Nước ta có nguồn cây thuốc nam rất phong phú và quý hiếm, tuy nhiên qua thờ gian quá trình khai thác sử dụng không được chú trọng nuôi dưỡng và bảo tồn ngày một mai một và mất đi nhiều. Những cây thuốc nam này có những thành phần thảo dược chữ bệnh rất quý hiếm không phải nơi đâu cũng có nên rất cần được quy hoạch. Sau đây là các loại cây thuốc nam quý, hiếm cho người Việt yên tâm sử dụng mà Dược Liệu Tuệ Linh chú trọng và phát triển.
1. Cà gai leo
Giới thiệu về cà gai leo
- Cà gai leo tên khoa học là: Solanum procumbens. Hay cà gai leo còn có tên gọi là cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, quánh, gai cườm,
- Cà gai leo là loài thực vật thuộc họ Solanaceae.
- Loài này phân bố ở các tỉnh miền Bắc cho đến Huế tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc.
Tác dụng của cà gai leo
- Cà gai leo là một vị thuốc nam quý được Y học cổ truyền ghi nhận về tác dụng ổn định và tăng cường chức năng gan.
- Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.
- Rễ cây có chứa tinh bột và nhiều chất hóa học khác như ancaloit, glycoancaloit… có khả năng bảo vệ tế bào gan rất tốt, kìm hãm và làm âm tính vi rút viêm gan, ngăn chặn quá trình xơ gan, dùng điều trị các bệnh liên quan đến gan.
- Bạn có thể dùng cà gai leo khô sắc uống hàng ngày hoặc dùng các loại thực phẩm chức năng được triết xuất từ cây cà gai đều được
Cà gai leo có tác dụng vô cùng to lớn trong việc chữa bệnh gan và hỗ trợ trong điều trị ung thư
2. Giảo cổ lam
Giới thiệu về giảo cổ lam
- Giảo cổ lam có tên khoa học là: Gynostemma pentaphyllum. Hay còn gọi là Cổ yếm, Thư tràng năm lá, dây lõa hùng, trường sinh thảo hoặc thất diệp đảm, ngũ diệp sâm.
- Các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện cây GCL ở vùng núi Phanxipăng, Sa Pa (tỉnh Lào Cai), vùng núi đá vôi của tỉnh Hòa Bình và xác định đúng là cây Gynostemma pentaphyllum là loại giảo cổ lam 5 lá ( Ngũ diệp sâm) đây là loại giảo cổ lam rất quý hiếm mà các quốc gia như Nhật Bản và Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng.
Tác dụng của giảo cổ lam
- Giảo cổ lam có những tác dụng chính như giúp bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa sơ vữa mạch, các tai biến về tim, mạch, não.
- Chống lão hóa, ngăn ngừa stress, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc.
- Ngăn ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp.
- Giảo cổ lam giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ tốt, mau hồi phục sức lực.
- Làm giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan khỏi tác hại của hóa chất, rượu. điều trị các trường hợp viêm phế quản mãn tính, mất ngủ, béo phì.
Giảo cổ lam 5 lá giúp ổn định huyết áp, đường huyết
3. Đan sâm
Giới thiệu về đan sâm
- Cây Đan Sâm có tên khoa học Salvia multiorrhiza Bunge, thuộc họ hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Nó còn có tên gọi khác là huyết sâm, xích sâm, huyết căn.
- Đan sâm là một loại cỏ sống lâu năm là một chi lớn trong họ Lamiaceae, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới.
- Đan sâm là cây thuốc nhập nội, ưa khí hậu nóng và ẩm, được trồng chủ yếu ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Ở Việt Nam có 4-5 loài, trong đó đan sâm là cây nhập nội. Cây đan sâm trồng ở nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây trồng ở Trại thuốc Sa Pa (VDL) tỏ ra thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới vùng núi cao. Một số cây đưa xuống Trại thuốc Tam Đảo (VDL) sinh trưởng kém hơn. Đan sâm chưa được đưa vào sản xuất. Những cây còn lưu lại ở Sa Pa chỉ có ý nghĩa để giữ giống.
Công dụng chính của đan sâm
- Rất nhiều các nghiên cứu cho thấy Đan Sâm có khả năng cải thiện vi tuần hoàn, làm giãn mạch động mạch vành, tăng dòng máu và ngăn ngừa thiếu máu cơ tim.
