Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (Thunb). Makino thuộc họ Cucurbitaceae. Ngoài ra còn có tên là Cam Trà vạn, Thất diệp đởm, cây trường sinh, cây cỏ Thần kỳ. Các nghiên cứu về Giảo cổ lam hiện nay được thực hiện nhiều ở Trung Quốc, Mỹ, Đức, Italia.
Hình ảnh cây giảo cổ lam tuệ linh đạt chuẩn GACP
Mục lục
1. Mô tả cây
Giảo cổ lam là cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt, lá khép kín hình chân vịt. Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy. Quả Giảo cổ lam khô hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen.
2. Thành phần hóa học
Thành phần hoạt chất chính của Giảo cổ lam: Saponin, flavonoid, polysaccharid.
- Saponin: Trong GCL có chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpenoid kiểu Dammaran (gồm 4 vòng và một mạch nhánh), gọi chung là các gypenosids, trong đó có 4 saponin có giống cấu trúc giống hệt saponin trong nhân sâm, 11 saponin có cấu trúc tương tự như saponin trong nhân sâm.
Ngoài ra, giảo cổ lam còn chứa các acid amin tan trong nước, các vitamin, nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, selen và rất giàu canxi hữu cơ.
3. Công dụng về Giảo cổ lam
Giảo cổ lam là một trong những cây dược liệu cổ quý hiếm được biết đến với rất nhiều tác dụng trong y học. Dược liệu này đã được sử dụng từ rất lâu đời ở các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên, đặc biệt là Trung Quốc.
Ở Trung Quốc, Giảo cổ lam đã được các vua chúa Trung Quốc sử dụng từ xa xưa để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Cây này được hoàng đế Tần Thủy Hoàng ưa dùng với mong muốn trường sinh bất lão, do vậy giảo cổ lam còn được gọi là cỏ trường thọ.
Ở Nhật Bản, năm 1976, các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra Giảo cổ lam khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên vùng núi cao có tuổi thọ bình quân xấp xỉ 100 tuổi. Nguyên nhân là do người dân nơi đây đã dùng giảo cổ lam, chế biến thành trà uống hàng ngày, để tăng cường sức khỏe. Người dân Nhật Bản gọi giảo cổ lam với cái tên Phúc Âm Thảo.
Giảo cổ lam đã được ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú”, quyển Hạ năm 1694 và trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” với những công dụng sau:
- Ba chống: Chống u, chống lão hóa, chống mệt mỏi
- Ba giảm: Giảm béo, giảm căng thẳng, giảm nám sạm da
- Năm tốt: Ăn ngủ tốt, tiêu hóa tốt, da dẻ tốt, sức khỏe tốt và giúp tỉnh táo.
Ngày nay, trải qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh được công dụng của giảo cổ lam với sức khỏe con người.
4. Một số đề tài nghiên cứu về Giảo cổ lam trên thế giới và ở Việt Nam
GS. Tan H., Liu Z.L.,Liu MJ chứng minh Giảo cổ lam có tác dụng kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng cường lưu thông máu lên não.
- Lin, J.M., và cộng sự chứng minh Giảo cổ lam có tác dụng chống viêm gan, chứng cao huyết áp và chống ung thư. Có tác dụng chống viêm mạnh hơn Indomethacin.
- Wang C. Và cộng sự chứng minh Giảo cổ lam kìm hãm sự phát triển của khối u mạnh.
Năm 1997 GS. TS. NGND Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội, chủ nhiệm bộ môn dược liệu) trong một lần đi công tác tại Lào Cai đã phát hiện thấy cây Giảo cổ lam trên núi PhanXipang. Sau khi được GS. NGND Vũ Văn Chuyên xác định tên khoa học chính xác là Gynostemma Pentaphyllum, GS Kỳ đã tra cứu tài liệu và biết rằng đây là một loại dược liệu quí vàđã đăng ký đề tài nghiên cứu cấp nhà nước.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại Saponin cấu trúc triterpen kiểu damaran, trong đó có nhiều loại có cấu trúc rất giống với Saponin có trong Nhân sâm và Tam thất (vì vậy có tên Ngũ diệp sâm, Sâm nam).
- Giảo cổ lam còn chứa nhiều Flavonoid, chất có tác dụng sinh học cao và có tác dụng chống lão hóa mạnh.
- Ngoài ra còn có các Acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se.
- Đã thử độc tính cấp, trường diễn, bán trường diễn và xác định cây không có độc.
5. Thử nghiệm Giảo cổ lam trên chuột và thỏ cho kết quả như sau
Tác dụng giảm mỡ máu (Triglycerid và Cholesterorl): Giảo Cổ Lam ức chế tăng Cholesterol 71% theo phương pháp ngoại sinh và 82,08% theo phương pháp nội sinh.
Tác dụng bảo vệ tế bào gan: đã chứng minh Giảo Cổ Lam bảo vệ tế bào gan mạnh trước sự tấn công của các chất gây độc (CCL4) và làm tăng tiết mật.
Tác dụng tăng đáp ứng miễn dịch: Làm tăng đáp ứng miễn dịch tế bào khi chiếu xạ hoặc gây độc tế bào bằng hóa chất Cyclophosphamid.
Tác dụng hạ đường máu: Có tác dụng hạ đường huyết trên chuột nhắt trắng. Trên chuột đái tháo đường di truyền, liều uống 500 mg/kg làm hạ đường huyết 22%, liều 1000mg/kg làm hạ tối đa tới 36%. Trong nghiệm pháp dung nạp glucose ở chuột nhắt trắng, liều uống 1000mg/kg đã ức chế sự tăng đường huyết tới 55% (sau 30 phút) và 63% (sau 60 phút) so với nhóm chứng. Giảo cổ lam gây hạ đường huyết yếu trên chuột bình thường nhưng lại có tác dụng khá mạnh trên chuột có đường huyết cao. Như vậy, ngoài cơ chế làm tăng tiết insulin Giảo cổ lam có thể cũng làm tăng nhạy cảm của mô đích với insulin.
Chống suy thoái tế bào: cho dịch chiết Giảo cổ lam vào môi trường vào nuôi cấy tế bào da người, số lần tái sinh tăng từ 20 lên 27 lần, kéo dài tuổi thọ tế bào 22,7%.
Thử nghiệm lâm sàng tại các bệnh viện Trung ương cho thấy:
- Giảo cổ lam làm giảm mỡ máu, nhất là đối với cholesterol toàn phần điều trị cho kết quả tốt, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối vờ bình ổn huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não.
- Giảo cổ lam làm giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Cải thiện các triệu chứng cơ năng cho bệnh nhân như giúp ăn ngủ tốt, hạn chế số lần tiểu đêm, nhuận gan, lợi mật, giúp tiêu hóa tốt, hết hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do thiếu máu não.