Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Hình ảnh nhận dạng của nhung hươu

Hình ảnh nhận dạng của nhung hươu

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Nhung hươu ( lộc nhung) là sừng non của loài hươu nói chung, sừng non của hươu sao gọi là hoa lộc nhung, sừng già gọi là lộc giác. Ngoài nhung hươu, nhung nai ( sừng non của nai, còn được gọi là mê nhung) cũng được sử dụng tương tự như nhung hươu. Đây là vị thuốc quý đứng thứ hai trong tứ bảo dược của y học cổ truyền: Sâm, nhung, quế, phụ. Hiện nay có rất nhiều người biết đến tác dụng, công dụng và cách dùng của nhung hươu để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe. Dưới đây là những hình ảnh quen thuộc, dễ nhận dạng và phân biệt nhất của nhung hươu, giúp các bạn tìm mua nhung hươu nai được chuẩn hơn.

Mục lục

  • 1. Mô tả nhung hươu nai
    • 1.1. Đặc điểm con vật
    • 1.2. Mô tả nhung hươu, nai
  • 2. Tác dụng của nhung hươu
  • 3. Một số hình ảnh nhận dạng của nhung hươu
  • 4. Một số cách dùng nhung hươu đơn giản và hiệu quả
    • 4.1. Cách dùng nhung hươu khô
  • 5. Cách dùng nhung hươu tươi
  • 6. Lưu ý khi dùng nhung hươu, nai

Mô tả nhung hươu nai

Đặc điểm con vật

  • Hươu sao ( Cervus Nippon Temminck ), tên tiếng Anh là Spotted deer,có kích thước thân trung bình, dài 1,2 – 1,4 m, con cái nhỏ hơn. Đầu nhỏ, cổ dài, mõm thuôn, miệng hẹp, mắt to sáng, tai vểnh, cặp sừng chia làm 2 – 4 chạc ở mỗi bên. Chân cao, thon nhỏ, đuôi ngắn. bộ lông mịn, màu vàng hung, có những vết tòn trắng, xếp thành nhiều hàng dọc hai bên sườn, bụng trắng.
  • Nai ( Cervus unicolor Kerr), tên tiếng Anh là Sambar deer, là một loại thú lớn, thân dài 1,8 – 2,0 m. Đầu nhỏ, cổ ngắn tô, móm thuôn nhọn, miệng hẹp, tai nhỏ vểnh. Sung chia làm 3 chạc, to hơn sừng hươu sao. Chân dài, đuôi ngắn. lông màu xám nâu, nâu thẫm hiawcj đen tuyền, thưa, ngắn và hoi thô.
  • Loài hươu vàng hay hươu đầm lầy ( Cervus porcinus Zimmermann), tên tiếng Anh là Hog-deer; nai cà tông hay nai cá ( Cervus eldi M’Clelland), tên tiếng Anh Browanilered deer và hoẵng hay con mang ( Muntitacus muntjak Zimmermann ) cũng được sử dụng.
  • Chỉ có con đực mới có sừng. Từ hai tuổi trở đi, hươu nai đực bắt đầu có sừng, nhưng thường hươu nai từ 3 tuổi trở đi mới cho sừng tốt để thu hoạch.
  • Hươu, nai sống ở rừng thưa, rừng thứ sinh vùng núi, sống thành bầy đàn. Chúng nhanh nhẹn và nhút nhát, chỉ một tiếng động nhỏ, có khi là tiếng lá xào xạc cũng làm cho chúng chạy xa. Thức ăn chủ yếu là cỏ non, lá cây, chồi mầm, quả dại. Ghép đôi vào mùa sinh sản.
  • Hươu, nai phân bố ở các nước châu Á, trong đó hươu sao có diện phân bố hẹp và số lượng cá thể ít hơn. Ở Việt Nam, hươu sao đã trở nên hiếm gặp, từ lâu đã được thuần dưỡng lẻ tẻ trong phạm vi gia đình ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, vườn quốc gia Cúc Phương, vườn thú Hà Nội và thảo cầm viên thành phố Hồ Chí Minh. Nai cũng trong tình trạng hiếm gặp, gần đây mới được phát triển ở các tỉnh Phú Yên, Đồng Nai.

Mô tả nhung hươu, nai

  • Như đã nói ở trên, nhung hươu, nai là sừng non của hươu, nai. Sừng non khi mới mọc sẽ ngắn, mềm, chưa phân nhánh, sờ thấy mịn vì có lông nhung mềm, bóng, màu vàng hồng hoặc vàng nâu, dày hơn ở phía đầu sừng, chứa rất nhiều mạch máu, gọi là huyết nhung, loại nhung quý nhất và được ưa chuộng hơn cả. Sừng non bắt đầu phân nhánh ngắn gọi là nhung yên ngựa, có đầu tròn múp, hơi cong queo, lông thưa, hơi to. Một con hươu sao đực từ tuổi thứ bao trở lên, hàng năm cung cấp một cặp nhung với trọng lượng tươi khoảng 700g.
  • Vào tháng 2-3 khi cặp nhung đã đúng tuổi, người ta sẽ cưa nhung, cưa lấy nhung từ chỗ cách đế nhung 3cm.
  • Máu chảy ra được hứng lấy cho vào rượu uống. Nhưng cũng chỉ lên lấy có chừng mực để khỏi hại hươu.
  • Muốn hãm cho máu không chảy nữa, người ta dùng mực tà trộn với than gỗ cho đều rồi bôi vào chỗ cưa thì máu cầm ngay. Sau đó lấy miếng vải gạc hay vải thường thật sạch bọc lấy để ruồi muỗi khỏi đậu vào sinh giòi bọ.
  • Thường mỗi năm chỉ lấy được 1 cặp nhung, đặc biệt có khi 2 cặp
  • Nhung cắt được cần chế biến ngay vì để lâu dễ bị thối hỏng.

