Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường hiện nay. Trong đó, số bệnh nhân tiểu đường kèm mỡ máu cao cũng ngày càng gia tăng. 2 “sát thủ” song hành này sẽ làm tăng nguy cơ tim mạch, đột quỵ, thậm chí là tử vong nếu người bệnh không điều trị kịp thời.
Mục lục
Bệnh tiểu đường
Tiểu đường (đái tháo đường) và mỡ máu (rối loạn lipid máu) là 2 bệnh lý có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới, cứ 7 giây trôi qua lại có một người tử vong do bệnh tiểu đường. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường kèm mỡ máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch từ 2-4 lần, tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ từ 2-6 lần, tăng nguy cơ tổn thương mạch máu gấp 10 lần so với bệnh nhân tiểu đường thông thường.
Nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Khi đường trong máu tăng cao sẽ tạo thành lớp bao phủ lên các thụ thể chuyên loại bỏ LDL-c khiến gan không thể loại bỏ Cholesterol, từ đó gây tăng Cholesterol trong máu. Đồng thời, đường huyết tăng cao kéo theo những tổn thương sớm ở tế bào nội mạc mạch máu, làm tăng độ nhớt của máu, khiến các tế bào mỡ dễ dàng lắng đọng và bám dính vào thành mạch, lâu dần sẽ xuất hiện các mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch và dẫn tới tình trạng tắc nghẽn cục bộ.
- Tổn thương động mạch vành sẽ làm tăng nguy cơ đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Trong khi đó, người bệnh có nguy cơ bị tai biến mạch máu não, đột quỵ nếu tổn thương động mạch máu não.
- Mặt khác, ở bệnh nhân bị mỡ máu cao, lượng Cholesterol toàn phần, Triglycerid và LDL tăng cao, lắng đọng lâu ngày ở thành mạch sẽ tạo thành các mảng xơ vữa khiến mạch máu hẹp dần và xơ cứng. Tuần hoàn máu theo đó cũng bị cản trở và có thể dẫn tới tắc nghẽn.
- Nếu người bệnh không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và mỡ máu xấu sẽ gia tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ, viêm tắc mạch chi dẫn đến hoại tử chi…
Chìa khóa giúp hạ mỡ máu, hạ và ổn định đường huyết
Đối với người bệnh tiểu đường kèm mỡ máu cao, kiểm soát chỉ số đường huyết và mỡ máu xấu là nguyên tắc quan trọng để phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh việc tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp đơn giản dưới đây:
1. Xây dựng lối sống khoa học
Chế độ ăn uống, sinh hoạt có ảnh hưởng không nhỏ tới sự gia tăng đường huyết và mỡ trong máu. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên duy trì lối sống lành mạnh như: ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn sau 20h, ăn chậm nhai kỹ, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, stress quá mức, kiểm soát cân nặng, kiêng bia rượu, thuốc lá.
- Ngoài ra, bạn nên hạn chế thực phẩm nhiều đường, giàu Cholesterol; tăng cường thực phẩm giàu omega 3, rau củ quả…
2. Tích cực đi bộ đúng cách
Đi bộ giúp người tiểu đường ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả. Đi bộ giúp giảm Cholesterol xấu (LDL) và tăng lượng Cholesterol tốt (HDL).
Tốt nhất bạn nên đi bộ vào buổi sáng, chọn không gian thoáng mát, tránh khói bụi, ô nhiễm. Trước khi bắt đầu, bạn cần làm nóng cơ thể với những động tác nhẹ nhàng, sau đó đi chậm tại chỗ trong vài phút. Trong quá trình đi bộ, bạn cần: giữ đầu thằng, bụng hóp, thả lỏng hai vai, luôn đặt một chân phía trước và một chân phía sau, cánh tay di chuyển cùng lúc với chân đối diện.
- Trước khi kết thúc bài tập, bạn giảm từ từ tốc độ đi bộ, sau đó thực hiện một vài bài tập đơn giản để tránh căng cơ, đau nhức.
