Cây ba kích một trong những loại dược liệu quý nằm trong danh sách những loại dược liệu cần được chăm sóc và bảo tồn. Ngày nay do việc sử dụng cây ba kích được nhiều người ưa chuộng, nên việc phát triển, bảo tồn giống cây thực sự quý. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta có quy trình kĩ thuật trồng cây ba kích – một loại dược liệu, loại thuốc của mọi nhà.
Hình ảnh cây ba kích
Mục lục
Giới thiệu về cây ba kích
Mô tả hình ảnh
- Cây ba kích có tên thường gọi: mã kích, dây ruột gà). Tên khoa học là Morinda officinalis How, thuộc họ Cà phê – Rubiaceae.
- Cây ba kích là loại cây thân cỏ, dây leo màu xanh, thân hình trụ, nhiều nhánh. Cành cây non có nhiều lông, thân già nhẵn lông. Lá mọc đối chéo, phiến lá có lông và màu tím, thon dài. Hoa nhỏ li ti màu trắng ngà. Có qủa chín màu hồng. rễ có thịt dầy hình trụ tròn, cong, thành thành từng đoạn như ruột già, bên trong rễ có lõ.
Phân bố sinh thái
- Cây ba kích mọc nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn…
- Ba kích là loài cây ưa ẩm và ưa ánh sáng, hơi chịu bóng khi còn non, thích hợp với khí hậu nhiệt đới mưa mùa, phát triển tốt trên vùng đất ẩm mát và thoát nước tốt.
- Cây thích hợp với đất nhiều mùn, tơi xốp (đất feralit đỏ vàng và đất feralit giầu mùn trên núi). Cây không nên trồng ở những nơi đất úng, bí chặt và không thoát được nước.
Bộ phận sử dụng: Rễ, củ
Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây ba kích
Tác dụng của cây ba kích
Cây ba kích có tác dụng sử dụng và giá trị rất lớn trong điều trị các bệnh:
- Trị thận hư, đau lưng
- Bổ thận, tráng dương, tốt cho sinh lí, mạnh gân cốt
- Đau nhức xương khớp, mỏi mệt ở người già
- Ba kích nâng cao sức đề kháng
Ngoài ra cây ba kích được dùng làm thuốc có tác dụng bổ trí não, trợ dương, ích tinh, mạnh, lưng gối mỏi, tê bại, phong thấp, thần kinh suy nhược, mất ngủ, tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều, bị trúng phong, ho suyễn, chóng mặt, …
Xem thêm: Tác dụng tuyệt vời của ba kích
Kĩ thuật trồng cây ba kích
Thời vụ gieo trồng
Trồng vụ xuân hoặc thu
- Vụ Xuân trồng khoảng tháng 3 – 4.
- Vụ Thu: trồng khoảng tháng 8 – 9.
Chọn giống
Hạt ba kích gieo trong bầu đất
- Lấy hạt giống từ những cây 5 tuổi trở lên
- Chọn quả chín đỏ
- Đem ủ cho chín nhũn ra, đem chà sát và rửa sạch, đãi lấy hạt rồi đem phơi khô
- Gieo hạt trên khay cát hoặc gieo trực tiếp trên luống cách nhau 15cm rồi lấp kín lại
Tạo cây con từ hạt
- Lấy giống hạt giống những cây từ 5 tuổi trở lên, chọn quả chín đỏ lấy về ủ vài ngày cho chín nhũn rồi đem chà xát và rửa sạch, đãi lấy hạt phơi khô, gieo hạt trên khay cát hoặc trên luống theo rạch cách nhau 15cm, hạt dày 3-5cm lấp đất kín lại
- Nhớ phủ rơm và tưới nước cho đủ ẩm
Hoặc
Gieo hạt thẳng vào bầu có thành phần 78% đất mặt tốt với 20% phân chuồng hoai mục và 2% Supe lân theo khối lượng.
Chuẩn bị cây giống con từ hom:
- Lấy hom từ cây mẹ 3 năm tuổi trở lên, đoạn từ gốc đến hết phần bánh tẻ của thân, chọn cắt thành từng đoạn dài 25-35cm, to trên 3mm, có từ 1-3 lóng gồm 2-4 mắt, cắt bỏ bớt lá, ươm hom vào bầu hay trên luống đã chuẩn bị sẵn theo rạch, cắm hom sâu 7-10cm, rạch nọ cách rạch kia 20-30cm.
