Nhung hươu được sử dụng trong nền y ở nhiều quốc gia khác nhau từ hơn 2000 năm trước đây. Y học cổ truyền Trung Quốc và Hàn Quốc đặc biệt coi trọng nguyên liệu quý hiếm này, đánh giá ngang hàng với nhân sâm và nấm linh chi. Trong bài viết dưới đây mời các bạn tìm hiểu chi tiết về tác dụng và cách dùng của nhung hươu.
Mục lục
Giới thiệu về nhung hươu
- Nhung hươu hay còn có tên gọi: lộc nhung, thanh mai nhung, ban long châu…
- Nhung hươu là sừng non chưa cốt hóa của hươu sao, hươu ngựa đực.
- Sừng non khi mới mọc sẽ ngắn, mềm, chưa phân nhánh, sờ thấy mịn vì có lông nhung mềm, bóng, màu vàng hồng hoặc vàng nâu, dày hơn ở phía đầu sừng, chứa rất nhiều mạch máu, gọi là huyết nhung, loại nhung quý nhất và được ưa chuộng hơn cả.
- Sừng non bắt đầu phân nhánh ngắn gọi là nhung yên ngựa, có đầu tròn múp, hơi cong queo, lông thưa, hơi to. Mỗi loại khác nhau sẽ có màu sắc khác nhau.
Xem chi tiết: Hình ảnh nhận dạng của nhung hươu
Tác dụng của nhung hươu trong Tây Y
Trong những năm gần đây, mọi người ngày càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của chế độ ăn đối với sức khỏe, nên việc sử dụng nhung hươu và các sản phẩm chiết xuất nhung hươu ngày càng phổ biến.
Nhung hươu được nhắc đến trong sách “Những Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam’ với hàm lượng dược chất lớn. Khoa học hiện đại đã phân tích được thành phần hóa học của nhung hươu nai gồm 400 hoạt chất khác nhau:
- 25 loại axit amin
- Canxi phốt- phát
- Canxi các-bo-nát
- Chất keo
- Protid
- Các nguyên tố vi lượng như: Sắt, Đồng, Kẽm, Magie, Crom, Coban…
- Collagen
- Pantocrine
- Chondroitin
- Axit uronic
…
Một số nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tử và mô hình tế bào và động vật đã xác nhận tác dụng dược lý của những thành phần này. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu nhận định rằng nhung hươu có tiềm năng lớn trong việc điều trị nhiều bệnh như chấn thương xương, bệnh thoái hóa thần kinh, u bướu và các tình trạng viêm. Xem chi tiết các công dụng của nhung hươu trong bài phân tích khoa học sau: Tác dụng sức khỏe của peptide chiết xuất từ nhung hươu.
Ngoài các nước phương Đông thì Nga cũng là một quốc gia có nguồn nhung hươu với chất lượng cực kỳ tốt, nhất là nguồn nhung hươu được nuôi tại 2 khu vực Altai (nổi tiếng với loài hươu Maral) và Siberia (bao gồm hươu Siberia, hươu nai sừng tấm).
Chính vì thế, công dụng của nhung hươu cũng được giới chuyên môn Nga đặt sự quan tâm từ sớm.
Nhung hươu được biết đến ở Nga vào cuối thế kỷ XVIII và nghiên cứu khoa học về những đặc tính chữa bệnh của chúng bắt đầu vào những năm 1930.
Trong Thế chiến II, nhung hươu đã giúp chữa lành vết thương, điều trị loét, và hỗ trợ phục hồi sau phẫu thuật.
Vào năm 1970, Liên Xô đã chính thức đăng ký thuốc “Pantocrin” từ nhung hươu Altai, một loại chiết xuất có chứa 3-5% hoạt chất, được sử dụng để điều trị suy nhược, huyết áp thấp và chứng suy nhược thần kinh. Các nghiên cứu sau đó đã phát triển thành công dạng thuốc tiêm. Đến đầu thế kỷ 21, người ta đã tạo ra được hợp chất ổn định và hiệu quả để sản xuất viên nén và viên nang.
Pantocrin được coi là một chất kích thích tự nhiên và là một adaptogen, giúp cân bằng quá trình trao đổi chất, tâm trạng, chức năng của tim, phản ứng enzym, sức khỏe cơ bắp, hoạt động của ruột và mức cholesterol.
Các chỉ định sử dụng dành cho những nhóm đối tượng sau:
- Người bị huyết áp thấp
- Người có hệ miễn dịch yếu
- Người bị mệt mỏi, kiệt sức
- Người bị rối loạn cảm xúc, căng thẳng, rối loạn thần kinh
- Người bị suy nhược cơ bắp
- Người có bệnh cảm lạnh (phòng ngừa và tăng cường khả năng chống lại virus).
