Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Mẹo phân biệt dược liệu giả, bẩn trên thị trường hiện nay

Mẹo phân biệt dược liệu giả, bẩn trên thị trường hiện nay

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Thượng Dong

Hiện nay, do sự khai thác quá mức dẫn đến nguồn dược liệu đang bị giảm sút rất lớn. Lợi dụng cơ hội này mà dược liệu giả, dược liệu bẩn không rõ nguồn gốc ngày càng tràn lan trên thị trường dẫn đến nhiều khó khăn cho người tiêu dùng. Do vậy, chúng ta cần trang bị cho mình kiến thức để biết nhận biết đâu ra sản phẩm chuẩn, sạch, đủ tiêu chuẩn sử dụng để không gây hại cho sức khỏe.

Mục lục

  • Hiện trạng dược liệu giả, bẩn trên thị trường
  • Phân biệt cây thuốc dược liệu thật giả
    • Xạ hương
    • Thiên ma
    • Giảo cổ lam
    • Nhung hươu
    • Sữa ong chúa

Hiện trạng dược liệu giả, bẩn trên thị trường

Tại hội thảo, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) đã đưa ra những thông tin báo động về chất lượng dược liệu.

  • Liên tục từ 2012 – 2015, qua kiểm tra chất lượng dược liệu trên thị trường và trong bệnh viện đã phát hiện nhiều dược liệu bị giả, dược liệu kém chất lượng.
  • Năm 2015, cơ quan này đã lấy 227 mẫu dược liệu kiểm nghiệm thì có tới 60% mẫu không đạt chất lượng về hàm lượng, hoạt chất, làm giả dược liệu. Đây chủ yếu là các mẫu với các vị thuốc gồm ý dĩ, hoàng kỳ, thăng ma, thiên ma, hoài sơn – những mẫu dược liệu này nằm trong “tầm ngắm” của cơ quan chức năng bởi nhiều năm nay đã được phát hiện làm giả.

Chính vì thế, Cục từng có công văn yêu cầu các Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện tạm dừng sử dụng 5 vị thuốc trên vì bị làm giả rất nhiều và yêu cầu phải có phiếu kiểm nghiệm đạt chất lượng mới được sử dụng.

Hiện trạng dược liệu giả, bẩn trên thị trường 1

Dược liệu khi sử dụng phải đảm bảo chất lượng. Ảnh: Trần Minh

Kết quả giám sát tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương với gần 400 mẫu dược liệu phát hiện tới 60% chưa đạt chất lượng. Trong đó, 20% bị trộn rác, cát, xi măng, lẫn tạp chất, thậm chí tẩm ướp cả hóa chất độc hại.
Thông tin từ hội thảo cũng cho biết, tình trạng nhập khẩu theo con đường tiểu ngạch đang bị thả nổi nên dược liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ lưu hành trôi nổi ngày càng nhiều trên thị trường và không đảm bảo chất lượng để làm thuốc. Trong khi đó, dược liệu thông qua cửa khẩu thì không có bao bì, nhãn mác theo đúng quy định, phần lớn được đóng gói trong bao dứa, thùng giấy, không kiểm tra được cụ thể các mặt hàng. Cán bộ hải quan chỉ kiểm tra được về số lượng, trọng lượng các bao hàng, không kiểm tra được chất lượng của dược liệu. Do vậy, đa phần những dược liệu nhập khẩu thường kém chất lượng hoặc đã bị chiết xuất một phần hoạt chất.

Phân biệt cây thuốc dược liệu thật giả

Xạ hương

Xạ hương thật có mùi thơm xộc ngay vào mũi, thơm lâu.

Dùng móc lấy ráy tai cho vào trong túi xạ lấy ít xạ cho vào tay mà vê, xạ thật thì nhiều đàn tính, mềm nhũn, viên lại thành tròn, bóp bẹp thành bột nhưng thứ giả thì viên lại thành dài, không có đàn tính.