- Che bóng và tưới nước ẩm thường xuyên, sau 20-25 ngày hom ra rễ và nảy chồi.
- Cây chồi non đạt chiều cao 20-25cm, có 5-6 cặp lá trở lên và bộ rễ đã ổn định có thể bứng đem trồng.
Chú ý khi trồng cây ba kích
- Trồng vụ xuân cây giống non đảm bảo trên 6 tháng tuổi
- Trồng vụ thu, cây giống non đảm bảo từ 10-12 tháng tuổi
Chuẩn bị hố trồng
- Nếu trồng vụ xuân( tháng 3-4) : Chuẩn bị hố trồng khoảng tháng 1,2
- Nếu trồng vụ thu( tháng 8-9): chuẩn bị hố trồng tháng 6,7
- Phát dọn quanh hố trồng, để lại chỗ chừa để làm giá đỡ cho ba kích bám leo,
- Hố đào để trồng cây ba kích cần kích thước 40 x 40 x 40cm, bón lót 3-5kg phân chuồng hoai và 0,2kg supe lân mỗi hố.
- Khoảng cách giữa các hố 1,5 x 1,5m hay 1 x 2m.
- Trồng cây ba kích thành luống và được mắc giàn leo
Cách trồng cây ba kích
- B1: Chọn thời điểm trời mát hoặc có mưa nhỏ vụ xuân thu để trồng ba kích
- B2: Trộn phận với đất đều nhau trồng mỗi hố đã chuẩn bị như trên 1 cây
- B3: Xé bỏ bầu, lấp kín đất, nén chặt vừa phải xung quanh gốc
- B4: Phủ rơm rạ lên kín miệng hố để giữ ẩm và hạn chế vỏ
Chăm sóc cây ba kích
- Khi ba kích vươn cao, cần cắm que làm giá thể cho cây leo.
- Khi cây trồng đã phát triển ổn định, kiểm tra để dặm lại những cây bị chết,
- Làm cỏ sạch sẽ để cây đủ dinh dưỡng phát triển
- Xới đất quanh gốc và bón thúc theo định kỳ,
- Chăm sóc theo dõi thường xuyên để phòng trừ sâu bệnh và bảo vệ cây trồng
- Tưới thường xuyên để cây đủ độ ẩm và phát triển tốt
Thu hoạch ba kích
Ba kích được thu hoạch thường sau 3 năm trồng hoặc lâu hơn tùy theo năng suất, càng để lâu càng cho năng suất và chất lượng tốt hơn
- Đào củ
- Rửa sạch
- Phơi nắng nhẹ hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp cho đến thật khô
Bảo quản:
Bao gói kỹ để giữ hương vị, cất trữ nơi khô ráo, thoáng mát.
Cách sử dụng cây ba kích
Ba kích nấu thịt trai
Ba kích thiên 30g, thịt trai 300g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt trai rửa sạch, thái miếng. Ba kích rửa sạch.
Cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn cùng với cơm. Món ăn có công dụng chữa trị liệt dương, giúp bổ thận dương.
Trà lá ba kích
Lá ba kích 30g, đường đỏ. Lá ba kích rửa sạch, bỏ vào nồi, đổ vào 200ml nước.
Dùng lửa lớn nấu sôi, sau đó vặn nhỏ lửa nấu 5 phút, thêm chút đường đỏ vào là được. Uống thay trà. Công dụng: bổ can, thận, giảm huyết áp.
Rượu củ ba kích
Mang củ ba kích tía ngâm với rượu nếp, để 1 tháng là dùng được. Rượu giúp con người ta cường gân cốt, bổ thận, tráng dương.
Xem đầy đủ: Cách ngâm rượu ba kích tươi chuẩn tại nhà
Ba kích hầm đuôi lợn, đậu đen
Đuôi lợn 50g, đỗ trọng 20g, ba kích, tục đoạn 20g, nhục thung dung 20g, đậu đen 30g, gia vị vừa đủ.
Đuôi lợn rửa sạch đem hầm với các vị thuốc trên nêm gia vị vừa dùng. Dùng liên tục 7 – 10 ngày. Công dụng: bổ thận, sinh tinh.
Cháo ba kích hầm thịt dê
Thịt dê 100g, ba kích khô 15g, gạo tẻ 150g. Thịt dê thái nhỏ ướp gia vị, ba kích buộc vào túi vải.
Cho tất cả vào nồi hầm thành cháo, nêm gia vị là ăn được. Món cháo có công dụng bổ tỳ thận, sinh tinh.