Nhung hươu từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc quý với nhiều công dụng tốt giúp bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng nhung hươu cho trẻ em có được khuyến khích hay không?
Mục lục
Có nên cho trẻ ăn nhung hươu không?
Nhung hươu có tác dụng bổ dương, bổ khí huyết, bổ sung tinh chất, tăng cường sức đề kháng và sự phát triển xương khớp, giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Xem chi tiết: Các công dụng của nhung hươu
Trong trường hợp bình thường, trẻ em có thể chất tốt thì không cần thiết phải bổ sung nhung hươu. Hiện nay khi đời sống khá hơn, thực trạng các bà mẹ bồi bổ cho con bằng vô vàn các loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ, thay thực phẩm (như nhung hươu, gà tần, sữa ong chúa…) đang ngày càng phổ biến.
Niềm tin “con khỏe mạnh hơn, phát triển vượt trội hơn” đã khiến nhiều phụ huynh bất chấp khuyến cáo, sử dụng các sản phẩm này một cách bừa bãi. Đây chính là một trong những lý do gây ra tình trạng dậy thì sớm, béo phì, rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, thận,…
Đối với những trẻ có thể chất yếu, phát triển chậm thì có thể ăn một lượng nhất định. Nhung hươu được bổ sung vào cơ thể thông qua việc chế biến thành món ăn (nấu cháo, hấp cơm..) hoặc sử dụng dưới dạng thực phẩm chức năng có chiết xuất nhung hươu, huyết hươu đều được. Nhưng nên chú ý sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn.
Trẻ có thể ăn nhung hươu trong những trường hợp sau đây:
- Trẻ em suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển.
- Trẻ em hay ốm vặt, sức đề kháng yếu.
- Trẻ em có vấn đề về tiêu hóa.
- Trẻ em mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
Trẻ không nên dùng nhung hươu nếu:
- Trẻ phát triển bình thường, thể chất tốt.
- Bị bệnh tim, viêm thận, suy thận, gan.
- Đang trong tình trạng tiêu chảy, đầy bụng, sôi bụng, sốt, viêm phế quản, ho nhiều, khạc đờm vàng.
- Trẻ đang dùng thuốc chữa bệnh (nên tham khảo ý kiến bác sĩ).
- Những trường hợp có cơ địa dễ bị dị ứng ăn nhung hươu còn có thể bị lở ngứa.
Trẻ em mấy tuổi thì sử dụng được nhung hươu?
Theo tìm hiểu, hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về việc xác định độ tuổi chính xác mà trẻ em có thể bắt đầu sử dụng nhung hươu. Một số thông tin phổ biến cho rằng trẻ em từ 3 tuổi trở lên có thể dùng nhung hươu. Ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa và chức năng hấp thu của các bé đã hoạt động ổn định hơn. Tuy nhiên, việc quyết định cần dựa trên cơ địa và tình trạng sức khỏe cụ thể của từng trẻ, do vậy liều lượng sử dụng cũng cần được điều chỉnh phù hợp.
Để đảm bảo an toàn cho con, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y. Bác sĩ sẽ dựa vào thể chất cá nhân và các yếu tố khác của trẻ để đưa ra lời khuyên về liều lượng và cách sử dụng nhung hươu phù hợp nhất.
Ngoài ra, trên thị trường cũng có những sản phẩm dinh dưỡng bổ sung tinh chất nhung hươu, dùng cho đối tượng trẻ nhỏ. Các sản phẩm này đều có quy định và giới hạn độ tuổi sử dụng, do đó cha mẹ cần đọc kỹ thông tin sản phẩm và cho con sử dụng đúng hướng dẫn.
Hướng dẫn dùng nhung hươu cho trẻ em trong trường hợp cụ thể
Cách sơ chế nhung hươu
Có nhiều cách chế biến nhung hươu tươi, nhưng dù áp dụng cách nào cũng cần trải qua quá trình sơ chế lộc nhung:
- Loại bỏ hết lông nhung ra khỏi lộc nhung: dùng dao tem (dao cạo) để cạo lông hoặc thui lộc
- Lau sạch lộc nhung bằng rượu gừng để khử trùng.
Chú ý: Nếu sơ chế không sạch, lông nhung có thể gây nên tình trạng viêm ruột, viêm đường tiêu hóa. Hơn nữa, chúng còn ngăn cản lộc nhung tiết ra chất dinh dưỡng khi chế biến.
Sơ chế và thành nhung hươu khô
Có 2 cách chế biến nhung lộc tươi thành khô đơn giản như sau:
Cách 1:
- Sơ chế nhưng tươi( theo cách ở trên)
- Thái lộc nhung thành những lát mỏng
- Đem sấy khô ở nhiệt độ: 600-700C hoặc phơi khô
- Cho vào túi hút chân không để dùng dần
Cách 2:
- Để nguyên cặp nhung vào cát nóng vừa rang (30-400C).
- Khi cát nguội thì đổ ra để thay lượt cát mới,
- Cứ làm như vậy cho đến khi lộc nhung khô hẳn.
Xem chi tiết: Cách sơ chế và sử dụng nhung hươu tươi ngâm rượu
Bảo quản nhung hươu như để giữ được nhiều dinh dưỡng
Bảo quản nhung hươu tươi
- Thái lát hoặc xay nhỏ, bọc kín để trên ngăn đá tủ lạnh dùng dần.