 1

Xạ hương thật có mùi thơm xộc vào mũi, lưu lại hương thơm rất lâu

Phân biệt:

  • Phân biệt nguyên cả miếng xạ hương còn cả da, có thể dùng kim xăm vào thử xem có khối chất cứng hoặc khối thịt. Nếu có vật cứng tức là họ cho chì vào để thêm nặng cân.
  • Dùng sợi chỉ tơ tẩm vào nước hành tanh, lấy sợi chỉ đỏ xâu vào trôn kim, lấy kim xuyên qua túi xạ, xạ thật thì sợi chỉ sẽ hết mùi tanh, còn thứ giả thì mùi tanh của hành mất đi rất ít.
  • Lấy chút ít xạ hương để trên miếng sắt mà đốt, thì thấy cháy xèo xèo như đốt tóc toả mùi thơm mà không có mùi khét, toàn bộ cháy gần hoá ra tro, hoặc còn lại cũng rất ít, xạ giả chất than còn lại rất nhiều.

Xem thêm: Xạ hương

Thiên ma

Thiên ma thật:

Mặt ngoài thường có màu trắng hơi vàng đến vàng nâu, có vân nhăn dọc và nhiều vân vòng tròn ngang của những chồi búp tiềm tàng, đôi khi thấy những dải nhỏ màu nâu. Lát cắt dọc thường có màu trắng hơi vàng. Trên bề mặt lát cắt thường rải rác có xơ màu trắng.

Thiên ma giả mạo:

Mặt ngoài thường có màu trắng đến nâu trắng, có nhiều vân nhăn dọc nổi rất rõ và không có vân vòng tròn ngang của những chồi búp tiềm tàng, lớp vỏ bên ngoài khi tước ra rất xơ. Lát cắt dọc thường có màu vàng nâu đến nâu đỏ. Trên bề mặt lát cắt có xơ màu trắng nhưng nhiều hơn so với dược liệu Thiên ma thật.

Thiên ma 1

Thiên ma có mặt ngoài thường hơi vàng, có vân nhăn dọc và nhiều vân vòng tròn ngang 

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam khi thử nhấm một chút thân hoặc lá ở đầu lưỡi ban đầu sẽ có vị đắng sau chuyển dần sang vị ngọt, mát do có thành phần chính là saponin tương tự như trong thành phần của Nhân sâm. Cây Giảo cổ lam khi phơi hoặc sao khô lên thì rất thơm và có mùi vị đặc trưng ( Nếu không phải giảo cổ lam, khi phơi khô sẽ không có mùi thơm).

Giảo cổ lam 1

Cây giảo cổ lam Tuệ linh theo tiêu chuẩn GACP

Để phân biệt được Giảo cổ lam thật và giả, tốt nhất nên kiểm tra cây ở dạng tươi. Tuy nhiên ở dạng khô nếu chú ý ta vẫn có thể xác định được Giảo cổ lam giả.

Tiêu chí Giảo cổ lam thật Giảo cổ lam giả
Hình ảnh Giảo cổ lam 2 Giảo cổ lam 3
Màu sắc Lá màu xanh tươi Lá màu xanh sẫm
Mùi vị Có mùi thơm và vị đắng giống nhân sâm Không có mùi thơm, vị đắng
Họ thực vật Họ bầu bí (Có tua cuốn ở nách lá) Họ Nho (Có tua cuốn đối xứng)

Xem thêm: Phân biệt giảo cổ lam

Nhung hươu

Nhung hươu thật:

Nhung hươu được chia làm hai loại hoa lộc nhung và và mã lộc nhung, mới đầu chúng ở dạng khối u, màu nâu tím phân bố dày trên nhung mao, có nhiều mạch máu đến nuôi dưỡng.

  • Hoa lộc nhung: là sừng non của hươu đực loài hươu sao (loại chỉ có 1 nhánh gọi là chạc đôi, loại có 2 nhánh gọi là chạc ba) chưa bị cốt hóa, mọc đầy nhung mao, có hình trụ phân nhánh. Hoa lộc nhung có đoạn đỉnh là tốt nhất, có tinh sung mãn nhất, là loại chất non, nhung mao nhỏ mịn, màu da nâu đỏ, trơn bóng là loại tốt nhất.
  • Mã lộc đây cũng là sừng non của loài hươu đực sừng nhiều nhánh chưa bị cốt hóa mọc đầy nhung mao, to chắc hơn hoa lộc nhung.

