Sâm cau, một loại thảo dược quý trong kho tàng y học cổ truyền, từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời trong việc bồi bổ sức khỏe và điều trị nhiều loại bệnh. Vậy bạn đã biết cách dùng sâm cau như nào cho đúng chưa? Liệu sâm cau có đun nước uống được không? Tác dụng như nào? Cùng theo dõi bài viết này để rõ nhé!
Mục lục
Sâm cau dùng như nào?
Giống như các vị thuốc đông y, sâm cau có thể dùng để sắc thuốc và ngâm rượu dưới dạng tươi và khô. Có thể dùng riêng biệt hay kết hợp các vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị khác nhau. Cụ thể như sau:
Sắc thuốc uống
Sắc thuốc từ Sâm cau là một phương pháp truyền thống trong việc sử dụng thảo dược này để hỗ trợ sức khỏe. Sâm cau có thể được sử dụng ở cả hai dạng: khô và tươi. Mặc dù cả hai hình thức đều có giá trị, dạng khô của sâm cau thường được ưa chuộng hơn do tính tiện lợi và khả năng bảo quản lâu dài. (Sâm cau khô là kết quả của quá trình thu hái cẩn thận từ những vùng núi cao, nơi mà loại thảo dược này mọc tự nhiên, sau đó được phơi khô để sử dụng dần.)
Với sắc thuốc uống cần tuân thủ theo liều lượng như sau: dạng khô sâm cau dùng ngày 20g, còn với dạng tươi ngày dùng 40g.
Cách sắc dùng như sau:
- Rễ sâm cau đem sắc với 1 lít nước đun cạn lấy khoảng 300 ml nước.
- Chia làm 3 lần uống trong ngày, uống sau bữa ăn khoảng 15 phút.
Sắc cùng các vị thuốc đông y khác
Trong y học cổ truyền, Sâm cau không chỉ được sử dụng độc lập mà còn được phối hợp cùng nhiều vị thuốc khác để tạo nên các bài thuốc có hiệu quả điều trị cao. Việc kết hợp này không chỉ giúp tăng cường hiệu quả của từng vị thuốc mà còn hỗ trợ chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau.
Các bài thuốc này, hay còn gọi là “thang thuốc”, được điều chế dựa trên sự kết hợp giữa các vị thuốc liên quan đến công năng với liều lượng và tỷ lệ phối hợp phù hợp, có thể được điều chỉnh tùy gia giảm theo thể trạng và tình trạng bệnh của từng người.
Dưới đây là một số bài thuốc mà sử dụng sâm cau kết hợp với các vị thuốc khác được ghi chép lại:
- Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: Sâm cau 8g; sâm Bố Chính, hoài sơn, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, mỗi vị 12g; cam thảo nam, cáp giới, ngũ gia bì, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa nam giới liệt dương, phụ nữ tử cung lạnh khó thụ thai: Sâm cau 20g; thục địa, ba kích, phá cố chỉ, hồ đào nhục, mỗi vị 16g; hồi hương 4g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa sốt xuất huyết: Sâm cau 20g sao đen, cỏ nhọ nồi 12g, trắc bách diệp 10g sao đen, quả dành dành 8g sao đen. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa huyết áp cao, nhất là phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh: Sâm cau, ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
Lưu ý: Liều lượng và tỷ lệ phối hợp cần theo dõi theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc Đông y.
Ngâm rượu
Sâm cau cũng được dùng để ngâm rượu với tác dụng chủ yếu liên quan đến bổ dương hay bệnh xương khớp. Khi dùng ngâm rượu cần phải tuân thủ liều lượng tỷ lệ ngâm cùng như liều dùng hằng ngày. Thời gian ngâm tùy vào nguyên liệu ngâm sâm cau dạng tươi hay dạng khô và nguyên liệu kết hợp có thể sẽ khác nhau. Thông thường bình rượu ngâm 3 tháng trở lên để đảm bảo rượu ngấm đủ tinh chất.
