Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Ngọc cẩu ngâm với sâm cau: Bình rượu bổ dương

Ngọc cẩu ngâm với sâm cau: Bình rượu bổ dương

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Bạn đã từng nghe nhắc đến những bình rượu bổ dương thì không thể không biết đến những vị như nấm ngọc cẩu hay sâm cau. Rượu ngâm nấm ngọc cẩu với sâm cau liệu có phải là sự kết hợp hoàn hảo. Để hiểu rõ hơn về tác dụng, cách thức ngâm rượu này và những lưu ý quan trọng, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Mục lục

  • Nấm ngọc cẩu có ngâm với sâm cau được không?
  • Tác dụng của rượu nấm ngọc cẩu với sâm cau
  • Ngọc cẩu ngâm với sâm cau kết hợp như nào?
    • Ngâm rượu ngọc cẩu với sâm cau
    • Ngâm cùng các vị bổ dương khác
  • Lưu ý khi dùng rượu ngọc cẩu ngâm với sâm cau

Nấm ngọc cẩu có ngâm với sâm cau được không?

Nấm ngọc cẩu có ngâm với sâm cau được không? 1

Rất nhiều người thắc mắc rằng nấm ngọc cẩu có ngâm được với sâm cau hay không? Câu trả lời là CÓ. Hai vị này không kỵ nhau mà còn có tác dụng bổ trợ cho nhau. Cụ thể:

Nấm ngọc cẩu: có vị ngọt, tính ấm, tác động đến các kinh mạch của thận, gan và ruột già. Tác dụng chủ yếu là tăng cường sinh lực cho thận, tăng cường dương và thư giãn ruột.

Tìm hiểu thêm: Nấm ngọc cẩu loại tươi hay khô thì tốt hơn?

Trong khi đó, sâm cau: có vị cay tính ấm, quy vào hai kinh tỳ và thận, có tác dụng thêm sức nóng, làm hết lạnh, cường dương, mạnh gân xương.

Đây là hai vị bổ dương, tốt cho thận và được dùng thông dụng với dạng rượu thuốc.

Hơn nữa về mùi vị, nấm ngọc cẩu có mùi thơm đặc biệt ngâm kết hợp với vị ngọt dịu thanh mát của sâm cau tạo nên vị hòa quyện độc lạ ấn tượng: mùi thơm lan tỏa cộng với vị hơi ngọt dịu mùi vị rượu rất thanh.

Nếu bạn đã uống rượu ngâm mỗi nấm ngọc cẩu không thì bạn sẽ thấy vị chát nhiều khi cần phải thêm chút mật ong. Tuy nhiên khi kết hợp với sâm cau thì vị chát này dịu đi thay vào đó là vị thanh mát dễ uống.

Tác dụng của rượu nấm ngọc cẩu với sâm cau

Tác dụng của rượu nấm ngọc cẩu với sâm cau 1

Sự kết hợp giữa nấm ngọc cẩu và sâm cau trong rượu ngâm không chỉ mang lại hương vị đặc trưng mà còn hứa hẹn những lợi ích sức khỏe như:

  • Tăng cường sinh lý: Cả hai thảo dược này đều có tác dụng hỗ trợ cải thiện chức năng sinh lý, giúp tăng cường sức khỏe và sức bền.
  • Hỗ trợ tuần hoàn máu: Nấm ngọc cẩu có thể giúp cải thiện lưu thông máu, trong khi sâm cau cũng được cho là có khả năng tương tự, từ đó giúp giảm mệt mỏi và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Tìm hiểu thêm: Cây sâm cau có tác dụng gì?

Điều cần thiết nhất là phải xử lý nguyên liệu một cách cẩn thận trước khi tiến hành ngâm rượu. Vì đây là loại rượu có công dụng bổ dương, bạn có thể sử dụng nó như một phần của chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, hãy hạn chế lượng tiêu thụ, chỉ nên uống khoảng 3-4 ly nhỏ mỗi ngày. Nhớ rằng, việc sử dụng quá mức bất kỳ thứ gì cũng không mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Nấm ngọc cẩu, với những công dụng tốt cho sức khỏe như tăng cường sinh lý và hỗ trợ tuần hoàn máu, có thể được ngâm cùng sâm cau. Sự kết hợp này tạo nên một loại rượu bổ dương, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể.

Ngọc cẩu ngâm với sâm cau kết hợp như nào?

Ngọc cẩu ngâm với sâm cau kết hợp như nào? 1

Nấm ngọc cẩu ngâm với sâm cau tạo thành bình rượu bổ dương tuyệt vời. Bên cạnh đó chúng cũng có thể kết hợp với các vị thuốc khác nữa.