Pantocrin thường được sử dụng trong điều trị phức hợp, bao gồm cả trong phẫu thuật, điều trị ung thư (hóa trị, xạ trị), và giúp vượt qua hậu quả của sốc và trầm cảm.
Các chống chỉ định bao gồm bệnh nặng ở thận và gan, huyết áp cao, tình trạng máu đông cao, tiêu chảy, atherosclerosis nặng, thai kỳ và cho con bú. Độ tuổi sử dụng được giới hạn từ 12 tuổi trở lên. Tác dụng phụ hiếm gặp nhưng có thể xảy ra, thường là do quá liều, bao gồm đau đầu và phản ứng dị ứng như nổi mẩn hoặc ngứa.
Các sản phẩm kết hợp đổi mới, như Maranol (kết hợp huyết hươu và nhung hươu), được thị trường đánh giá là thực phẩm chức năng có tác dụng tức thì và tích lũy, được sử dụng để làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện chức năng nhận thức, kích thích trao đổi chất mỡ, tăng cường sức khỏe tổng thể.
Không nên quên rằng nhung hươu cũng có ích trong việc đối phó với các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, như hội chứng mệt mỏi mãn tính, sổ mũi (ho) kéo dài, cảm giác lo âu. Pantogematogen, một loại thuốc tự nhiên có tác dụng thích ứng, cung cấp sự hỗ trợ hiệu quả và an toàn trong việc vượt qua những rối loạn khó chịu này của cơ thể.
Hiện nay, danh sách các loại thuốc và thực phẩm chức năng sử dụng nhung hươu rất đa dạng và phong phú.
Ngoài ra, có nhiều sản phẩm mỹ phẩm và thực phẩm khác nhau có chứa nhung hươu và các thành phần thực vật và động vật khác được thêm vào.
Tác dụng của nhung hươu theo quan niệm Đông Y
Theo y học cổ truyền, nhung hươu là một trong 4 dược liệu quý (nhân sâm, lộc nhung, nhục quế, bạch phụ tử) có tác dụng bồi bổ sức khỏe, phòng và chữa bệnh hàng đầu cho con người.
Nhung hươu có vị ngọt, tính ấm, vào 4 kinh: can, thận, tâm, tâm bào, có tác dụng ôn thận, tráng dương, bổ tinh khí, bổ máu, làm mạnh gân xương, làm giảm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ.
Nhung hươu dùng tốt cho bệnh nhân thể hư hàn: sợ lạnh, tiểu đêm nhiều, nước tiểu trong dài, đau lưng mỏi gối, ra mồ hôi nhiều, hoa mắt chóng mặt, đau đầu mất ngủ, đại tiện lỏng…
Y học cổ truyền cho rằng nhung hươu có thể bồi bổ gân cốt, điều trị rối loạn thần kinh, kích thích tuần hoàn máu và giúp cơ thể khỏe mạnh, sung sức.
Nhung hươu được sử dụng trong y học ở nhiều quốc gia khác nhau từ hơn 2000 năm trước đây. Y học cổ truyền Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đặc biệt coi trọng nguyên liệu quý hiếm này, đánh giá ngang hàng với nhân sâm và nấm linh chi.
Các thầy thuốc Đông y Trung Quốc và Nhật Bản đã dùng nhung như vị thuốc bổ, giúp cơ thể lâu già, chống co giật, chữa ung bướu, thấp khớp.
Một số bệnh cụ thể mà nhung hươu có thể điều trị được theo sách y học Đông Y ghi chép lại:
- Di tinh
- Liệt dương
- Bệnh lậu
- Bệnh xương khớp
- Các bệnh liên quan tới máu
- Yếu sinh lý
Hỗ trợ điều trị liệt dương, xuất tinh sớm
Nhung hươu, với lượng dưỡng chất lớn, quy kinh thận (thận tàng tinh, thận chủ sinh sản) giúp cơ thể khỏe mạnh, bổ sung sinh khí, dưỡng thận khí giúp tìm lại ham muốn, cung cấp một nguồn sinh khí dồi dào cho quá trình hoạt động tình dục. Người sinh lý yếu, liệt dương sử dụng nhung hươu thì cơ thể khỏe mạnh, tìm lại hưng phấn, khả năng sinh hoạt tình dục, người khỏe mạnh dùng nhung hươu giúp duy trì phong độ, tránh hao tổn thận khí, cơ thể luôn khỏe mạnh, sảng khoái sau sinh hoạt tình dục.