Dưới đây là công thức 2 bình rượu thuốc sâm cau được ghi chép cụ thể:
- Bình rượu chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương: Sâm cau 50g thái nhỏ, sao vàng, rượu trắng 650ml. Ngâm trong 7 ngày hơn. Mỗi ngày uống hai lần vào trước hai bữa ăn chính, mỗi lần 25 – 30ml
- Bình rượu chữa tê thấp, đau mình mẩy: Sâm cau, hy thiêm, hà thủ ô, mỗi vị 50g, rượu trắng 650ml, Ngâm trong 7 ngày hay hơn. Ngày uống 50ml chia hai lần.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Sâm cau ngâm rượu
Sâm cau có đun nước uống được không?
Sâm cau đun nước uống được không? câu trả lời là CÓ. Thực tế đun nước uống uống là hình thức gọi khác của việc sắc thuốc trong đông y.
Đây là phương pháp nấu (sắc) thang thuốc (phương thuốc) với nhiệt độ sôi, ở áp suất thường, trong thời gian nhất định. Phương pháp này phổ biến thường dùng trong y học cổ truyền.
Khi đun sắc thuốc cần phải tuân thủ kỹ thuật sắc khác nhau cho thuốc lấy khí hay lấy vị. Như danh y Lý Thời Trần, người Trung Quốc từng nói: “Uống thuốc thang, dẫu phẩm chất thuốc tốt và bào chế đúng phép, những sắc lỗ mạng vội vàng, dùng lửa không đúng độ thì thuốc cũng không công hiệu.”
Với phương pháp dùng sâm cau đun nước uống bạn cần chú ý các điều sau để đảm bảo hiệu quả cao:
Ấm đun:
Nên chọn ấm đất nung hình trái cam có dung tích 1.5 lít đến 2,5 lít, dung tích này phù hợp với khối lượng thuốc 80g đến 150g. Cụ thể với các lý do sau:
- Khi sắc thuốc: đun nước đầu đổ 3 bát nước(tương đương với 600-750ml) lượng nước này chiếm khoảng nửa thể tích ấm nên khi nước sôi, thuốc không trào ra ngoài.
- Thêm nữa đất nung là vật liệu truyền nhiệt chậm phù hợp với đun sắc thuốc hơn so với dạng nhôm hay inox khi đun lửa to liên tục.
- Ấm đất nung cũng hầu như không gây tương tác gì với thuốc.
Chọn và sơ chế sâm cau:
Chọn đúng loại sâm cau đen, không lẫn sang cây bồng bồng. Loại sâm này mới đúng tác dụng như mô tả bên trên.( ☛ Tìm hiểu chi tiết: Cây sâm cau và cây bồng bồng).
Sâm cau cần được bào chế, phân nhỏ đúng kích thước tiêu chuẩn để rút ngắn thời gian đun sắc thuốc (tầm 30 phút)
Trước khi sắc thuốc, nên ngâm thuốc vào nước ấm hoặc nước lã sạch 15-30 phút, để tạo điều kiện cho các hoạt chất tách ra được dễ dàng và rút ngắn được thời gian sắc thuốc.
Cách đun:
Sâm cau là dạng sắc thuốc lấy vị. Người ta thường đổ 3 bát nước sắc đến khi lấy ra được 1 bát nước thuốc.
Bạn cũng có thể áp dụng theo kinh nghiệm sắc với thang thuốc y học cổ truyền thông thường như sau:
- Sắc thuốc tối thiểu 2 lần
- Nước thứ 1: Đổ 3 chén nước, sắc còn một chén.
- Nước thứ 2: Đổ 3 chén nước, sắc còn 8 phân.
- Trộn các nước thuốc lại với nhau để được đồng đều về chất lượng.
Cách dùng:
Bạn có nên uống nước đun khi còn ấm nóng và bát nước thuốc thu được nên chia ngày uống 3 lần và uống sau bữa ăn khoảng 15 phút là tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Đinh lăng ngâm với sâm cau được không?
Sâm cau đun nước uống có tác dụng như nào?
