Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Các khắc phục một số nhược điểm khi dùng Giảo cổ lam

Các khắc phục một số nhược điểm khi dùng Giảo cổ lam

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Thượng Dong

Giảo cổ lam hay còn được người dân Trung Hoa gọi là cỏ trường sinh, một loại dược liệu quý có tác dụng tăng cường sức khỏe, ổn định huyết áp, đường huyết. Tuy nhiên, bởi vì là một vị thuốc nên khi sử dụng người dùng phải nắm được một số lưu ý để đem lại hiệu quả cao nhất và không gây phản ứng phụ.

Mục lục

  • Thông tin khoa học
  • Mô tả cây
  • Thành phần hóa học
  • Công dụng
  • Một số lưu ý và cách khắc phục khi dùng Giảo cổ lam để không gây tác dụng phụ
    • Dùng giảo cổ lam bị mất ngủ, khó ngủ
    • Dùng trà giảo cổ lam bị hạ huyết áp
    • Dùng trà giảo cổ lam bị đầy bụng

Thông tin khoa học

  • Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino
  • Tên khác: Cổ yếm, Giảo cổ lam, Dền toòng
  • Họ: Bí (Cucurbitaceae)

Thông tin khoa học 1

Hình ảnh minh họa

Mô tả cây

  • Giảo cổ lam là cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá.
  • Cây đực và cây cái riêng biệt, lá khép kín hình chân vịt.
  • Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy.
  • Quả Giảo cổ lam khô hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen.

Thành phần hóa học

Thành phần hoạt chất chính của Giảo cổ lam: Saponin, flavonoid, polysaccharid.

Đặc biệt, trong giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpenoid kiểu Dammaran (gồm 4 vòng và một mạch nhánh), gọi chung là các gypenosids, trong đó có 4 saponin có giống cấu trúc giống hệt saponin trong nhân sâm, 11 saponin có cấu trúc tương tự như saponin trong nhân sâm. Ngoài ra, giảo cổ lam còn chứa các acid amin tan trong nước, các vitamin, nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, selen và rất giàu canxi hữu cơ.

Công dụng

Giảo cổ lam là một trong những cây dược liệu cổ quý hiếm được biết đến với rất nhiều tác dụng trong y học. Dược liệu này đã được sử dụng từ rất lâu đời ở các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên, đặc biệt là Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, Giảo cổ lam đã được các vua chúa Trung Quốc sử dụng từ xa xưa để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Cây này được hoàng đế Tần Thủy Hoàng ưa dùng với mong muốn trường sinh bất lão, do vậy giảo cổ lam còn được gọi là cỏ trường thọ.

Ở Nhật Bản, năm 1976, các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra Giảo cổ lam khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên vùng núi cao có tuổi thọ bình quân xấp xỉ 100 tuổi. Nguyên nhân là do người dân nơi đây đã dùng giảo cổ lam, chế biến thành trà uống hàng ngày, để tăng cường sức khỏe. Người dân Nhật Bản gọi giảo cổ lam với cái tên Phúc Âm Thảo.

Giảo cổ lam đã được ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú”, quyển Hạ năm 1694 và trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” với những công dụng sau:

  • Ba chống: Chống u, chống lão hóa, chống mệt mỏi
  • Ba giảm: Giảm béo, giảm căng thẳng, giảm nám sạm da
  • Năm tốt: Ăn ngủ tốt, tiêu hóa tốt, da dẻ tốt, sức khỏe tốt và giúp tỉnh táo.

Một số lưu ý và cách khắc phục khi dùng Giảo cổ lam để không gây tác dụng phụ

Một số lưu ý và cách khắc phục khi dùng Giảo cổ lam để không gây tác dụng phụ 1

Dùng giảo cổ lam bị mất ngủ, khó ngủ

Trường hợp này là do người bệnh dùng trà giảo cổ lam vào thời gian trước khi ngủ. Vì vậy người dùng không nên sử dụng trà giảo cổ lam vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bởi giảo cổ lam làm kích thích thần kinh, giúp tăng hưng phấn do đó sẽ gây khó ngủ.

Cách khắc phục:

  • Thay đổi thời gian dùng trà giảo cổ lam: Nên dùng vào Buổi sáng và đầu giờ chiều sẽ giúp cơ thể tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn.

Dùng trà giảo cổ lam bị hạ huyết áp

Giảo cổ lam có tác dụng hạ huyết áp, giúp ổn định huyết áp, do vậy nếu lạm dụng quá mức giảo cổ lam có thể làm huyết áp giảm đột ngột và làm cơ thể mệt mỏi. Trường hợp này cũng sảy ra với người bị huyết áp thấp.

Cách khắc phục:

  • Uống đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng: Khoảng 79gram/1 ngày
  • Đối với người bị huyết áp thấp nên dùng trà vào lúc ăn no hoặc có thể thêm vài lát gừng vào bình hãm

Dùng trà giảo cổ lam bị đầy bụng

Trường hợp này có thể do dùng giảo cổ lam để qua đêm. Chúng tôi luôn khuyến cáo người dùng không nên uống trà giảo cổ lam để qua đêm bời vì sau 1 đêm trà đã bị biến chất, do vậy sẽ gây hiện tượng bị đầy bụng

Cách khắc phục:

  • Không dùng trà giảo cổ lam để qua đêm

Bạn đọc xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng Giảo cổ lam trong trị huyết áp cao

Tác giả: admin - 18/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: đường huyết , Giảo cổ lam

Bài viết liên quan

  • Giảo cổ lam trị bệnh tiểu đường – hiệu quả và cách dùng

  • Giảo cổ lam – Thảo dược quý cho con người

  • Những lưu ý khi sử dụng Giảo cổ lam để đạt hiệu tốt nhất

  • Hướng dẫn cách sử dụng Giảo cổ lam trong trị huyết áp cao

  • Những lý do khuyên bạn nên dùng Giảo cổ lam 5 lá

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