Ba kích là loại dược liệu quý có vị cay ngọt, tính ôn. Đông y sử dụng rất nhiều loại dược liệu này để ngâm rượu, sắc thuốc điều trị bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết công dụng của ba kích trong các bài thuốc đó. Để tìm hiểu kĩ hơn về công dụng của ba kích, các bạn có thể tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Thông tin về ba kích
- Cây ba kích hay còn gọi với nhiều tên: ba kích thiên, nhàu thuốc, ruột gà…
- Cây là loài thực vật thuộc chi Nhàu, họ Cà phê.
- Cây mọc leo thành bụi ven rừng đồi núi có độ cao tuyệt đối dưới 500m
- Đây là loại cây dây leo sống nhiều năm, thân mảnh có lông mịn.
- Cây mọc leo thành bụi ven rừng đồi núi có độ cao tuyệt đối dưới 500m.
- Lá đơn nguyên mọc đối chữ thập, tạo thành các lóng thân dài từ 5–10 cm. Phiến lá hình bầu dục thuôn ngược, đầu là ngọn gấp, đuôi lá hình tim hoặc tròn, phiến lá lúc non màu xanh, già màu trắng mốc và khi khô có màu nâu tím. Mặt dưới phiến lá đếm có 8-9 cập gân thứ cấp.
- Hoa trắng sau chuyển vàng.
- Quả kép phủ lông, có màu đỏ khi chín. Rễ cây phình to.
Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây ba kích
Các công dụng của ba kích
- Công dụng đầu tiên của ba kích phải nhắc tới đó là tăng cao chất lượng chuyện phòng the. Mọi người coi ba kích như một loại thuốc bổ giúp tăng cường sinh lục phái mạnh. Tăng cao chất lượng tình dục nhất là ở nam giới. Ngoài ra nó còn cải thiện sinh lực, hỗ trợ các bệnh về sinh lý: Mộng tinh, di tinh, tinh trùng kém, tinh trùng ít, yếu, khó có con…
- Người cao tuổi sử dụng ba kích tím có thể cải thiện các chứng mệt mỏi, kém ăn, ngủ ít, tăng cường sức khỏe xương khớp, giúp tăng cân…
- Với Y học cổ truyền, ba kích có tác dụng ôn thận trợ dương, khử phong thấp hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp và làm mạnh gân cốt. Những người bệnh gân cốt yếu, lưng gối mỏi đau hay phong thấp cước khí thường được chỉ định vị thuốc này. – Người cao tuổi sử dụng ba kích tím có thể cải thiện các chứng mệt mỏi, kém ăn, ngủ ít, tăng cường sức khỏe xương khớp, giúp tăng cân…
- Ngoài ra, củ ba kích tím cũng có công dụng giảm đau, trị viêm, cầm máu, bảo vệ gan, giảm cholesterol máu, hạ huyết áp… do chứa nhiều anthraglucozit khi thủy phân sẽ tạo thành hoạt chất anthraquinon.
Công dụng tuyệt vời của ba kích trong một số bài thuốc
1. Bài thuốc trị chứng huyết áp cao
Chuẩn bị:
- Ba kích tím tươi: 12g
- Tiên mao: 12g
- Dâm dương hoắc: 12g
- Tri mẫu: 12g
- Hoàng bá: 12g
- Ðương quy: 12g,
Cách làm
- Tất cả các vị thuốc trên rửa sạch, đem sắc cùng 600ml nước.
