Do nhu cầu người dùng nấm ngọc cẩu khá lớn, hiện nay trên thị trường nhiều nơi quảng cáo bán nấm ngọc cẩu, mỗi nơi bán một loại nấm khác nhau và quảng cáo rất nhiều tác dụng. Cũng chính vì những công dụng tuyệt vời của nó mà ngày nay người ta bán tràn lan nấm ngọc cẩu. Vì vậy để giúp các bạn hiểu rõ hơn về nấm ngọc cẩu cũng như giới thiệu rõ từng loại nấm như thế nào các bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.
Nấm ngọc cẩu đực và nấm ngọc cẩu cái
Mục lục
Mô tả về nấm ngọc cẩu
- Nấm ngọc cẩu cùng họ với vị thuốc tích dương, tỏa dương thường được dùng trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, nhiều nơi vẫn gọi nấm ngọc cẩu là tỏa dương.
- Nấm ngọc cẩu hay còn được gọi là củ gió đất, củ ngọt núi, hoa đất, cu chó, cây không lá. Nó thuộc họ gió đất.
- Tên khoa học là Cynomrium songaricum Rupr
- Nấm ngọc cẩu là loại cây có hình dáng như một cây nấm, không có lá, màu đỏ nâu sẫm, cấu tạo bởi một cán hoa lớn, trên có các nhánh hoa nhỏ màu tím đỏ. Cây không có lá, nếu cắt đôi cây nấm bên trong nấm có màu tím nhạt.
- Cây phân ra hoa đực và hoa cái riêng, có thể mọc cùng gốc hay khác gốc. Cụm hoa đực hình trụ nhẵn dài 10-15cm, cụm hoa cái hình cầu tròn (có khi nấm cái là dạng trụ nở nhiều cánh hoa nhỏ), có chiều cao thấp hơn hoa được, hoa cái chỉ cao 3-5cm.
- Ruột hoa nấm giống ruột quả thanh long, chứa tinh bột.
- Củ nấm non có màu đỏ tươi, trồi lên trên mặt đất thành cụm. Củ nấm già hơn mọc hoa màu trắng. Nấm ngọc cẩu kí sinh trên những rễ cây gỗ lớn chìm dưới lòng đất trong bóng tối, dưới lùm cây bụi.
- Cây sinh trưởng ở độ cao trên 1500m, đặc biệt ở những nơi quanh năm lạnh giá, mùa đông có tuyết phủ như đỉnh Tây Côn Lĩnh, Hoàng Liên Sơn.
- Ở nước ta, cây tìm thấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang,…
Xem thông tin về hình dáng nấm ngọc cẩu: Hình dạng nhận biết nấm ngọc cẩu
Tác dụng của nấm ngọc cẩu
- Tỏa dương thường được dùng làm thuốc bổ máu, bổ thận.
- Giúp kích thích ăn ngon miệng.
- Chữa nhức mỏi chân tay, chữa đau lưng mỏi gối.
- Chữa liệt dương, yếu sinh lý, di tinh
- Giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh.
Đối tượng sử dụng nấm ngọc cẩu
- Người bị máu xấu, tóc bạc sớm
- Người biếng ăn, gầy gò, thể trạng ốm yếu, hay ốm vặt.
- Người làm việc quá sức, đau lưng mệt mỏi vào ban đêm
- Giúp phục hồi sức khỏe, thể trạng sau sinh
- Nam giới bị liệt dương, xuất tinh sớm.
Lưu ý: Những công dụng trên đều được sách vở ghi chép lại có cơ sở để tham khảo. Muốn phát huy tốt nhất những tác dụng đó hãy tham khỏa ý kiến của các nhà có chuyên môn hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ.
Xem thêm: Tác dụng của cây tỏa dương
Có mấy loại nấm ngọc cẩu
Phân theo hình dáng chúng ta chia ra 2 loại: Nấm ngọc cẩu đực và nấm ngọc cẩu cái:
Nấm ngọc cẩu cái
Loại nấm này có chiều cao thấp, cây nấm thường nhỏ hơn so với nấm đực và cây nấm thường nở như dạng một bông hoa.