Giúp tăng cường sức khỏe nền tảng, giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai
Người dùng nhung hươu nai thấy tinh thần sảng khoái, cơ thể khỏe mạnh, ăn được nhiều, ngủ tốt, chóng lên cân. Đối với trẻ em, nhung hươu làm cơ thể trẻ cứng cáp, mau lớn, chóng biết đi. Nhung hươu dùng tốt cho người có bệnh đau dạ dày, người mới ốm dậy, phụ nữ có thai. Vì khả năng bổ tủy, tạo máu nên nhung hươu đặc biệt tốt với những người ốm dậy, mới sinh.
Giúp làm chậm qúa trình mãn dục nam
Nhung hươu bổ thận, kích thích thận, tinh hoàn tiết ra nội tiết tố nam, khôi phục nồng độ nội tiết tố đã mất do sự lão hóa. Điều đó cũng giúp làm chậm quá trình mãn dục nam (sự suy giảm nội tiết tố nam tự nhiên theo độ tuổi), giúp nam giới tuổi trung niên lấy lại sinh lực, ham muốn tình dục. Không chỉ vậy, nhung hươu hoạt huyết, lợi máu phần nào giúp tăng khả năng cương cứng, thời gian cương cứng khiến cuộc yêu trở nên hoàn hảo hơn.
Một số cách dùng nhung hươu
Nhung hươu thường được sử dụng dưới dạng ngam rượu, nghiền bột mịn hoăc thái lát để nấu thành thuốc hoặc thêm vào thức ăn.
1. Nhung hươu nấu cháo
Công dụng:
Cháo nhung hươu có tác dụng tốt đối với toàn thân, dễ tiêu hóa và hấp thu nên rất phù hợp với người già yếu, phụ nữ, trẻ em, người mới ốm dậy…, nâng cao năng lượng công tác, giúp ăn ngủ ngon, bớt mệt mỏi, làm nhanh lành các vết thương, tăng sức lợi niệu, tăng nhu động ruột và bao tử, ảnh hưởng tốt đến việc chuyển hóa các chất Protid và Glucid.
- Nhung tươi thái lát mỏng
- Nhung hươu thái mỏng đem băm nhỏ (Có thể dùng máy xay sinh tố say nát nhung)
- Nếu thừa cất ngăn đá để dùng nấu cháo ăn hàng
- Nấu cháo chín nhừ trước mới cho nhung đã băm nhỏ vào sau.
- Mỗi bận dùng 2g đến 5g nhung đã xay nhỏ (tương đương với một lát nhung cỡ đồng xu 5.000đ).
- Phần gốc nhung được cấu tạo bởi các mô xương xốp nên có thể chẻ nhỏ hặc mang ra tiệm thuốc đông y nhờ thái lát dùm. Với phần này trước tiên cần ninh nhung hươu khoảng 45 phút cho nhung tiết hết các chất dinh dưỡng và để nhung mềm hơn. Sau đó, lấy nước nhung, nấu với gạo đã được ngâm khoảng 30 phút.
- Mỗi ngày dùng một đến hai lần.
2. Nhung hươu hấp cơm
- Nhung hươu thái lát mỏng hấp với cơm dùng hàng ngày.
- Lần dùng từ 2g đến 5g, mỗi ngày một đến hai lần.
5. Nhung ngâm rượu
Cách 1:
- Nhung hươu tươi sau khi sơ chế xong, dùng dao lam rạch từ trên đỉnh nhung xuống tới gốc nhung, rạch đều quanh chiếc nhung khoảng 3 đến 5 đường là được (có thể chẻ nhỏ, thái lát hoặc để nguyên chiếc ngâm rượu)
- Cho vào bình thủy tinh hoặc binh sứ ngâm với rượu nếp loại ngon. 100g nhung hươu tươi, tốt nhất là ngâm với 2 lít rượu . Sau bảy ngày là có thể dùng được, mỗi lần uống một đến hai chén nhỏ trước bữa ăn.
Cách 2:
- Ngâm nhung hươu cùng các vị thuốc khác
- Nhung hươu: 30g sau khi sơ chế thái lát mỏng
- Sơn dược: 30g
- Cho cả 2 dược liệu này vào túi lụa buộc lại cho vào bìnhthủy tinh hoặc bình gốm
- Đổ nhập 500-1.000ml rượu.