- Đun cạn đên skhi còn 200ml chia thành 3 bát uống làm 3 lần/ ngày
- Điều trị bài thuốc này trong vòng 3 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt
2. Bài thuốc trị đau lưng, mỏi gối
Chuẩn bị:
- Ba kích tím: 12g
- Tục đoạn: 12g
- Bồ cốt chi: 12g
- Hồ đào nhục: 5 quả
Cách làm:
- Tất cả vị thuốc đã chuẩn bị trên đem rửa sạch
- Sắc cùng 500ml nước
- Đun nhỏ lửa và đổ ra 3 bát nước uống trong ngày
- Hoặc những vị thuốc trên đem tán bột uống với nước nóng
3. Bài thuốc trị chứng thận hư, dương uý, di tinh
Nguyên liệu
- Ba kích tím: 15g
- Thục địa: 15g
- Sơn thù du: 12g
- Kim anh: 12g
Cách làm:
- Các nguyên liệu trên đem sắc nước
- Đun lửa nhỏ liu riu chắt lấy 3 bát nước thuốc uống trong ngày
Tác dụng của ba kích tím với bệnh đua lưng, sinh lý, huyết áp
4. Bài thuốc trị thận hư, tiểu nhiều từ ba kích
Chuẩn bị
- Ba kích tím; 12g
- Sơn thù du: 12g
- Thọ tu tự: 12g
- Tang phiêu tiêu: 12g
Cách dùng : Sắc nước thuốc như những bài thuốc chữa trước hoặc tán bột uống
5. Bài thuốc chữa đau lưng tê mỏi ở người già
Nguyên liệu :
- Củ ba kích tím
- Xuyên tỳ giải
- Nhục thung dung
- Đỗ trọng
- Thỏ ty tử
Cách làm
- Tất cả nguyên liệu lấy lượng bằng nhau
- Đem tán nhuyễn
- Trộn với mật ong hoàn viên
- Ngày uống 2 lần với nước ấm
- Mỗi lần uống 8g
6. Bài thuốc rượu ngâm với công dụng của ba kích
Hỗ trợ điều trị liệt dương:
Chuẩn bị:
- Ba kích tím đã bỏ lõi: 40g,
- Thục địa, nhục thung dung, ngũ vị tử: 20g,
- Nhân sâm: 10g,
- 1 lít rượu trắng.
Cách chế biến:
- Các vị thuốc trên rửa sạch, sấy khô rồi cho vào bình ngâm với rượu trong vòng 1 tuần là có thể dùng được.
- Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.
Chữa đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối do thận hư, phong thấp
Chuẩn bị
- Ba kích tím tươi: 50g,
- Dâm dương hoắc: 50g,
- Kê huyết đằng: 50g,
- Đường phèn: 30g,
- Rượu trắng: 750ml.
Chế biến:
- Các nguyên liệu trên cho vào bình ngâm trong 1 tuần là dùng được.
- Dùng uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.
7. Món ăn từ ba kích
Tác dụng bổ thận, tráng dương:
- Ba kích
- Thịt trai 300g,
- Gừng tươi,
- Gia vị,
- Nước đủ dùng.
Cách chế biến
- Thịt trai rửa sạch, thái miếng.
- Củ ba kích tím tươi rửa sạch.
- Cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ, nêm gia vị là dùng được.
- Ăn cùng với cơm.
Nên xem: Cách ngâm rượu ba kích tươi thơm ngon nhất
Một số lưu ý khi dùng ba kích
Ba kích ngâm bao lâu thì tím và uống được?
- Thông thường, ba kích tím được đem ngâm rượu từ 2 – 3 tháng thì mới có thể dùng được. Đây là thời điểm ba kích có thể tiết ra các dược chất có trong thành phần của nó.
- Tuy nhiên nhiều người cho rằng rượu ba kích tím càng ngâm lâu càng tốt. Ngâm càng lâu dược chất tiết ra càng nhiều, hương vị rượu sẽ đậm đà, thơm ngon hơn. Bên cạnh đó, rượu ba kích ngâm lâu thì có màu sắc óng ánh, hấp dẫn, bắt mắt hơn.
- Vì vậy người dùng nên ngâm ba kích trong vòng 6 tháng trở lên. Có thể cho rượu ba kích hạ thổ để rượu ngấm và thơm hơn.
Không ngâm ba kích tím cả lõi?
- Phần vỏ thịt ba kích có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nam giới, đặc biệt là chức năng sinh lý.
- Phần lõi của ba kích không có tác dụng, thậm chí còn có thể gây liệt dương.
Ngoài ra, nhiều người sử dụng ba kích ngâm cả lõi thường gặp phải triệu chứng tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi, dễ say. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, người dùng nên loại bỏ phần lõi ba kích.
Đối tượng không nên uống ba kích tím:
Một số đối tượng không nên uống ba kích tím như:
- Những người mắc các bệnh về gan, phải kiêng rượu thì không nên uống rượu ba kích.
- Nam giới mắc chứng khó xuất tinh. Bởi nếu sử dụng ba kích trong trường hợp này sẽ gây rối loạn cương dương, tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Nữ giới đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mắc chứng rong kinh, kinh nguyệt đến sớm.
- Những người âm hư quá vượng, mắc chứng đại tiện táo bón thì không nên dùng.
Nguồn: Sưu tầm