Nấm ngọc cẩu cái
Nấm ngọc cẩu đực
Loại này cây nấm thường dài, hình chóp, bắp nhọn, củ loại nấm đực thường già hơn và nhiều xơ hơn tuy nhiên nấm ngọc cẩu đực người ta cũng phân chia thành 2 loại nấm khác nhau đó là nấm ruột vàng, và ruột tím. Thân nấm đực nhẵn, chóp nấm sần sùi nhẹ chứ không nở như dạng bông hoa. Chiều cao thân nấm khoảng 10 đến 15cm.
Nếu phân theo màu sắc ta chia ra 2 loại: Nấm ngọc cẩu vàng và nấm ngọc cẩu tím:
Nấm ngọc cẩu ruột vàng( ruột trắng)
- Loại nấm ruột vàng hình dáng thường to hơn loại nấm ruột tím, bắp to và trội hơn, cuống của nấm ruột vàng thường có màu vàng sậm đôi lúc có màu đỏ nhạt phái dưới
- Nấm ruột vàng thường bám và trụ trong các cây leo mục nát có trong rừng.
- Khi bổ đôi chiều dọc nấm ta thấy nó có màu vàng mọng nước.
Nấm ngọc cẩu ruột tím
- Loại này củ thường bé hơn, so với loại phí trên, cuống của loại này đôi lúc màu đỏ nhưng đôi lúc củ lại màu vàng sậm
- Bổ dọc bắp lõi có màu tím
- Nấm ruột tím thường mọc và cư trú ở các hốc cây cổ thụ bị mục rỗng.
Nấm ngọc cẩu đực
Cách chọn nấm ngọc cẩu chuẩn
- Người thường quan niệm cứ nấm to là tốt ( điều này không hoàn toàn đúng ). Nếu so sánh theo mô tả ở cuốn “dược thư cổ” nấm ngọc cẩu là loại nấm có chiều cao chỉ khoảng 10 đến 15cm và có ruột tím. Đây mới là loại nấm chuẩn. Những loại nấm to lớn thường là nấm ruột trắng, không giống với mô tả.
- Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể nào về điều này, nhưng theo kinh nghiệm chế biến nấm, chúng tôi nhận thấy loại nấm ruột tím khi ngâm rượu bao giờ rượu cũng thơm hơn.
- Đối với nấm đực và nấm cái, nhiều trang mạng nói rằng nấm cái không tốt bằng nấm đực. Điều này cũng chưa hẳn đúng, bởi trên 1 cây nấm có khi có cả nhánh nấm đực và có cả nhánh nấm cái.
- Bởi vậy khi dùng nấm ngọc cẩu làm thuốc, chúng ta không nên đặt nặng điều này. Quan trọng nhất nấm phải không được ẩm mốc và phải có mùi thơm. Nếu là nấm tươi ta nên chọn loại nấm có ruột tím là tốt nhất để phát huy hết công dụng của nấm tỏa dương
Xem thêm: So sánh nấm ngọc cẩu tươi và nấm ngọc cẩu khô
Kinh nghiệm chọn mua nấm ngọc cẩu
Nên chọn:
- Mùi vị: Khi phơi khô phải có mùi thơm dịu, nấm không có hiện tượng bị ẩm mốc và không có mùi lạ.
- Màu sắc: Có màu nâu sẫm, không vụn nát, cây nấm có cả phần thân và phần củ dính vào nhau.
- Hình dáng: Nhiều bạn lầm tưởng nấm ngọc cẩu có kích thước càng lớn thì chất lượng càng tốt, nhưng không phải. Bởi nấm lớn thường là loài nấm dại, nấm ruột trắng nên có chất lượng kém hơn nhiều loại nấm ruột tím thân nhỏ. Nấm tốt thường có kích thước nhỏ (Đây là loại nấm ruột tím chuẩn).
Không nên chọn:
- Mùi vị: Khi cầm nấm đưa lên ngửi ta không thấy mùi thơm, hoặc chỉ thấy mùi hôi.
- Màu sắc: Nấm chất lượng thấp thường có màu đen, thậm chí thấy mốc, bị vụn nát nhiều, thường dính nhiều chất bột, thân nấm và củ nấm dời dạc, không liền khúc.
- Hình dáng: Nấm chất lượng thấp thường có kích thước lớn (Vì nấm ruột trắng thường có kích thước lớn hơn).