Cây sâm cau là loại dược liệu quý với những công dụng vô cùng tuyệt vời với sức khỏe. Trong nền y học sâm cau được nghiên cứu và thừa nhận đưa vào áp dụng sử dụng. Các bạn đã hiểu về cây sâm cau có tác dụng tuyệt vời như thế nào chưa? Bài viết dưới đây tra cứu dược liệu sẽ gửi đến các bạn những thông tin hữu ích về cây sâm cau nhé.
Mục lục
Giới thiệu về sâm cau
- Sâm cau là loại cây thảo, sống lâu năm, cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi.
- Cây sâm cau là cây ưa ẩm, ưu sáng, có thể chịu bóng tốt. Cây thường dễ mọc trên những đất tươi tốt màu mỡ trên thung lũng hay chân núi đá vôi.
- Ở Việt Nam, ta dễ tìm thấy cây sâm cau ở Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng.
Đặc điểm cây sâm cau
- Cây thường cao từ 20-30cm hoặc hơn nếu cây mọc chỗ đất tươi tốt và nhiều độ ẩm
- Thân cây mọc thẳng hình trụ dài, thân cây gống thân rễ, có nhiều rễ phụ
- Lá cây tụ lại thành túm từ thân rễ xếp như lá cau, lá có hình mũi mác hẹp dài khoảng 20-30cm. Gốc lá thuôn, đầu lá nhọn hai mặt lá nhẵn gần như cùng màu.
- Bẹ lá to, cuống lá dài
- Mùa hoa quả thường vào 5-7. Cụm hoa mọc trên kẽ lá, 5-7 hoa màu vàng có lông rậm.
- Quả nang thuôn dài từ 1,2-1,5 cm
Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây sâm cau
Cây sâm cau có tác dụng gì?
- Khi nói đến tác dụng của sâm cau, không thể không nhắc đến cây sâm cau có tác dụng cực tốt đối với sinh lý nam giới.
- Trên thế giới đã nghiên cứu về cây sâm cau có tác dụng rất tốt trong điều trị vô sinh với những trường hợp nam giới mắc các chứng tinh trùng yếu, số lượng tinh trùng ít, tinh trùng kém chuyển động.
- Sử dụng sâm cau có tác dụng kéo dài thời gian quan hệ. Theo nghiên cứu đã chứng minh, tác dụng của sâm cau tương đương với tác dụng của Viagra đặc biệt là không có tác dụng phụ khi sử dụng loại thảo dược này.
- Theo Đông y, Sâm cau có tính ấm, có công dụng làm ấm thận, mạnh gân cốt chủ trị các bệnh về liệt dương, yếu sinh lý. Giúp bổ thận, tráng dương, kiện gân cốt. Điều trị những bệnh về sinh lý như: xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh ăng cường chức năng sinh lý, giúp quý ông sung mãn hơn trong chuyện chăn gối
Xem thêm: Tác dụng của cây mật nhân với chức năng sinh lý nam giới
Ngoài ra, cây sâm cau còn có tác dụng như:
- Dùng làm thuốc bổ, điều trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính.
- Sâm cau còn được dùng để chữa hen và dùng làm thuốc lợi tiểu, trị tiêu chảy
- Với người già, có thể dùng sâm cau để chữa đái són, lạnh dạ, kém ăn, tê thấp, lưng gối vận động khó khăn.
- Sử dụng sâm cau được chứng minh giúp cho trái tim khỏe mạnh, bảo vệ gan có khả năng hạ đường huyết, hạ huyết áp, kháng viêm . Đặc biệt là atwng cường cơ bắp khỏe mạnh và chống lão hóa.
- Với rễ cây sâm cau, khi mắc bệnh về ngoài da, bệnh lở loét, có thể dùng rễ cây để điều trị
- Cây sâm cau còn có tác dụng điều trị những bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, trĩ, lậu, bạch đới, vàng da, sốt xuất huyết và nhức đầu…
Cây sâm cau có tác dụng rất tốt với chức năng sinh lý nam giới
Cách sử dụng cây sâm cau để có tác dụng tốt nhất
Rượu sâm cau
Chuẩn bị:
- Sâm cau rừng 50g
- Rượu ngon: 1,5 lít
Cách làm:
- Đem sâm cau rừng sơ chế, rửa sạch thái lát cho vào bình,
- Đổ lượng rượu trắng đã chuẩn bị vào và đậy nắp.
- Ngâm chừng 3 tháng là có thể sử dụng.
Nếu muốn rượu có công dụng tốt hơn và ngon hơn, các bạn có thể cho thêm:
- Bìm bịp : 1 con
- Tắc kè núi: 2- 3 con
- Đem sơ chế rửa sạch 2 loại trên và cho vào ngâm cùng rượu
Sử dụng:
Dùng trước bữa cơm: mỗi bữa 1 ly nhỏ: 10-20ml
Tác dụng của bài thuốc: Bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý, mạnh gân cốt
Sâm cau hoàn viên
- Sâm cau 300g,
- Đem ngâm nước và thay nước nhiều lần tới khi nước trong,
- Vớt sâm cau ra phơi hoặc sấy khô,
- Đem thái lát nhỏ nhỏ,
- Nghiền thành bột mịn,
- Mỗi lần ăn trộn với mật ong hoàn thành viên mỗi viên 3-4g
Sử dụng:
Ngày uống 2 lần (lúc đói bụng), mỗi lần uống 1 viên.
Tác dụng của bài thuốc sâm cau hoàn : Có tác dụng bổ thận tráng dương, chữa dương nuy, người già cơ thể suy nhược, lưng gối đau mỏi.
Sâm cau sắc hãm nước uống
Cách chế biến sâm cau cửu chưng cửu sái
- Sâm cau đem sơ chế rửa sạch
- Thực hiện đem thái lát mỏng ngâm nước 1 ngày 1 đêm
- Đem chưng sâm cau nhỏ lửa
- Vớt sâm cau ra phơi khô
- Thực hiện nấu tẩm phơi như vậy 9 lần ( cửu chưng cửa sái)
Cách sâm cau hãm nước
- Sau khi thực hiên các bước trên xong, đem cất túi để nơi khô ráo thoáng mát
- Mỗi lần dùng đem 3-5 g sâm cau hãm nước sôi như hãm trà uống trong ngày.
- Hết có thể chế thêm nước đến khi nước nhạt màu hết vị đậm ( chế 3 lần nước)
Tác dụng của bài thuốc : giúp tinh thần tỉnh táo, mạnh gân cốt, đen râu tóc.
Những chú ý khi dùng sâm cau
- Theo Đông y, sâm cau tuyệt đối không nên dùng với những đối tượng âm hư hỏa vượng
- Dùng theo đúng liều lượng và theo thầy thuốc chỉ dẫn
- Những người thể trạng yếu nên dùng mức vừa phải và kiên trì, tránh dùng quá nhiều 1 lúc dẫn đến cường dương thời gian dài, tiêu hao tinh thần, sức khỏe
- Tuyệt đối không nên lạm dụng loại dược liệu này làm thuốc chữa bệnh, trước khi dùng nên tham khảo qua ý kiến của thầy thuốc. Bởi tốt với người này chưa chắc tốt với người khác và tùy theo cơ địa của mỗi người.