Khi tới một số gia đình, có thể bạn sẽ bắt gặp bình rượu thuốc đinh lăng lớn được đặt trong tủ rượu ngoài phòng khách. Một số nhà còn kết hợp ngâm đinh lăng với một số vị khác nữa, chẳng hạn như sâm cau. Vậy bạn có biết rượu đinh lăng ngâm với sâm cau có tác dụng ra sao hay ngâm như nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?. Hãy cùng tracuuduoclieu.vn tìm hiểu qua bài viết sau.
Mục lục
Đinh lăng ngâm với sâm cau được không?
Câu trả lời là CÓ, bạn hoàn toàn có thể ngâm đinh lăng với sâm cau. Đây là sự kết hợp phổ biến trong việc ngâm rượu với các loại thảo dược trong Đông y. Đinh lăng có mùi thơm và khi kết hợp với vị ngọt dịu thanh mát của sâm cau, sẽ tạo nên một loại rượu đặc biệt, không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cụ thể:
Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính bình. Có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ… Đây còn được gọi là nhân sâm của người việt.
Trong khi đó sâm cau có tính mát, vị hơi ngọt, là một vị thuốc bổ dương, bổ thận, tráng kiện gân xương, đã được ghi chép trong nhiều tài liệu cổ về y học cổ truyền.
Sâm cau và đinh lăng, hai vị sâm này không kỵ nhau nên có thể ngâm rượu cùng với nhau. Cụ thể tác dụng như nào khi ngâm chung. Theo dõi mục tiếp theo để rõ.
Công dụng của đinh lăng và sâm cau khi ngâm chung
Vậy, công dụng của đinh lăng ngâm với sâm cau là như nào? Khi kết hợp với nhau rượu này có thể giúp bài trừ độc tố và tăng cường sức khỏe. Cụ thể rượu này có tác dụng:
- Chữa trị tinh lạnh, liệt dương ở nam giới, tử cung lạnh ở phụ nữ.
- Hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh.
- Giúp giảm đau nhức toàn thân.
- Giúp điều trị chứng phong thấp, tê thấp, lưng lạnh đau.
- Giúp chữa trị hen suyễn, tiêu chảy.
Sự kết hợp của hai loại thảo dược trong việc tăng cường hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn lựa dược liệu phù hợp, cũng như cách sơ chế, cách ngâm hay tỷ lệ như nào cho đúng và hiệu quả. Đọc chi tiết phần hướng dẫn ở mục bên dưới.
Hướng dẫn ngâm rượu đinh lăng với sâm cau
Với rượu đinh lăng ngâm với sâm cau cần lưu ý khâu chế biến và lựa chọn chính xác loại dược liệu. Đó là:
Lựa chọn nguyên liệu
Nếu bạn chọn đinh lăng khô thì sâm cau ngâm cùng cũng phải là sâm cau khô. Tuy nhiên cách này thì ít người ngâm. Thông thường thì chọn ngâm với đinh lăng tươi và sâm cau tươi. Ở đây cần lưu ý, nếu đã chọn dạng tươi hay khô thì cả đinh lăng và sâm cau đều ở cùng một dạng. Và lưu ý chọn đúng dược liệu như sau:
- Sâm cau: Chọn đúng loại sâm cau đen, không lẫn sang sâm cau đỏ. Đúng loại mới đúng tác dụng như mô tả bên trên.(☛ Tìm hiểu chi tiết: Sâm cau đỏ hay đen, chọn sao cho đúng?).
- Đinh lăng: Chọn rễ đinh lăng nếp, loại lá nhỏ, đặc biệt là tuổi đời của củ. Củ đinh lăng phải là loại củ có tuổi từ 5 năm trở lên mới là loại đinh lăng tốt, có thể dùng được để làm thuốc.
- Rượu ngâm: chọn loại rượu nếp trắng chất lượng 40 độ. Một số người ngâm sử dụng rượu methanol – loại rượu pha chế từ cồn công nghiệp – để ngâm. Điều này có thể dẫn đến ngộ độc khi dùng.
Ở đây chúng tôi hướng dẫn ngâm rượu đinh lăng và sâm cau đều là loại tươi.