- Đan sâm là một vị thuốc còn dùng trong phạm vi nhân dân, để làm thuốc bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp xương sưng đau. Còn dùng chế thuốc xoa bóp.
- Đan sâm còn được dùng chữa phong thấp khớp sung tấy, thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ, ngăn ngừa xơ vữa mạch, chống oxy hóa, chống viêm.
Cây đan sâm thuốc bổ suy nhược thần kinh, bồi bổ cơ thể
Xem thêm: Công dụng và cách dùng của đan sâm
4. Hà thủ ô đỏ
Có 2 loại Hà thủ có nhiều tác dụng chữa bệnh vầ rất quý trong danh mục cây thuốc nam đó là Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng.
Giới thiệu Hà thủ ô đỏ:
- Tên khoa học: Polygonum multriflorum Thumb.
- Tên gọi khác: Dạ giao đằng, Má ỏn, Mằn măng ón, Khua lình.
- Tên nước ngoài: Many – flowered knotweed, multiflorous knotweed (Anh); renouée multiflorée (Pháp).
- Hà thủ ô phân bố rộng rãi ở nhiều nước cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở Việt Nam, có 1 loài là cây hà thủ ô đỏ. Trên thế giới, hà thủ ô đỏ có ở Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản và Ấn Độ. Ở Việt Nam, hà thủ ô đỏ chỉ có ở một số tỉnh vùng núi cao phí bắc. Cây mọc nhiều ở Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La….Hà thủ ô đỏ được trồng chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
Công dụng hà thủ ô đỏ
- Hà thủ ô đỏ được sử dụng làm thuốc. Hà thủ ô đỏ chủ yếu được biết đến như là một vị thuốc bổ, trị suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, đen râu tóc.
- Do chứa lecithin, nên có thể dùng trong suy nhược thần kinh và bệnh về thần kinh, giúp sinh huyết địch, bổ tim, giúp cải thiện chuyển hoá chung, do chứa antraglucosid nên kích thích co bóp ruột, kích thích tiêu hoá, cải thiện dinh dưỡng.
- Hà thủ ô đỏ có tác dụng nội tiết kiểu estrogen, tác dụng kiểu progesteron nhẹ trên nội mạc tử cung, chống co thắt phế quản, làm giảm cholesterol và triglycerid huyết thanh, ức chế sự tăng lipid máu và làm chậm sự phát triển xơ mỡ động mạch.
Cây Hà thủ ô đỏ giúp tăng cường lưu thông máu, làm đen râu tóc
Xem thêm: Hà thủ ô có tác dụng gì với sức khỏe con người
5. Sâm cau
Mô tả qua về sâm cau
- Sâm cau tên khoa học là: Curculigo orchioides gaertn, họ thủy tiên. Sâm cau còn có tên khác là Tiên Mao, Ngải Cau.
- Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền bắc nước ta, thường gặp ở những đồi cỏ ven rừng núi.
- Hiện nay cây mọc nhiều ở các tỉnh như Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình, Quảng Nam…
Tác dụng của sâm cau
- Sâm cau điều trị liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý, thần kinh suy nhược.
Sâm cau điều trị liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý
Xem thêm: Sâm cau
6. Cây mật gấu
Mô tả cây mật gấu
- Cây mật gấu hay còn gọi là hoàng liên ô rô, mã hồ có thể cao 4-6m.
- Lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, dài 20-40 cm, mang 11-25 lá chét cứng không cuống, hình trái xoan hẹp, dài 6-10cm, rộng 2-4,5cm, gốc tròn, đầu lá nhọn như gai, mép có răng nhọn; gân chính 3. Lá kèm nhọn như hai gai nhỏ
Tác dụng cây mật gấu
- Cây mật gấu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng về bệnh rối loạn tiêu hóa, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp.
- Tác dụng mát gan, phòng và chữa sỏi mật, giảm đau lưng và thấp khớp, tăng cường sức khỏe…
- Đặc biệt, sản phẩm có tác dụng tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu, dùng lâu dài có tác dụng chữa bệnh béo phì và bệnh gút- những căn bệnh rất phổ biến trong đời sống hiện đại.
Cây Mật gấu mát gan, trị các triệu chứng về bệnh rối loạn tiêu hóa, đường ruột
Xem tiếp tham khảo: Tổng hợp cây thuốc nam cho người việt phần II