Từ ngàn xưa, nấm ngọc cẩu đã được săn đón rất nhiều vì những công dụng của nó rất tốt cho sức khỏe. Nấm ngọc cẩu là một trong những thảo dược được rất nhiều người tín nhiệm bởi hiệu quả tuyệt vời của nó với sức khỏe sinh lý. Song nhiều người vẫn còn băn khoăn nên dùng nấm ngọc cẩu tươi hay khô, dùng loại nào mang lại tác dụng triệt để hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này.
Nấm ngọc cẩu tươi
Mục lục
Mô tả cây nấm ngọc cẩu
- Nấm ngọc cẩu được dùng với tên thuốc là Tỏa Dương, còn tên nấm ngọc cẩu vì nấm mọc ra giống hình của quý của loài chó nên được gọi là nấm Ngọc Cẩu.
- Loại cây cỏ trông như một cây nấm, màu đỏ nâu sẫm, cấu tạo bởi một cán hoa lán, trên mang hoa dày đặc, có mo bao bọc, màu tím, mùi hôi.
- Cán hoa nạc và mềm, dạng thay đổi, sần sùi, không có lá. Hoa đực và hoa cái riêng, cùng gốc hay khác gốc.
- Cụm hoa đực hình trụ dài 10-15cm, cụm hoa cái hình đầu, dài 2-3cm.
- Tỏa dương thường mọc và sống ký sinh trên những rễ của những cây gốc lớn trong rừng sâu ẩm thấp. Thường gặp ở Hà Tây, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái. Mùa hoa vào tháng 10-2.
Các loại nấm ngọc cẩu
Nhìn vào màu sắc có thể phân nấm ngọc cẩu làm 2 loại:
- Nấm ngọc cẩu ruột vàng
- Nấm ngọc cẩu ruột tím
Nấm ngọc cẩu ruột vàng: Có ngoại hình to hơn so với nấm ruột tím, cuống màu vàng đậm thỉnh thoảng có màu đỏ nhạt. Nấm ruột vàng thường mọc ở những nơi có dây leo, thân cây mục nát ở trong rừng rậm. Nếu bổ dọc thân cây nấm, bên trong ruột nấm có màu vàng đặc trưng và rất mọng nước.
Nấm ngọc cẩu ruột tím: Có kích thước nhỏ hơn ruột vàng. Cuống màu đỏ hoặc màu đỏ đậm. Nấm ruột tím thường mọc trong bóng tối, những bụi cây to đặc biệt ở dưới các gốc cây cổ thụ có thân đã mục.
Tổng hợp thông tin về: Hình ảnh nhận dạng nấm ngọc cẩu
Công dụng của nấm ngọc cẩu
- Tỏa dương thường được dùng làm thuốc bổ máu, bổ thận.
- Giúp kích thích ăn ngon miệng.
- Chữa nhức mỏi chân tay, chữa đau lưng mỏi gối.
- Chữa liệt dương, yếu sinh lý, di tinh
- Giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh.
Xem thêm: Tác dụng của cây tỏa dương
So sánh nấm ngọc cẩu tươi và nấm ngọc cẩu khô
Nấm Ngọc Cẩu là một trong những dược liệu dùng để ngâm rượu được các quý ông ưa chuộng nhất hiện nay bởi hiệu quả tuyệt vời của loại dược liệu đặc biệt này đối với sức khỏe sinh lý. Hiện nay nấm ngọc cẩu cung cấp trên thị trường được chế biến thành hai dạng chính là nấm ngọc cẩu tươi và nấm ngọc cẩu khô. Hai cách chế biến trên thì ta nên dùng loại nào để mang lại tác dụng tốt nhất?
Nấm ngọc cẩu khô
- Theo kinh nghiệm dân gian nấm ngọc cẩu để có thể sử dụng được làm thuốc thì phải được chế biến bằng cách phơi hoặc sao khô cho tới khi dậy mùi thơm.
- Nấm ngọc cẩu khi được phơi đủ nắng sẽ có mùi thơm đặc trưng, nấm có màu nâu sẫm. Nấm được chế biến từ những cây nấm có ruột đỏ, không nát vụn tỷ lệ thân nấm và củ nấm là 50 – 50.
- Khi nấm đã khô, lượng nước trong nấm không còn, vị chát cố hữu có trong cây nấm hầu như bị triệt tiêu
- Nấm ngọc cẩu tươi được thái lát phơi khô và có mùi thơm nhẹ
- Vị nấm ngọc cẩu khô rất đậm đà.