Sơ chế
Thông thường trong ngâm rượu nguyên liệu được chia nhỏ tới kích thước thích hợp để ngâm với dung môi. Tuy nhiên với đinh lăng và sâm cau thì thường được giữ nguyên hình trạng nguyên bản tươi ban đầu để ngâm thêm mục đích trưng bày như một bình rượu quý trong tủ rượu. Cách sơ chế như sau:
- Đối với sâm cau, cần rửa sạch, ngâm nước vo gạo ít nhất khoảng 1 đêm trước khi ngâm rượu, cách này để loại bỏ độc tính trong sâm cau.
- Với đinh lăng, rửa sạch, củ tươi thì không cần chế biến gì thêm, thường thì đem ngâm cả củ chứ không thái mỏng. Chính vì thế có những bình rượu lên tới 10- 20 lít thể tích để vừa củ đinh lăng khổng lồ lâu năm.
Sau khi sơ chế để ráo nước và nên tráng qua rượu trước khi cho vào bình ngâm.
Cách ngâm
Tỷ lệ ngâm: 1kg sâm cau đen, 500g rễ đinh lăng ngâm chung với khoảng 5 lít rượu 40 độ,
Thời gian ngâm: 3 tháng 10 ngày. Với những bình rượu lớn dành cho củ đinh lăng lớn lâu năm thì thời gian ngâm thường lâu hơn. Rượu này càng ngâm lâu càng ngon.
Yêu cầu chất lượng
Sau 3 tháng 10 ngày nhận được bình rượu có
- Màu sắc: màu nâu nhạt hoặc vàng…
- Mùi vị: có mùi thơm cả dược liệu, vị ngọt cay có khi hơi đắng…
- Độ trong và độ đồng nhất: rượu thuốc phải trong, dồng nhất, không có cặn bã dược liệu và vật lạ
Ngoài ra, đối với việc ngâm rượu sâm cau còn có thể kết hợp ngâm cùng với các loại nguyên dược liệu khác như ba kích, dâm dương hoắc, nấm ngọc cẩu… Mỗi sự kết hợp ngâm cùng như vậy sẽ mang đến một loại rượu quý với hương thơm, mùi vị, đồng thời nâng cao tầm giá trị mang lại.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Ngọc cẩu ngâm với sâm cau: Bình rượu bổ dương
Lưu ý khi sử dụng đinh lăng ngâm sâm cau
Khi sử dụng đinh lăng ngâm với sâu cau bạn cần lưu ý những điều sau:
- Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trước khi sử dụng Sâm cau, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế hoặc thầy thuốc Đông y. Điều này để biết đối tượng nên và không nên sử dụng. Nhất là những người có bệnh nền cần hỏi rõ điều này.
- Chú ý cách ngâm rượu đúng liều lượng, kĩ thuật, không gian nhiệt độ bảo quản cũng phù hợp tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn.
- Nên sử dụng bình thủy tinh để ngâm rượu. Vừa tránh những tác dụng không mong muốn mà lại còn có thể trưng bày tủ rượu. Lưu ý không sử dụng bình nhựa để ngâm.
- Thời điểm uống: Nên uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn, chia làm 2 lần trong ngày. Điều này giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn và tránh được tình trạng kích ứng dạ dày nhất là khi bạn có bệnh nền về dạ dày.
- Liều lượng: Cần tuân thủ đúng liều lượng kể cả khi ngâm và khi uống. Mỗi lần chỉ được uống 1-2 chén hạt mít uống rượu.
- Chú ý phản ứng cơ thể: Cần theo dõi sát sao các phản ứng của cơ thể khi sử dụng rượu lầ đầu để kịp thời điều chỉnh liều lượng hoặc ngưng sử dụng nếu có dấu hiệu không tốt.
Bài viết là thông tin liện quan đến bình rượu đinh lăng ngâm với sâm cau, tác dụng như nào cũng như hướng dẫn chi tiết cách ngâm như nào cho đúng cách và hiệu quả nhất. Nếu còn thắc mắc gì hãy để lại phản hồi bên dưới bài viết này nhé. Chúng tôi sẽ sớm phản hồi.
Chúc bạn sức khỏe!