Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Cây sâm cau và cây bồng bồng: Cần phân biệt tránh nhầm lẫn

Cây sâm cau và cây bồng bồng: Cần phân biệt tránh nhầm lẫn

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Sự nhầm lẫn giữa sâm cau và bồng bồng có thể dẫn đến việc sử dụng sai lầm trong y học cổ truyền. Để tránh điều này, việc phân biệt chính xác giữa hai loại cây này là cực kỳ quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để bạn có thể dễ dàng nhận biết và sử dụng đúng cách, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe.

Mục lục

  • Cây sâm cau và cây bồng bồng là hai cây khác nhau
    • Giới thiệu về cây sâm cau
    • Giới thiệu về cây bồng bồng
  • Tại sao có sự nhầm lẫn giữa cây sâm cau và cây bồng bồng
  • Phân biệt cây sâm cau và cây bồng bồng tránh nhầm lẫn
  • Tầm quan trọng của việc phân biệt cây sâm cau và cây bồng bồng

Cây sâm cau và cây bồng bồng là hai cây khác nhau

Cây sâm cau và cây bồng bồng thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Nhưng thực tế chúng là hai loại cây khác biệt, mỗi loại có những đặc điểm và công dụng riêng biệt. Dưới đây là thông tin giới thiệu về hai loại cây này:

Giới thiệu về cây sâm cau

Giới thiệu về cây sâm cau 1

Cây Sâm cau là cây được biết đến với công dụng tráng dương bổ thận, được nhiều sách y học ghi chép lại. Cụ thể như sau:

  • Tên khoa học: Curculigo orchioides, thuộc họ Hypoxidaceae
  • Tên tiếng anh:
  • Tên gọi khác: Ngải cau, Tiên mao, Cồ nốc lan, Thài lèng, Soọng cà (Tày), Nam sáng ton (Dao).
  • Bộ phận sử dụng: Thân rễ, thu hái quanh năm, đào về rửa sạch ngâm nước vo gạo để khử bớt độc, rồi phơi khô.
  • Tính vị, quy kinh: Tính ấm, vào tỳ, vị
  • Tác dụng: Bổ thận, cao huyết áp, tê thấp, ỉa chảy, kích dục (Rễ sắc uống).
  • Đặc điểm hình thái: Cây thảo, cao 20 – 30cm, lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, hình mũi mác hẹp.
    • Cây thảo, lá hẹp, cao khoảng 20 – 30 cm.
    • Lá mọc tụ họp lại thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp.
    • Phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất. Thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ.
    • Hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 – 5 hoa màu vàng.
    • Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5 cm.
    • Rễ củ: là bộ phận dùng cho chữa bệnh

Xem đầy đủ: Sâm cau đỏ

Giới thiệu về cây bồng bồng

Giới thiệu về cây bồng bồng 1

Theo sách “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” giáo sư Đỗ Tất Lợi có ghi: Cây bồng bồng còn có tên gọi là cây nam tỳ bà hay dân ta thường gọi là cây lá hen. Cây này còn được ghi tránh nhầm lẫn với 1 cây cùng tên thuộc họ Hành tỏi, thường dùng nấu với tôm làm canh. Cụ thể cây này như sau:

  • Tên khoa học: Folium Calotropis giganteae R.Br thuộc họ Thiên Lý Asclepiadaceae.
  • Tên tiếng anh: Giant milkweed, Mudar plant, Asclepiad tree leaves.
  • Tên gọi khác: Lá hen, Nam tỳ bà, Bòng bòng, bàng biển.
  • Bộ phận sử dụng: Lá bánh tẻ của cây bồng bồng
  • Tính vị, quy kinh: Đắng hơi chát, mát.
  • Tác dụng: tiêu độc tiêu đờm, giáng nghịch, trừ ho.
  • Chủ trị: Trị hen suyễn. Lá tươi giã đắp trị rắn cắn, lá khô đốt thành than, trộn dầu vừng chữa mụn nhọt chốc lở.
  • Đặc điểm hình thái:
    • Cây thân gỗ nhỏ, cao 5-7m, rễ củ phân nhánh nhiều, màu hồng.
    • Cành có lông trắng, lá mọc đối dài 12-20 cm rộng 5-11 cm không có lá kèm. Góc phiến lá có tuyết trắng
    • Hoa mọc thành xim gồm nhiều tán đơn hay kép. Hoa lớn, đều đẹp, đường kính 5cm, màu trắng xám hoặc đốm hồng. Đài 5, tràng hợp hình bánh xe. 5 nhị liền nhau thành ống có 5 phần phụ như 5 con rồng. Bao phấn hàn liền với đầu nhụy. Hạt phấn của mỗi ô hợp thành 1 khối có chuôi và gót đính. 2 lá noãn rời nhau, bầu thượng, đầu nhụy đính liền với các bao phấn.
    • Quả gồm 2 đại, nhiều hạt dài 23mm trên hạt có chùm lông
    • Ra hoa gần như quanh năm chủ yếu từ táng 12 -1.

Xem đầy đủ: Cây bồng bồng

Tại sao có sự nhầm lẫn giữa cây sâm cau và cây bồng bồng

Tại sao có sự nhầm lẫn giữa cây sâm cau và cây bồng bồng 1

Theo mô tả hình thái, thì hai cây sâm cau và cây bồng bồng hầu như không có điểm chung. Tuy nhiên tại làm sao mà chúng lại hay bị nhầm và tráo đổi với nhau?

