Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Nghiên cứu công dụng của cây thuốc dân gian – Bình vôi

Nghiên cứu công dụng của cây thuốc dân gian – Bình vôi

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Mục lục

  • Nhận biết hình ảnh cây Bình vôi
  • Thành phần và cách chế biến củ bình vôi làm thuốc
  • Tác dụng của củ bình vôi
    • Tác dụng của củ bình vôi chữa mất ngủ
    • Tác dụng của củ bình vôi chữa bệnh rối loạn tiêu hóa
    • Tác dụng của củ bình vôi hỗ trợ điều trị bệnh gút (gout)
    • Củ bình vôi có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị co giật, động kinh

Nhận biết hình ảnh cây Bình vôi

Dây leo, thường xanh, sống lâu năm, dài 2-6 m. Thân nhẵn, hơi xoắn vặn.

  • Rễ củ to, có thể nặng đến 50 kg, vỏ ngoài xù xì, màu nâu đen.
  • Lá mọc so le, có cuống dài dính vào trong phiến khoảng 1/3, phiến lá mỏng, gần hình tròn có cạnh hoặc tam giác tròn, gân lá xuất phát từ chỗ dính ở cuống lá, hình chân vịt, nổi rõ ở mặt dưới lá, 2 mặt nhẵn, mép hơi lượn sóng.
  • Cụm hoa mọc thành xim tán ở kẽ lá hoặc những cành già đã rụng lá; hoa đực và hoa cái khác gốc; hoa đực có 5-6 lá đài; 3-4 cánh hoa màu vàng cam, nhị 3-6, thường là 4; hoa cái có 1 lá đài, 2 cánh hoa, bầu hình trứng.
  • Quả hạch, hình cầu, hơi dẹt màu đỏ khi chín; hạt cứng, hình móng ngựa có những hàng vấn ngang dạng gai, 2 mặt bên lõm, ở giữa không có lỗ thủng.
  • Mùa hoa: tháng 4-6, mùa quả: tháng 8-10

Nhận biết hình ảnh cây Bình vôi 1

Hình ảnh cây bình vôi

Thành phần và cách chế biến củ bình vôi làm thuốc

Củ bình vôi khi sử dụng thì dùng củ và rễ, thành phần hóa học có trong cây mà quan trọng nhất là Alcaloid trong đó có các chất như l-tetrahydropalmatin, roemerin, rotundin, cepharanthin,… Ngoài ra thì còn chứa rất nhiều tinh bột và các acid hữu cơ và đường.

Củ bình vôi khi muốn sử dụng thì thu hoạch vào các mùa trong năm, các sơ chế là khi thu hoạch củ bình vôi và rễ về thì cạo bỏ đi lớp bên ngoài của củ và rửa sạch. Tiếp theo, cắt lát mỏng và phơi khô. Khi bạn cần bảo quản để sử dụng thì bỏ vào bình thủy tinh tránh bị ẩm mốc sẽ không sử dụng được.

Ngoài ra thì cũng có thể ngâm củ hoặc rễ củ bình vôi với rượu hay làm thành các viên rotundin sulfat.

Xem thêm: Bình vôi

Tác dụng của củ bình vôi

Củ bình vôi có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Đặc biệt là tác dụng giúp an thần, chữa mất ngủ, hỗ trợ điều trị bệnh gút (gout), rối loạn tiêu hóa,…

Tác dụng của củ bình vôi giúp an tâm giảm suy nhược, nó có chứa chất l-tetrahydropalmatin. Chất này có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon, chữa suy nhược cơ thể, giảm rối loạn tâm thần, giảm nhiệt độ cơ thể,…

Tác dụng của củ bình vôi chữa mất ngủ

Tác dụng đáng phải nói của củ bình vôi là giúp ngủ ngon, ngủ ngon giấc, giảm tình trạng lo âu, mất ngủ. Cách sử dụng như sau: bạn dùng bạn có thể dùng bột củ bình vôi pha với nước nóng để nguội uống hay dùng rượu ngâm với củ bình vôi dùng.