Như đã nói ở trên, sâm cau, một vị thuốc quý trong Đông y, được sử dụng phổ biến dưới dạng đun nước uống. Loại sâm này có chứa các hoạt chất có lợi cho việc bổ thận, tráng dương, và mạnh gân cốt. Dưới đây là thông tin chi tiết về tác dụng và những lưu ý khi sử dụng Sâm cau theo cách này:
- Bổ thận, tráng dương: Sâm cau giúp cải thiện chức năng thận, tăng cường sức khỏe sinh lý.
- Mạnh gân cốt: Thường được sử dụng để tăng cường sức mạnh của xương và cơ.
- Điều hòa tiêu hóa: Có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa và điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày.
- Chữa suy nhược cơ thể: Hỗ trợ trong việc phục hồi sức khỏe cho những người mệt mỏi, suy nhược.
- Đau lưng: Có thể giảm bớt các cơn đau lưng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Viêm thận mạn: Sử dụng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm ở thận.
- Viêm khớp: Giúp giảm viêm và đau ở các khớp.
- Kinh nguyệt không đều: Đối với phụ nữ, Sâm cau có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Lưu ý khi dùng sâm cau đun nước uống
Khi sử dụng Sâm cau dưới dạng đun nước uống, bạn cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả của việc điều trị:
- Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trước khi sử dụng Sâm cau, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế hoặc thầy thuốc Đông y. Đây là việc quan trọng trước tiên.
- Tuân thủ liều lượng: Cần tuân thủ đúng liều lượng đã được chỉ định để tránh nguy cơ ngộ độc.
- Không sử dụng lâu dài: Do Sâm cau có chứa nội độc tố, không nên sử dụng liên tục trong thời gian dài.
- Đảm bảo đúng các kỹ thuật đun sắc đã nhắc ở phần trên. Cần lưu ý thêm là luôn đậy nắp nồi khi sắc thuốc. Điều này giúp tránh thuốc bị trào ra ngoài và cũng giữ cho các tinh chất trong thuốc không bị bay hơi quá nhiều.
- Thời điểm uống thuốc: Nên uống thuốc sau bữa ăn, chia làm 2 lần trong ngày. Điều này giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn và tránh được tình trạng kích ứng dạ dày nhất là khi bạn có bệnh nền về dạ dày.
- Tránh uống khi no quá hoặc đói quá: Uống thuốc khi bụng quá no hoặc quá đói có thể cản trở quá trình hấp thu thuốc và gây ra các phản ứng không mong muốn như buồn nôn hoặc kích ứng dạ dày.
- Kiêng kỵ khi dùng Sâm cau: Cần lưu ý đến các kiêng kỵ khi phối hợp Sâm cau với các vị thuốc khác. Mỗi vị thuốc có thể có những tương tác khác nhau, do đó cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y để tránh kết hợp những vị thuốc có thể gây phản ứng tiêu cực khi dùng chung.
- Chú ý phản ứng cơ thể: Cần theo dõi sát sao các phản ứng của cơ thể khi sử dụng Sâm cau để kịp thời điều chỉnh liều lượng hoặc ngưng sử dụng nếu có dấu hiệu không tốt.
Những lưu ý này giúp tối ưu hóa công dụng của Sâm cau và các vị thuốc đi kèm, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn. Đảm bảo tuân theo những hướng dẫn này sẽ giúp quá trình sử dụng Sâm cau đun nước uống trở nên an toàn và hiệu quả hơn.
Những lưu ý trên không chỉ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của sâm cau mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, việc lựa chọn sâm cau chất lượng là vô cùng quan trọng. Với giá trị dược liệu quý hiếm, sâm cau hiện đang bị làm giả rất nhiều trên thị trường. Do đó, người tiêu dùng cần hết sức tỉnh táo và chỉ nên mua sản phẩm tại các cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Để hiểu rõ hơn về cách phân biệt sâm cau thật và giả, bạn có thể tham khảo bài viết chi tiết: Cách nhận biết sâm cau thật giả theo chuyên gia dược liệu