Thực tế thì chúng vẫn thường bị nhầm lẫn với nhau trên thị trường, đặc biệt là khi ở dạng củ. Nguyên nhân chính của sự nhầm lẫn này có thể do một số yếu tố sau:

  • Đặc điểm hình thái: Cả hai loại cây đều có phần rễ củ, và khi không được phân biệt một cách cẩn thận, chúng có thể trông khá giống nhau, đặc biệt là khi củ chưa được làm sạch hoàn toàn. Hoặc khi đã ở dạng sấy khô, thái miếng nhỏ hay tán bột thì việc nhận biết lại càng khó.
  • Tác dụng dược tính: Mặc dù sâm cau và bồng bồng có những tác dụng dược tính khác nhau, nhưng do thiếu hiểu biết, người tiêu dùng có thể không nhận biết được sự khác biệt này.
  • Thiếu thông tin: Sự thiếu hụt thông tin chính xác và kiến thức về cách phân biệt hai loại cây này cũng góp phần vào việc nhầm lẫn.
  • Thị trường: Trên thị trường có sự xuất hiện của nhiều sản phẩm được gọi là sâm cau với các tên gọi khác nhau, điều này tạo ra sự hỗn loạn và khó khăn trong việc phân biệt.

Phân biệt cây sâm cau và cây bồng bồng tránh nhầm lẫn

Để phân biệt cây sâm cau và cây bồng bồng, các bạn cùng xem bảng sau để rõ:

Đặc điểm, tính chất   Cây sâm cau   Cây bồng bồng
Tên khoa học  Curculigo orchioides, Thuộc họ: Hypoxidaceae Calotropis giganteae, Thuộc họ: Asclepiadaceae
Đặc điểm hình thái Cây sâm cau

  • Cây thảo, cao 20 – 30cm, lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp.
  • Phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất.
  • Màu sắc củ, rễ: Nâu vàng
Cây bồng bồng

  •  Cây nhỏ, cao 5 – 7m.
  • Rễ củ phân nhánh nhiều, màu hồng
  • Màu sắc củ, rễ: Đỏ hồng
Thành phần hóa học
Cartenoid Có Chưa NC
Tinh dầu Có Ít
Saponin Nhiều Chưa NC
Hàm lượng chất cycloartan triterpen saponin(có tác dụng sản sinh tinh dịch) 3,88% Không có
Tính vị theo YHCT
  • Vị cay. Tính ấm, vào tỳ, vị
  • Làm thuốc bổ, chữa liệt dương
  • Tính mát
  • Chữa lỵ, lợi tiểu
Các tác dụng đã được chứng minh
  • Tăng lực
  • Tăng cường sinh lý
  • Tăng chất lượng và số lượng tinh trùng
  • Tăng miễn dịch, bảo vệ gan, thư giãn thần kinh….
  • Chưa NC
Độc tính Không độc LD50=175mg/kg

Đặc biệt cần chú ý đến phân biệt phần củ của 2 cây này khi ở dạng tươi mới thu hoạch dễ phân biệt nhất. Cụ thể:

  • Củ sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các rễ con to bám quanh thân rễ chính.
  • Trong khi củ bồng bồng thường rất nhẵn, vỏ đỏ hoặc cam. Phân nhánh rất nhiều. Thể chất củ mềm, nhiều nước.

Tầm quan trọng của việc phân biệt cây sâm cau và cây bồng bồng

Tầm quan trọng của việc phân biệt cây sâm cau và cây bồng bồng 1

Việc phân biệt chính xác giữa cây sâm cau và cây bồng bồng là rất quan trọng vì mỗi loại có những công dụng và tác dụng dược tính khác nhau. Sâm cau (Curculigo orchioides) được biết đến với khả năng bổ thận, tráng dương, và tăng cường sinh lý nam, trong khi bồng bồng (Calotropis giganteae) có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu. Sự nhầm lẫn giữa hai loại này có thể dẫn đến việc sử dụng sai cách, không đạt được hiệu quả mong muốn và thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe nếu không biết cách sử dụng đúng.

Ngoài ra, sâm cau là một loại dược liệu quý hiếm và đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam do số lượng ít ỏi trong tự nhiên. Trong khi đó, các sản phẩm giả mạo hoặc nhầm lẫn có thể không chứa các thành phần hoạt tính cần thiết để đạt được tác dụng mong đợi, hoặc thậm chí có thể chứa độc tố nếu không được xử lý đúng cách.

Do đó, việc phân biệt đúng giữa sâm cau và bồng bồng không chỉ giúp người tiêu dùng tránh mua phải hàng giả, hàng nhái mà còn đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng các sản phẩm từ hai loại cây này. Điều này đòi hỏi sự am hiểu và kiến thức chuyên môn về đặc điểm hình thái và thành phần hóa học của chúng.

Tài liệu tham khảo:

  • Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam giáo sư Đỗ Tất Lợi tr 910-912, tr 718-719
  • Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tr 257-260

Tác giả: Đỗ Thu Hà - 27/05/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Sâm cau

Bài viết liên quan

  • Cao dược liệu nào tốt cho sức khỏe?

  • Hướng dẫn cách ngâm sâm cau đúng cách, an toàn

  • Ngọc cẩu ngâm với sâm cau: Bình rượu bổ dương

  • Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

  • Công dụng và cách dùng của sâm cau, vị thuốc quý của mọi nhà

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