Nấm ngọc cẩu khô thái lát
Nấm ngọc cẩu tươi
Nhiều bạn suy nghĩ rằng nấm ngọc cẩu tươi sẽ tốt hơn nấm khô bởi loại nấm này chưa qua chế biến vẫn còn giữ nguyên được dược tính và đặc biệt là không lo có chất bảo quản trong quá trình thu hái, chế biến. Đây là một quan niệm sai lầm:
- Nấm ngọc cẩu tươi có chứa rất nhiều nước, nếu ngâm nấm tươi vị rượu sẽ rất nhạt, thậm chí khi ngâm rượu còn có nguy cơ bốc mùi khó chịu.
- Nấm ngọc cẩu tươi có vị chát.
- Nếu nấm ngọc tươi mà đem ngâm rượu, rượu sẽ có vị chát và rất khó uống.
- Rượu nấm ngọc cẩu tươi sẽ không có mùi thơm như rượu nấm ngọc cẩu khô
- Chính vì vậy, nấm ngọc cẩu khô sẽ được ưa chuộng hơn nấm ngọc cẩu tươi.
Có thể bạn quan tâm: Cách chọn nấm ngọc cẩu tươi, khô
Một số lưu ý khi chọn nấm ngọc cẩu khô
- Nấm ngọc cẩu khô chất lượng tốt khi phơi đủ nắng sẽ có mùi thơm đặc trưng, mùi thơm dịu, nấm không có hiện tượng ẩm mốc và không có mùi lạ,.
- Nấm được chế biến từ những cây nấm ruột đỏ, nấm có màu nâu sẫm, không vụn nát, cây nấm có cả phần thân và phần củ dính liền vào nhau không nát vụn
- Không chọn mua những loại nấm mất mùi, nấm có màu lạ (Đen, trắng). Những loại nấm quá lớn so với kích thước của một cây nấm chuẩn. Nấm ruột trắng nên có chất lượng kém hơn nhiều loại nấm ruột tím thân nhỏ. Nấm tốt thường có kích thước nhỏ. Đây là nấm chuẩn (Nấm ngọc cẩu có đường kính thân chỉ từ 2-3cm, nếu cây nấm lớn quá so với kích thước trên thì đó là loài nấm dại – Nấm này dược tính rất thấp).
Vì sao nấm ngọc cẩu khô luôn được ưa chuộng?
Nhiều người thích dùng nấm ngọc cẩu khô vì nó có thể để được lâu, rất tiện lợi và có thể dùng sơ chế nhiều cách như:
- Nấm ngọc cẩu ngâm rượu
- Phơi khô dùng cùng cam thảo
- Dùng kèm với những loại thảo dược khác
Xem thêm: Công dụng và cách sử dụng nấm tỏa dương
Tác dụng của nấm ngọc cẩu khô
- Bổ máu, bổ gan, bổ mật, bổ thận
- Thông kinh mạch
- Kích thích ăn ngon
- Chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, mỏi gối, giãn gân cốt, thông khí huyết
- Viêm loét dạ dày, tá tràng
- Phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh
- Đặc biệt nấm ngọc cẩu chữa di tinh, liệt dương ở nam giới
Nhiều người cho rằng sau khi cắt lát, phơi khô sao lên thì ngâm rượu sẽ thơm và ngon hơn so với việc ngâm tươi và ngâm cả củ. Và tất nhiên nấm ngọc cẩu khô sẽ để được lâu dùng gọn nhẹ hơn, nhưng khi ngâm lên không được đẹp mắt bằng nấm ngọc cẩu tươi.
Một số lưu ý khi dùng nấm ngọc cẩu
Nấm ngọc cẩu là loại thảo dược bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng nấm ngọc cẩu cũng chú ý, không phải ai cũng có thể dùng nấm ngọc cẩu để trị bệnh- bòi bổ cơ thể. Duwois đây là một số chú ý, những đối tượng không nên dùng:
- Nấm ngọc cẩu tuyệt đối không dùng cho những đối tượng bị ung thư, đang trong quá trình trị xạ
- Những đối tượng mắc bệnh về gan: Xơ gan, viêm gan, những người có chức năng gan thận kém cũng không nên dùng nấm ngọc cẩu
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú thì không nên sử dụng: Nấm ngọc cẩu là một vị thuốc vì vậy không nên tùy tiện sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Người có cơ thể ốm yếu, bệnh tật không nên dùng nấm ngọc cẩu.
- Người cơ thể nóng trong, mắc bệnh huyết áp cao không nên dùng.
- Người mắc các bệnh về tiêu hóa.