Dưới đây hướng dẫn chi tiết từng cách kết hợp Nấm ngọc cẩu với Sâm cau

Ngâm rượu ngọc cẩu với sâm cau

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Nấm ngọc cẩu tươi: 1kg
  • Sâm cau tươi: 1kg
  • Rượu trắng: 9 lít
  • Bình thủy tinh: có kích thước phù hợp để đựng rượu ngâm

Cách thức ngâm:

  • Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch rễ củ nấm ngọc cẩu và sâm cau. Để nguyên liệu khô tự nhiên bằng cách để ráo nước. Sau đó có thể tráng qua nguyên liệu với rượu.
  • Chuẩn bị bình ngâm:• Chọn bình thủy tinh sạch, khô và có thể đậy kín được.

Ngâm rượu:

  • Đặt nấm ngọc cẩu và sâm cau vào hũ thủy tinh.
  • Đổ rượu trắng vào bình sao cho ngập hết nguyên liệu.
  • Đậy kín nắp và để bình rượu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.

Thời gian ngâm: khoảng 3 tháng 10 ngày.

Trường hợp không có nguyên liệu tươi bạn có thể dùng nguyên liệu dạng khô với tỷ lệ như sau: 0.2kg nấm ngọc cẩu khô ngâm với 1kg sâm cau và 8-9 lít rượu. cũng ngâm trong vòng 3-4 tháng rồi dùng.

Tham khảo: Cách chọn nấm ngọc cẩu

Ngâm cùng các vị bổ dương khác

Bạn có thể thêm vào bình ngâm các vị thuốc khác như ba kích, dâm dương hoắc để tăng cường công dụng bổ dương của rượu.

Ngâm rượu ngọc cẩu, sâm cau với các vị bổ dương khác như:

  • Ba kích: Thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe sinh lý và hỗ trợ tuần hoàn máu.
  • Dâm dương hoắc: Giúp cải thiện sức khỏe sinh lý và tăng cường sức đề kháng.
  • Nhục thung dung: có tác dụng bổ thận, ích tinh, nhuận táo và hoạt tràng.

Cách ngâm:

  • Chuẩn bị các vị thuốc theo tỷ lệ phù hợp. Rửa sạch và để khô hoàn toàn trước khi ngâm.
  • Cho các vị thuốc vào bình thủy tinh sạch và đổ rượu trắng vào cho ngập nguyên liệu.
  • Đậy kín nắp và để bình rượu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp trong khoảng 3 tháng 10 ngày là dùng được.

Về tỷ lệ các vị thuốc này khi ngâm rượu bạn cần phải tham khảo người có chuyên môn. Với mỗi thể trạng có những gia giảm liều lượng phù hợp.

Lưu ý khi dùng rượu ngọc cẩu ngâm với sâm cau

Lưu ý khi dùng rượu ngọc cẩu ngâm với sâm cau 1

Khi dùng rượu ngọc cẩu ngâm với sâm cau bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Cần hỏi ý kiến người có chuyên môn như bác sĩ đông y, nhất là khi bạn có những bệnh lý nền.
  • Không nên sử dụng rượu ngâm khi đang điều trị bệnh hoặc dùng các loại thuốc khác.
  • Rượu ngâm có thể sử dụng hàng ngày nhưng không nên uống quá nhiều, chỉ nên uống khoảng 3-4 ly nhỏ mỗi ngày. Không nên lạm dụng rượu ngâm vì việc sử dụng quá mức có thể không tốt cho sức khỏe.
  • Phụ nữ mang thai và trẻ em không nên sử dụng.
  • Nếu có bất kỳ phản ứng phụ nào, hãy ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bài viết đã chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích về việc ngâm nấm ngọc cẩu với sâm cau. Tuy nhiên, để bài thuốc đạt hiệu quả cao, việc lựa chọn sâm cau chuẩn là yếu tố quyết định. Với giá trị kinh tế cao, sâm cau đang bị làm giả tràn lan trên thị trường. Đặc biệt, nhiều người nhầm lẫn giữa sâm cau và cây bồng bồng. Vì vậy, việc trang bị cho mình những kiến thức để phân biệt hai loại cây này là vô cùng cần thiết. Xem chi tiết bài viết: Hướng dẫn phân biệt sâm cau và cây bồng bồng

 

Tác giả: Đỗ Thu Hà - 30/07/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Sâm cau

Bài viết liên quan

  • Cao dược liệu nào tốt cho sức khỏe?

  • Hướng dẫn cách ngâm sâm cau đúng cách, an toàn

  • Cây sâm cau và cây bồng bồng: Cần phân biệt tránh nhầm lẫn

  • Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

  • Công dụng và cách dùng của sâm cau, vị thuốc quý của mọi nhà

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