sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tim mạch nói riêng, sức khỏe toàn cơ thể nói chung.
- Carbonhydrates khi đưa vào cơ thể sẽ chuyển thành đường glucose và khiến chỉ số đường huyết tăng cao khiến người dùng dễ mắc bệnh đái tháo đường hay các bệnh lý tim mạch.
Xử lý lõi ba kích như thế nào?
Khi sơ chế ba kích, tùy thuộc vào loại ba kích mà ta có cách xử lý riêng. Có 2 loại ba kích: ba kích rừng và ba kích trồng, nhất là ba kích rừng, phần thịt và lõi củ ba kích dễ dính chặt vào nhau và khó bóc tác. Do vậy, cần có kỹ thuật áp dụng riêng cho bỏ lõi ba kích trồng và ba kích rừng để tách lõi nhanh và hiệu quả nhất.
Xử lý bỏ lõi ba kích trồng
Phần thịt của ba kích trồng khá nhiều nước và dày nên việc bóc lõi sẽ dễ dàng hơn nếu bạn phơi héo ba kích dưới nắng. Ngoài ra, có thể chẻ đôi ba kích rồi bóc tách phần lõi và phần thịt dễ dàng.
Xử lý lõi ba kích rừng
Không nên áp dụng cách phơi héo vì thịt ba kích có thể dính chắc hơn vào phần lõi. Thay vào đó, nên cho củ ba kích lên thớt, dùng chày đập nhẹ tay vừa phải, đập bẹp củ ba kích, lúc này phần thịt sẽ rời ra khỏi lõi dễ dàng hơn.
Trong sản xuất công nghiệp, người ta thường hấp chín ba kích trước khi rút lõi, đây là cách chế biến cho ra sản phẩm ba kích khô. Tuy chúng cho ra thành phẩm đẹp mắt nhưng lại mất đi độ tươi ngon và hương thơm đặc trưng.
Một số cách dùng ba kích hiệu quả
Chế biến món ăn từ ba kích
1. Ba kích nấu thịt trai ( Hỗ trợ điều trị liệt dương, yếu sinh lý và bổ thận tráng dương)
- Ba kích thiên 30g, thịt trai 300g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt trai rửa sạch, thái miếng. Ba kích rửa sạch. Cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ, nêm gia vị vào là dùng được.
- Có thể ăn riêng hoặc ăn cùng với cơm.
2. Ba kích hầm đuôi lợn, đậu đen ( Tác dụng giúp bổ tì thận, sinh tinh)
- Đuôi lợn 50g, đỗ trọng 20g, ba kích, tục đoạn 20g, thung dung 20g, đậu đen 30g, gia vị vừa đủ. Đuôi lợn rửa sạch đem hầm với các vị thuốc trên nêm gia vị vừa dùng.
- Nên dùng dùng liên tục 7 – 10 ngày.
3. Cháo ba kích hầm thịt dê ( Có tác dụng bổ tì thận, sinh tinh)
Thịt dê 100g, ba kích khô 15g, gạo tẻ 150g. Thịt dê thái nhỏ ướp gia vị, ba kích buộc vào túi vải. Cho tất cả vào nồi hầm thành cháo, nêm gia vị là ăn được.
Trà ba kích
- Trà từ lá ba kích có tác dụng bồi bổ can, thận, giảm huyết áp
- Lá ba kích 30g, đường đỏ. Lá ba kích rửa sạch, bỏ vào nồi, đổ vào 200ml nước. Dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó vặn nhỏ lửa nấu 5 phút, thêm chút đường đỏ vào là được. Uống thay trà.
Sắc thuốc ba kích
Chữa cao huyết áp cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh:
- Tiên mao, Dâm dương hoắc, Ba Kích, Tử mẫu, Hoàng bá, Đương quy (mỗi vị 12g).
- Đổ 600 ml nước sắc còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày.
- Điều trị liên tục 3 tháng để cho kết quả tốt nhất.
Chữa chân gối tê mỏi ở người già yếu:
- Ba Kích 10g, Thục địa 10g, Nhân sâm 4g, Thổ ty tử 6g, Bổ cốt toái 5g, Tiểu hồi hương.
- Tất cả sắc với 600 ml nước còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày.
Rượu ngâm ba kích
Khi nhắc đến các bài thuốc từ ba kích không thể không nhắc tới rượu ba kích. Đây là phương pháp sử dụng củ ba kích có tác dụng tốt nhất, bởi nó phát huy được hết tác dụng của vị thuốc ba kích. Rượu ba kích có rất nhiều tác dụng, tác dụng tốt nhất là tăng cường chức năng sinh lý nam giới, bổ sung các khoáng chất thiết yếu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời giúp bổ thận tráng dương, kiện gân cốt, trị bệnh về sinh lý.
Xem chi tiết: Tác dụng bất ngờ của củ ba kích ngâm rượu
- Ba kích khô hoặc tươi rửa sạch, chế biến bỏ lõi chỉ dùng thịt ba kích
- Ngâm rượu ba kích theo tỉ lệ 1 kg ba kích tương đương với 2 – 4 lít rượu trắng
- Bỏ ba kích đã chuẩn bị như trên vào bình, chế phần rượu đã chuẩn bị và đậy nắp bình lại.
- Ngâm sau 60 ngày có thể sử dụng