- Ngâm lộc nhung tươi với rượu hoặc mật ong uống dần.
- Sấy khô và bảo quản nơi khô mát.
Bảo quản nhung hươu khô
- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, hoặc để trong túi hút chân không, sau mỗi lần sử dụng thì buộc kín để ngăn mát tủ lạnh.
- Xay nhỏ, dạng bột mịn để trong hộp kín.
- Ngâm lộc nhung khô với rượu hoặc mật ong uống dần.
Cách dùng nhung hươu bồi bổ cho trẻ em suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn
Nhung hươu ngâm mật ong
Nguyên liệu: Nhung hươu khô/ tươi thái lát
Chế biến:
- Xếp các lát nhung hươu vào lọ thủy tinh
- Đổ mật ong đầy phủ trên các lát nhung hươu
- Đóng kín nắp lại, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
- Sau 20 ngày có thể lấy ra sử dụng được
Cách dùng: Mỗi lần uống 10ml trước bữa sáng và bữa tối, có thể uống cách ngày.
Lưu ý:
Thời gian nhung hươu ngâm mật ong có thể bảo quản tối thiểu là 1 năm hoặc nhiều hơn, tuy nhiên bạn nên nắm rõ cách ngâm nhung hươu: 100g nhung hươu tỉ lên ngâm với 1/4 lít mật ong rừng nguyên chất, nên chọn mật ong rừng đảm bảo rõ nguồn gốc xuất xứ để có thể cho ra thành phẩm nhung hươu chất lượng nhất.
Hỏi đáp: Uống nhung hươu ngâm mật ong bao lâu thì béo?
Cháo nhung hươu
Cháo nhung hươu là món ăn bổ dưỡng, dễ sử dụng và phù hợp với nhiều đối tượng. Rất nhiều người xem món cháo nhung hươu là món “ruột” của mình. Bạn cũng có thể nấu nhung hươu cho bé theo hướng dẫn dưới đây:
Cháo nhung hươu
Chuẩn bị:
- Nhung hươu tùy theo lượng ăn
- Các loại củ quả tùy theo sở thích
- Gạo
- Có thể cho thêm nước dùng xương hoặc gà
Chế biến:
- Rửa sạch nhung hươu rồi lau khô. Sau đó cạo sạch lớp lông phía ngoài, nếu muốn thơm có thể đem thui trước bếp than hoặc lửa. Không thui quá khô, chỉ cần cháy lớp lông bên ngoài.
- Sau khi sơ chế sạch thái lát mỏng, dùng máy xay nhỏ hoặc băm nhỏ. Nếu quá nhiều có thể bảo quản trong ngăn đá để dùng dần.
- Sau khi nấu cháo chín nhừ thì cho 1 – 2 thìa nhỏ nhung hươu băm vào. Đun tiếp 10 phút, bắc ra ăn nóng.
Lưu ý:
Riêng phần gốc của nhung hươu khó thái hơn, nếu mua phần này có thể dùng máy xay công suất lớn để xay hoặc thái bằng dao thái dược liệu tại của tiệm đông y. Với phần này phải ninh nhung hươu từ 45 phút đến 1 tiếng. sau đó lấy nước nấu cháo với gạo.
Cách nấu cháo nhung hươu tươi cũng giống như cách nấu cháo nhung khô nhưng thời gian nấu nhung hươu khô nhanh hơn.
Nhung hươu hấp cơm
Chuẩn bị: 2 – 3 lát nhung hươu tươi hoặc khô
Chế biến: Bỏ nhung hươu vào nồi hấp cơm. Cho bé ăn nhung hươu ngày 1-2 lần/ hằng ngày.
Lưu ý khi sử dụng nhung hươu cho trẻ
Mặc dù nhung hươu là loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng cũng là vị thuốc, nên nó cũng có những lưu ý nhất định:
Nhung hươu có tính chất nóng nên nếu trẻ em sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng nóng trong người, táo bón, nổi mẩn ngứa. Do vậy, cần dùng với lượng vừa phải và ngưng sau 2 – 3 tuần vì dùng lâu và liều cao sẽ làm nứt thịt. Có trường hợp tự ý sử dụng lộc nhung không đúng bệnh, đúng liều đã làm cơ thể khoẻ đâu không thấy, lại thấy người ốm thêm.
Khi sơ chế nhung hươu cần lư ý làm sạch lông, vì lông nhung sót lại có thể gây nên tình trạng viêm ruột, viêm đường tiêu hóa. Hơn nữa, chúng còn ngăn cản lộc nhung tiết ra chất dinh dưỡng khi chế biến.
Khi chế biến nhung hươu cho trẻ em, nên nấu chín kỹ để tránh gây khó tiêu.
Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, cha mẹ cần tham khảo tư vấn và lắng nghe hướng dẫn cụ thể của thầy thuốc trước khi cho con sử dụng.
Ngoài chú ý đến chế độ ăn uống, trẻ cũng cần hình thành thói quen sinh hoạt tốt, đảm bảo nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, vận động thể chất phù hợp, giữ tâm trạng vui vẻ, đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ, nếu có triệu chứng bất thường thì cần đưa con đi khám càng sớm càng tốt.