  • Còn có cách là bạn có thể dùng là nấu hạt sen, nhân hạt táo chua, long nhãn và củ bình vôi. Đem tất cả nấu thành thuốc uống mỗi ngày, nên uống trước khi ngủ khoảng 30 phút.
  • Không nên lạm dùng tùy thuộc vào tình trạng mà sử dụng lượng củ bình vôi ít hay nhiều.

Xem thêm: Hoa nhài giúp thanh nhiệt, chữa mất ngủ

Tác dụng của củ bình vôi chữa bệnh rối loạn tiêu hóa

Củ bình vôi có tác dụng ngăn chặn rối loạn tiêu hóa, tác dụng đáng nói nhất của củ bình vôi là hỗ trợ rất tốt cho đường tiêu hóa, hay tốt cho tiêu hóa khi bạn bị ngộ độc thực phẩm.

Khi chữa bệnh này thì có thể lấy củ bình vôi sắc lấy nước uống hay có thể ngâm với rượu rồi lấy nước uống. Lúc dùng thì người lớn dùng 4- 6 gram, còn trẻ nhỏ chỉ dùng ít 0,3 gram là được, còn tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.

Tác dụng của củ bình vôi chữa bệnh rối loạn tiêu hóa 1

Tác dụng của củ bình vôi hỗ trợ điều trị bệnh gút (gout)

Công dụng của củ bình vôi giúp hỗ trợ và điều trị bệnh gút. Một số nghiên cứu cho thấy chất l-tetrahydropalmatin trong củ cây bình vôi có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh gút.

Cách sử dụng như sau, củ bình vôi chưa sơ chế thì cào vỏ rửa sạch thái lát mỏng và phơi khô hay sấy sau đó tán thành bột. khi sử dụng thì lấy khoảng 2,5 gram pha với nước sôi sau đó để nguội rồi uống. Còn có củ bình vôi khô sẵn thì chỉ cần tán thành bột và bảo quản khi cần thì sử dụng.

Củ bình vôi có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị co giật, động kinh

Nhờ tác dụng an thần, thư giãn thần kinh mà nó giúp người lên cơn co giật trấn kinh, làm hạ huyết áp. Đây là phương pháp chữa động kinh hiệu quả, có thể áp dụng cho bệnh nhân đang mắc chứng bệnh này.

Người dùng có thể lấy củ phơi khô rồi đem sắc nước uống như bình thường. Lưu ý không nên ngâm rượu rồi cho người đang động kinh uống, vì thần kinh người bệnh đang căng thẳng, không nên uống chất có tính kích thích mạnh như rượu, bia hay đồ có cồn khác.

Củ bình vôi không gây ra tác dụng phụ với cơ thể. Vì vậy, người bệnh không nên lo lắng khi sử dụng. Dù vậy, người bệnh cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Do có tác dụng an thần, gây ngủ nên không dùng quá liều, nếu không dễ dẫn đến buồn ngủ, mất tập trung. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh tình và sử dụng vừa đủ Khi sử dụng còn có một số cảm giác tê niêm mạc, ngáy ngủ nếu ngủ không đủ giấc. Người mới sử dụng nên tham khảo tư vấn của thầy thuốc.
  • Đối với người lớn thì 3 lần trên tuần đối với dạng viên là tối đa. Trẻ em nhỏ chưa được 1 tuổi thì 2.5mg chia ra 3 lần dùng. Còn đối với người bị tăng huyết áp dùng nhiều hơn.
  • Không sử dụng quá 30 gram sẽ gây ngộ độc.

Tác giả: Lê Đào - 17/01/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: bình vôi , mất ngủ

Bài viết liên quan

  • Phân biệt ba kích tím và ba kích trắng dễ dàng

  • Củ bình vôi: Tác dụng và 7 bài thuốc trị bệnh hay

  • Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

  • Cách phân biệt Lá Ngón và Chè Vằng ngoài tự nhiên

  • Nữ lang là cây gì?

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