Tác dụng của nhung hươu

  • Bổ dưỡng, sinh tinh, ích huyết, mạnh gân xương, giúp cơ thể lâu già, tăng tuổi thọ; giảm hiện tượng mệt mỏi, lao lực, làm lành vết thương.
  • Chữa di tinh, liệt dương, rối loạn sinh lý nam giới.
  • Chữa suy nhược thần kinh, hen suyễn mạn tính, ù tai, mắt mờ, đau gối, đau lưng, băng huyết, rong kinh, bạch đới, mồ hôi trộm.
  • Tăng cường thể chất, giảm mỡ.
  • Giúp sảng khoái tinh thần, cơ thể khỏe mạnh, ăn nhiều, ngủ tốt, chóng lên cân.
  • Trẻ em dùng nhung hươu, nai làm cơ thể cứng cáp, mau lớn, chóng biết đi.
  • Dùng tốt cho gười có bệnh đau dạ dày, người mới ốm dạy hay phụ nữ có thai

Xem thêm: Tác dụng tuyệt vời của nhung hươu trong chữa bệnh

Một số hình ảnh nhận dạng của nhung hươu

Một số hình ảnh nhận dạng của nhung hươu 1

Nhung hươu tươi mới cắt

Một số hình ảnh nhận dạng của nhung hươu 2

Nhung hươu đã được bảo quản

Một số hình ảnh nhận dạng của nhung hươu 3

Nhung hươu tươi thái lát

Một số hình ảnh nhận dạng của nhung hươu 4

Nhung hươu tươi ngâm rượu

Một số hình ảnh nhận dạng của nhung hươu 5

Nhung hươu sấy khô

Một số hình ảnh nhận dạng của nhung hươu 6

Nhung hươu sấy khô thái lát

Một số cách dùng nhung hươu đơn giản và hiệu quả

Cách dùng nhung hươu khô

1.Nhung hươu khô nấu cháo

  • Nhung hươu sấy khô.
  • Cắt lát sao khô giòn,
  • Xay nhỏ nấu với cháo trắng, ngày ăn 1 lần, mỗi lần khoảng 5-10g (cháo gần chín mới bỏ nhung hươu).

2.Nhung hươu khô ngâm rượu

  • Nhung hươu khô thái hoặc chẻ ra ngâm với rượu ngon
  • Tỉ lệ: 100g nhung hươu khô ngâm với 1- 1,5 lít rượu
  • Ngâm từ 1 tháng trở ra mới có thể uống
  • Mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần khoảng 20ml

Cách dùng nhung hươu tươi

1.Nhung hươu hấp cơm

  • Nhung hươu đem rửa sạch, rửa qua 1 lượt rượu
  • Đem nhung hươu thái lát mỏng đặt vào bát con
  • Khi nấu cơm sôi cạn bỏ vào hấp với cơm dùng hàng ngày.
  • Mỗi lần dùng từ 0,5g đến 3g(một thìa cafe nhỏ).
  • Mỗi ngày một đến hai lần.

2.Nhung hươu nấu canh

  • Nhung hươu tươi đem rửa sạch và thái lát mỏng,
  • Băm nhỏ cho vào bát canh nóng dùng hàng ngày.
  • Mỗi lần dùng từ 0,5g đến 3g (một đến hai lát mỏng hoặc một thìa cafe nhỏ),
  • Mỗi ngày một đến hai lần.

3.Nhung hươu ngâm mật ong

  • Nhung hươu thái lát mỏng rồi xay nhỏ
  • Đem đổ mật ong vào nhung hươu theo tỉ lệ: 1 lạng nhung hươu 150ml mật ong
  • Ngâm khoảng 100 ngày là có thể dùng được
  • Dùng ăn trước mỗi bữa cơm, mỗi lần dùng một thìa cafe trước lúc ăn cơm.

=> Tác dụng của nhung hươu ngâm mật ongNhung

Lưu ý khi dùng nhung hươu, nai

  • Không dùng nhung hươu, nai trong những trường hợp bệnh cao huyết áp, đái đường, xơ cứng mạch máu, viêm thận, hẹp van tim, tiêu chảy, máu nóng sinh mụn nhọt, ở ngứa.
  • Nếu người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, người bị nóng do âm hư sinh nội nhiệt, người hẹp van tim cũng không nên dùng nhung.
  • Phải biết cách chế biến để nhung hươu có tác dụng tốt và không bị sinh thêm bệnh. Nếu không cạo lông nhung đúng cách ngâm rượu chất bổ viêm ruột, viêm đường tiêu hóa. Khi ruột đã bị viêm do lông của nhung hươu thì cực kỳ khó chữa.
  • Nhung rất bổ nhưng chỉ dùng khi thật cần thiết và ngưng sau 2 – 3 tuần vì dùng lâu và liều cao sẽ làm nứt thịt.

Tác giả: admin - 18/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Nhung hươu

Bài viết liên quan

  • Tác dụng của nhung hươu ngâm rượu với sinh lý nam giới

  • Cách chọn mua nhung hươu tốt nhất

  • Những người không nên dùng nhung hươu, lưu ý cần rõ!

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