Cho đến nay người ta không còn quá xa lạ với những công dụng tuyệt vời mà Giảo cổ lam mang lại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên có một thực tế đáng báo động là việc sử dụng Giảo cổ lam của người dân đa phần còn mang tính tự phát, cách nhận biết đúng loại cây, cách dùng giảo cổ lam thế nào cho hiệu quả… thì còn hạn chế.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, Phó GĐ Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu y dược Tuệ Tĩnh để tìm hiểu rõ hơn về loại cây này.
Hình ảnh Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Duy Thuần
PV: Xin kính chào PGS.TS Nguyễn Duy Thuần. Thưa ông, hiện người dân đổ xô đi mua giảo cổ lam về sử dụng mà ít người biết được rằng đâu mới là giảo cổ lam thật? Điều này có đúng không? Và làm thế nào để nhận biết cây giảo cổ lam? Thưa PGS
PGS.TS Nguyễn Duy Thuần:
Đúng là trong thời gian qua, tôi thấy rất nhiều người tìm mua giảo cổ lam khô về sắc nước uống, do vậy mà cũng rất nhiều người rao bán loại dược liệu này. Tuy nhiên giảo cổ lam lại rất dễ bị nhầm lẫn với các cây thuộc họ Nho (Vitaceae), không có tác dụng gì thậm chí còn gây tiêu chảy khi sử dụng. Người dân vì không có hiểu biết nên rất dễ bị các đơn vị, cá nhân, vì lợi ích trước mắt mà làm giả, làm nhái, dẫn đến nhiều hệ lụy xấu.
Hình ảnh cây Giảo cổ lam 5 lá
Để biết đâu là giảo cổ lam thật, nhất thiết chúng ta phải dùng cây tươi, khi đã phơi khô hoặc chế biến thì không có cách gì phân biệt được. Chúng ta có thể dựa vào những đặc điểm sau để nhận biết:
- Giảo cổ lam là cây thuộc họ bầu bí, có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum có 5 lá chét (pentaphyllya có nghĩa là 5 lá), khác với loài cùng chi như Gynostemma pubescens có 7 lá chét ( hay gọi là giảo cổ lam 7 lá ) hay Gynostemma laxum có 3 lá chét ( giảo cổ lam 3 lá ). Loài cây này mọc nhiều ở độ cao trên dưới 2000m so với mặt nước biển, trong các khu rừng thưa ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm.
- Giảo cổ lam là cây thân dạng thảo, lá kép hình chân vịt, mặt trên có màu xanh thẫm và mặt dưới có màu xanh lá cây, mép lá có răng cưa. Cây giảo cổ lam leo bằng tua cuốn mọc ở nách lá, còn cây họ nho leo bằng tua cuốn mọc đối diện lá. Đây là đặc điểm khác biệt nhất của 2 họ này.
- Đặc biệt cây giảo cổ lam khi thử nhấm một chút thân hoặc lá ở đầu lưỡi sẽ có vị đắng sau chuyển sang vị ngọt, mát do có thành phần chính là saponin tương tự như trong nhân sâm. Giảo cổ lam khi phơi khô hoặc sao lên thì rất thơm và có mùi đặc trưng.
Chỉ khi sử dụng giảo cổ lam thật thì mơí đem lại hiệu quả cho người bệnh.
PV: Cách dùng giảo cổ lam như thế nào là tốt nhất thưa PGS?
PGS.TS Nguyễn Duy Thuần:
Ở Việt Nam, Giảo cổ lam đã được nghiên cứu trong suốt hơn 10 năm qua và đã chứng minh được nhiều công dụng quý với sức khỏe như: làm hạ mỡ mãu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não, chống lão hóa, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Tăng cường chức năng gan, giải độc và bảo vệ gan, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ…
Ngoài ra gần đây, các nhà khoa học Việt Nam còn phát hiện ra chất Adenosin trong giảo cổ lam 5 lá, không thấy hiện diện trong 3 lá và 7 lá có tác dụng rất tốt cho tim mạch. Tuy nhiên Adenosin lại không chiết xuất được bằng nước nóng theo cách sắc thông thường mà phải dùng hệ dung môi ethanol: nước theo tỷ lệ 50:50 ở nhiệt độ và áp suất thích hợp. Do vậy, cách dùng giảo cổ lam theo truyền thống là phơi khô, sắc uống như trong nhân dân hiện nay không phát huy được hết các hoạt chất quý trong giảo cổ lam. Vì thế chúng ta có thể sử dụng giảo cổ lam dưới dạng đã được chiết xuất của các đơn vị sản xuất uy tín để cho hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.
PV: Vâng. Vậy, với một dược liệu quý như giảo cổ lam, chúng ta đã có biện pháp bảo vệ và phát triển nó chưa?
Hình ảnh vùng nguyên liệu Giảo cổ lam tuệ linh
PGS.TS Nguyễn Duy Thuần:
Đúng vậy, Việc khai thác giảo cổ lam trong tự nhiên rất dễ bị nhầm lẫn với các loại cây khác không có giá trị về mặt dược học, đồng thời về lâu dài sẽ gây ra nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá này. Do vậy việc bảo tồn, phát triển nguồn nguyên liệu này là vô cùng cần thiết.
Tôi được biết, Công ty TNHH Tuệ Linh là đơn vị đi đầu trong việc chuẩn hóa vùng nguyên liệu Giảo cổ lam theo tiêu chuẩn quốc tế tại Mộc Châu, Sơn La. Việc làm này vừa giúp chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ việc sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe người dân, đồng thời phục vụ cho xuất khẩu ra các nước châu Âu, vừa giúp kiểm soát được chất lượng của sản phẩm.
Bên cạnh đó Công ty TNHH Tuệ Linh còn là đơn vị được GS.TS Phạm Thanh Kỳ, Nguyên hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội chuyển giao đề tài nghiên cứu cấp nhà nước về dược liệu này.
PV: Vâng, xin cảm ơn những chia sẻ hết sức hữu ích của PGS. Hy vọng những thông tin này của ông sẽ giúp bạn đọc sáng suốt hơn trong việc lựa chọn và biết cách dùng Giảo cổ lam sao cho hiệu quả nhất cho sức khỏe của mình và gia đình.
Nhằm bảo tồn một dược liệu quý và cũng là để đáp ứng nhu cầu sử dụng Giảo cổ lam chăm sóc sức khỏe ngày càng cao trong cộng đồng Việt, Công ty TNHH Tuệ Linh đã chọn vùng đất Mộc Châu, Sơn La (nơi có khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp với sự phát triển của cây Giảo cổ lam) để đầu tư xây dựng chuẩn hóa vùng nguyên liệu sạch Giảo cổ lam 5 lá theo tiêu chuẩn quốc tế.
Từ vùng nguyên liệu này, Công ty TNHH Tuệ Linh đã cho ra đời TPCN Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh và TPCN Viên Giảo cổ lam Tuệ Linh, không chỉ đảm bảo sạch mà còn được chế biến trên dây chuyền hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-WHO để giữ được tối đa các hoạt tính sinh học của Giảo cổ lam 5 lá.
Uống TPCN Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh và TPCN Viên Giảo cổ lam Tuệ Linh mỗi ngày sẽ giúp hạ mỡ máu, giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu; Làm hạ huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch; Hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp; Giúp hạ đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường type 2; Tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ điều trị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc; Tăng khả năng làm việc, giảm căng thăng mệt mỏi.
Sản phẩm từ lá Giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp, đường huyết, lưu thông máu não