Loại nhung hươu thật tốt nhất là loại nhung hươu phạt ( là loại nhung hươu có da mọc đầu lông, giống hình dáng nhung cưa phần đầu đoạn trước xương sọ phẳng đều, còn đoạn sau có một cặp xương hình cung chẽ ra hai bên, gọi là răng hổ) thường có lông màu nâu, phía dưới không có đường gờ.

Nhung hươu 1

Cẩn trọng không mua phải nhung hươu giả

Nhung hươu giả:

Da nhung hươu: thường được làm từ loại keo nước xương, nhựa đường hoặc từ nhung cưa giả và được sử dụng keo gắn cố định lên trên đỉnh đầu dê hay chó đã bỏ da lông (để tạo thành nhung phạt giả).

Nhung hươu giả dạng lát: loại này thường được tiêu thụ với số lượng lớn trên thị trường, loại nhung hươu này có miếng hình tròn, to nhỏ không đều nhau và có khối lượng tương đói nặng, được dính keo chắc chắn nên khó bẻ gãy, mặt cắt có màu nâu tím, không có những lỗ nhỏ li ti dạng tổ ong, thỉnh thoảng thấy có điểm lõm tròn và lông bên ngoài do gắn vào nên có thể dễ dàng bóc ra được.

Ngoài ra, còn có một cách làm giả nhung hươu tương đối giống, chúng thường được làm từ loại nguyên liệu mềm, màu mè đẹp, keo gắn tinh vi người tiêu dùng rất dễ tin vì màu đẹp, bóp vào thấy mềm mại, giá vừa phải dễ chấp nhận, những loại này chỉ có thể nhờ các chuyên gia mới có thể phân biệt nhung hươu thật giả được.

Xem thêm: Công dụng của Nhung hươu

Sữa ong chúa

Cách phân biệt:

Ngậm sữa ong chúa trong miệng. Nếu là sữa ong chúa thật bạn sẽ nhận thấy phần sữa ong chúa dần tan hết trong miệng mà không để lại cợn bột; đồng thời bạn sẽ cảm nhận được vị hơi chua và lợ của sữa ong chúa. Ngoài ra cổ họng sẽ thấy hơi khé (hơi gắt cổ) và có cảm giác khó ăn (nếu không quen).

Sữa ong chúa giả, không nguyên chất thường sẽ bị pha với bột hoặc các hỗn hợp khác, khi ngậm trong miệng sẽ không tan hết và để lại cợn bột hay bạn sẽ không cảm nhận được vị của sữa ong chúa nguyên chất như trên.

  • Thông thường sữa ong chúa nguyên chất sẽ có màu vàng nhạt ( sau khi được lấy ra khỏ nụ chúa ), hoặc trắng đục ( vẫn còn nằm trong nụ chúa ), dạng sệt. Nếu là sữa ong chúa bị pha, có thể màu sắc sẽ khác đi hoặc sẽ xuất hiện các đốm màu lạ do sự phản ứng giữa các chất không tương đồng.
  • Trộn sữa ong chúa với mật ong nguyên chất. Sữa ong chúa nguyên chất sẽ tan hoàn toàn trong mật ong và không phân lớp.

Sữa ong chúa 1

Sữa ong chúa có nhiều công dụng tốt đặc biệt giúp da căng mịn, tươi trẻ

Tác giả: admin - 18/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Giảo cổ lam , Nhung hươu , Sữa ong chúa

Bài viết liên quan

  • Giảo cổ lam trị bệnh tiểu đường – hiệu quả và cách dùng

  • Nhung hươu ngâm với gì tốt nhất? Công thức bài thuốc đông y

  • Nhau thai cừu và sữa ong chúa loại nào tốt cho làn da?

  • 6 cách sử dụng sữa ong chúa đơn giản mà hiệu quả cao

  • Giải đáp: Uống collagen kết hợp sữa ong chúa được không?

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