Đi bộ giúp người tiểu đường ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả
3. Thường xuyên theo dõi chỉ số mỡ máu, đường huyết
Khi các chỉ số về mỡ máu, đường huyết ở ngưỡng an toàn có nghĩa phác đồ điều trị của bạn hiệu quả. Do đó, để kiểm soát bệnh tiểu đường kèm mỡ máu cao, bạn cần kiểm tra thường xuyên và đưa các chỉ số sau về giới hạn cho phép:
• Cholesterol toàn phần: <5,2 mmol/l
• HDL : >1,3 mmol/l
• LDL: <3,3 mmol/l
• Triglycerid: <2,2 mmol/l
• Chỉ số đường huyết lúc đói: <7 mmol/l
• HbA1C: <6,5%
4. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hạ mỡ máu, hạ và ổn định đường huyết từ thảo dược
Dây thìa canh
Qua nhiều công trình nghiên cứu Dây thìa canh đã được chứng minh có tác dụng: ức chế hấp thu đường ở ruột, giảm tân sinh đường từ gan vào máu, tăng hoạt tính insulin, tăng men sử dụng đường ở mô và cơ, tăng thải cholesterol theo đường phân, giảm Triglycerid. Nhờ đó, giúp hạ và ổn định đường huyết, hạ HbA1C, giảm mỡ máu xấu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
- Bên cạnh đó, hoạt chất trong Dây thìa canh có cấu trúc gần giống với phân tử đường.
- Vì vậy, khi uống trước ăn 30 phút, hoạt chất này sẽ lấp đầy thụ thể ở ruột, chiếm mất chỗ của phân tử đường trong thức ăn, làm giảm lượng đường hấp thu vào cơ thể sau ăn.
Giảo cổ lam
Các chất trong Giảo cổ lam có tác dụng ổn định đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.
Năm 2004, Viện dược liệu Trung ương kết hợp với viện nghiên cứu Karolinska, Thụy Điển đã tìm ra một hoạt chất mới từ cây Giảo cổ lam, có tác dụng kích thích tạo insulin.
- Các nhà khoa học đã chứng minh được hoạt chất này là một saponin mới và được đặt tên là Phanoside (lấy tên nhà khoa học Việt Nam Đào Văn Phan, trưởng nhóm nghiên cứu).
- Khi sử dụng trên chuột người ta thấy rằng Phanoside đáp ứng với từng nồng độ glucose khác nhau. Điều thú vị là độ nhạy cảm của tế bào đảo tụy với Phanoside khi nồng độ glucose cao tốt hơn khi ở nồng độ thấp.
- Điều này có nghĩa là Giảo cổ lam hầu như không có tác dụng hạ đường huyết khi nồng độ đường trong máu ở ngưỡng giới hạn bình thường mà chỉ làm giảm đường huyết trên đối tượng có nồng độ đường huyết cao.
Từ thành công ban đầu tìm ra phanoside năm 2007, các tác giả này đã tìm ra cơ chế kiểm soát đường huyết của phanoside là do khả năng kích thích tiết insulin từ đảo tụy. Và đến năm 2010, một cuộc thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 đã được thực hiện. Kết quả cho thấy, sau khi sử dụng trà Giảo cổ lam với mức liều 6g/ngày, sau 4 tuần thì nồng độ đường trong máu giảm 3 mmol/l so với trước khi sử dụng, đồng thời Giảo cổ lam còn giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu của bệnh nhân tiểu đường.
Mướp đắng
Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ethnopharmacolgy, một thử nghiệm lâm sàng kéo dài 4 tuần cho thấy uống nước ép mướp đắng thường xuyên đã làm giảm đáng kể mức đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Một báo cáo khác được công bố trên tạp chí Hóa học và Sinh học cho thấy mướp đắng làm tăng sự hấp thu glucose và cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.