Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Tiểu hồi

Tên tiếng Việt: Tiểu hồi, Tiểu hồi hương, Rau xứ nhì

Tên khoa học: Foeniculum vulgare Mill.

Họ: Apiaceae (Hoa tán)

Công dụng: Hạt chữa đau bụng do lạnh, hay do thận suy, đầy bụng, nôn mửa, ăn uống không tiêu, kinh nguyệt không đều, đau ngực, cảm cúm; ho gà.

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Bộ phận dùng
  • Nơi sống và thu hái
  • Tính vị, tác dụng
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp
  • Đơn thuốc

Mô tả

  • Cây thảo sống 2 năm hay nhiều năm cao 0,6-2m; rễ cứng, thân nhẵn, màu lục lờ, hơi có khía. Lá mọc so le, có bẹ phát triển; phiến lá xẻ lông chim 3-4 lần thành dải hình sợi. Cụm hoa hình tán kép mọc ở nách lá và ngọn cành; các tán hoa mang nhiều hoa nhỏ màu vàng lục. Quả nhỏ hình trứng thuôn, lúc đầu màu xanh lam, sau màu xanh nâu.
  • Hoa tháng 6-7; quả tháng 10.

Bộ phận dùng

Quả – Frutus Foeniculi, ta hay gọi là Tiểu hồi hương. Rễ, lá cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang ở vùng Địa Trung Hải. Thứ Tiểu hồi dịu (var. dulce) được trồng nhiều ở Italia và Pháp. Thứ Tiểu hồi đắng (var. piperita) được trồng nhiều ở Trung và Đông Âu, Nhật Bản, Ấn Độ. Ta nhập trồng và cây mọc tốt. Thường trồng bằng gieo hạt, trên luống cách nhau 15cm. Đến năm sau nhổ ra trồng thành hàng cách nhau 60cm. Ta thu hoạch quả chín trên những tán hoa trung bình chín trước tiên; người ta cắt khi chúng ngả màu nâu và để cho chín dần trong một nơi thoáng khí. Khi các tán còn lại ngả màu nâu, người ta thu hái toàn bộ, cột lại thành bó. Sau đó mới đập ra để lấy quả.

Tính vị, tác dụng

Hạt có vị cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng tán hàn chỉ thống, lý khí hoà vị. Thường sử dụng như thuốc bổ chung, kích thích giúp tiêu hoá, lợi tiểu, lợi sữa, điều kinh, làm long đờm, chống co thắt, nhuận tràng, trừ giun. Lá có tác dụng trị thương. Rễ lợi tiểu, làm ăn ngon, lợi trung tiện và điều kinh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

  • Tiểu hồi đã được sử dụng từ lâu đời. Người La mã đã dùng quả có tinh dầu thơm làm thuốc kích thích. Người Hy Lạp, người Ả Rập rồi nhiều nước khác đều có trồng.
  • Có một thứ Tiểu hồi dịu có cuống lá rộng, dày và nạc tạo nên những phần lồi dạng u ở gốc cây mà người ta dùng ăn như rau.
  • Người ta dùng hạt chữa đau bụng do lạnh, đầy bụng, nôn mửa, ăn uống không tiêu, đau bụng do thận suy, giảm niệu và sỏi niệu, thống phong, kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống kinh, đau ngực, cảm cúm, ho gà, đầy hơi, thiếu sữa, ký sinh trùng đường ruột và sốt rét cơn. Ngày dùng 4-8g, dạng thuốc sắc hay bột.
  • Rễ dùng làm thuốc thông tiểu tiện, chữa giảm niệu, sỏi niệu, viêm đường tiết niệu, thống phong, thống kinh. Ngày dùng 15-20g dạng thuốc chè hay sắc.
  • Hạt dùng ngoài làm thuốc hãm để rửa mắt sưng; lá giã đắp chữa căng vú, bầm máu, u bướu. Người ta cũng thường dùng dầu tiểu hồi, mỗi lần 1-5 giọt, ngày 2-3 lần.

Đơn thuốc

  1. Chữa đau bụng do thận suy:Bột Tiểu hồi 4g cho vào bầu dục lợn nướng chín, ăn ngày 1 cái, liên tục trong 7 ngày (Dược liệu Việt Nam).
  2. Chữa dịch sốt rét ác tính:hạt Tiểu hồi hương giã tươi vắt lấy nước cốt uống, hay tán bột hoặc sắc uống (Hành giản trân nhu).
  3. Chữa đau xóc dưới sườn:Tiểu hồi sao vàng 40g, Chỉ xác sao 20g tán bột uống mỗi lần 8g với rượu hoà thêm muối, ngày uống 2 lần (Nam dược thần hiệu).

Ghi chú:Người âm hư hoả vượng không dùng được.

Cập nhật: 13/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Cọ lùn – mô tả đặc điểm và công dụng nổi bật

Sâm cau

Cây Trương quân (Trung quân)

Thạch hộc tuyết mai

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