- Ngâm khoảng từ 7 – 10 ngày có thể uống
- Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 – 30 ml
Lưu ý: Để tránh mùi tanh khi ngâm rượu, các bạn nên cho một ít Thiên Niên Kiện vào để tinh dầu cây này kết hợp với nhung tạo thành mùi thơm dễ chịu cũng như tạo màu đẹp cho bình rượu và phát huy hết tác dụng của rượu nhung hươu đối với sức khỏe.
Đọc thêm: Nhung hươu ngâm rượu nên uống vào lúc nào?
6. Nhung hươu ngâm với Nấm Toả Dương (nấm ngọc cẩu)
- Nhung Hươu sau khi sơ chế sạch, bỏ vào bình thuỷ tinh hoặc bình sành sứ (không ngâm bằng bình nhựa
- Nhung hươu có thể cắt lát hoặc để nguyên cặp cho đẹp), cho phần gốc nhung hướng xuống dưới đáy bình, sau đó cho Nấm Toả Dương đã sấy khô vào. Tỉ lệ một cặp nhung khoảng 500g thì ngâm với 250g nấm khô + 5 lít rượu nếp loại ngon cao độ.
7. Nhung hươu tươi nấu canh
- Nhung hươu tươi thái lát mỏng, có thể đem băm nhỏ hoặc xay nhuyễn cho vào nấu canh nóng dùng thường xuyên.
- Cách sử dụng: Mỗi ngày nên dùng 1 – 2 lần, liều lượng mỗi lần khoảng 2 – 5g (tương đương 1 – 2 lát nhung hươu tươi) và tốt nhất nên ăn khi còn nóng để hạn chế bớt mùi tanh cũng như vị ngái khó chịu của huyết nhung.
8. Nhung hươu tươi ngâm mật ong
- Dùng dao thái nhung hươu tươi thành từng lát ngang có kích thước 2 – 2,5 cm, riêng phần gốc cứng hơn bạn có thể dùng dao chẻ làm 4 miếng.
- Cho tất cả vào bình thủy tinh và đổ mật ong ngập nhung hươu, ngâm trong vòng 35 – 40 ngày là đem ra dùng được.
- Thông thường, cứ 100g nhung hươu tươi được ngâm với 1/4 lít mật ong.
- Để thu được nguồn dưỡng chất cao nhất chứa trong nhung hươu thì các chuyên gia khuyến khích bạn nên dùng loại mật ong trắng tự nhiên
Cách sử dụng:
- Đàn ông mỗi ngày uống 1 chén nhỏ trước bữa ăn tối khoảng 15 – 20 phút, dùng liên tục trong vòng 1 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi mới uống tiếp để cơ thể có thời gian hấp thụ các dưỡng chất từ nhung hươu và mật ong, lưu ý khi dùng có thể pha thêm chút rượu.
- Phụ nữ khi dùng nên cho vào gần 1/2 chén nhỏ và thêm một ít nước cơm, đặt vào nồi cơm vừa nấu cạn trong khoảng 7 – 10 phút, sau đó đưa ra khuấy đều và uống khi còn nóng. Tốt nhất, chị em nên uống trước bữa ăn sáng hoặc tối, duy trì dùng liên tục trong 1 tuần và nghỉ 1 tuần, sau đó dùng tiếp, đặc biệt lưu ý không nên uống quá ngọt.
Lưu ý khi sử dụng nhung hươu tươi
- Phải biết cách chế biến để nhung hươu có tác dụng tốt và không bị sinh thêm bệnh. Nếu không cạo lông nhung đúng cách ngâm rượu chất bổ viêm ruột, viêm đường tiêu hóa. Khi ruột đã bị viêm do lông của nhung hươu thì cực kỳ khó chữa.
- Nhung hươu khi sơ chế để sử dụng phải bảo quản trong ngăn đá để đảm bảo chất lượng và giữ nguyên thành phần dinh dưỡng.
- Những trường hợp bị huyết áp cao không nên sử dụng hoặc nếu muốn sử dụng phải tham khảo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
- Người đang mắc các bệnh về viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm, bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài không nên dùng
- Nhung hươu có khả năng làm tăng cân, vì vậy nếu bạn dùng sai cách, quá liều lượng có thể khiến bạn bị nứt thịt, tăng huyết áp rất nguy hiểm.
- Khi sử dụng nhung hươu, bạn nên tìm mua tại các địa chỉ uy tín, chất lượng.
- Nhung rất bổ nhưng chỉ dùng khi thật cần thiết và ngưng sau 2 – 3 tuần vì dùng lâu và liều cao sẽ làm nứt thịt. Tự ý sử dụng lộc nhung không đúng bệnh, đúng liều cơ thể khoẻ hơn.