Hình ảnh cây thanh long
Mô tả cây
- Thanh long có thân bò với 3 cánh dẹt, màu xanh lục nhạt, nhiều lá đài và cánh hoa dính vào nhau thành ống. Nhiều tiểu nhuỵ, bầu hạ cho quả thịt với lớp vỏ ngoài màu đỏ tươi với những phiến hoa còn lại. Quả dài 18-20cm, đường kính từ 12-15cm. Sau lớp vỏ hơi dầy mầu đỏ là phần thịt mầu trắng xanh với rất nhiều hạt màu đen nhỏ hơn hạt vừng.
- Ăn mát và ngọt.
Phân bố, thu hái và chế biến
- Cây thanh long được trổng ở một số tỉnh miền Nam nước ta có nhiệt độ cao, nóng, nhiểu nhất ờ vùng Phan Rang,Phan Thiết, Nha Trang, một số xã như Long Trì, Dương Xuân Hội, thuộc huyện Châu Thành tỉnh Long An. Không mọc ở những nơi lạnh. Mùa quả vào các tháng 6-9.
- Mặc dù thanh long chỉ ăn tươi, nhưng do quả có lớp vỏ tương đối đầy, để tương đối lâu không bị hư thối nên không những được sử dụng trong nước,mà còn xuất khẩu sang Đài Loan, Hồng Kông, Singapo, một ít sang Pháp, úc, đặc biệt năm 1989-1990 giá tăng cao nên nông dân các tỉnh tích cực trồng để lấy quả xuất khẩu. Những quả xuất khẩu phải đạt trọng lượng 300g trở lên. Những quả nhỏ hơn chỉ tiêu thụ trong nước
- Muốn trồng thanh long phải chọn hom giống ở những cây thanh long có 3-5 tháng tuổi. Chọn hom từ các cành đã có trái. Trồng 6 hom trên một nọc (cây tựa cho thanh long leo), khoảng cách giữa các nọc là 3x3m. Hàng năm bón mỗi nọc một gánh (40kg) phân chuồng chia làm 3 lần: Đầu mùa mưa, cuối mùa mưa và giữa mùa nắng. Thanh long trổ hoa chỉ sau một đêm là tàn. Từ khi trổ hoa đến khi trái chín là 25 ngày. Từ khi trái hơi chín đến chín ăn ngon là 10-15 ngày. Mùa chín thanh long ở Ninh Thuận, Bỉnh Thuận là tháng 6-7. Nếu trồng tốt, mỗi nọc cho 200-250 trái, trong đó 50-60% nặng từ 400g trở lên.
Thành phần hoá học
Từ thanh long, người ta đã phân lập được n-hentriancotan (C31H64), β-sitosterol, và một vài sterol khác
Công dụng và liều dùng
- Thanh long có vị nhạt, tính hàn.
- Quả thanh long có tác dụng giải nhiệt giải khát, lợi tiểu, nhuận tràng.
- Hoa thanh long có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng âm, chỉ khái