Sâm cau, hay còn được gọi là Tiên mao, là loại cây từ xưa đã được biết đến và đánh giá cao về tác dụng tăng cường chức năng sinh lý, chống bất thường tinh trùng, giúp tăng cường khả năng tình dục, sinh sản của nam giới. Để hiểu rõ hơn về tác dụng cực mạnh của sâm cau với sinh lý nam giới, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Cây sâm cau
Mục lục
Mô tả cây sâm cau
Sâm cau còn có một số tên gọi khác là Ngải cau, Tiên mao, Cồ nốc lan, Thài lèng, Soọng cà (Tày), Nam sáng ton (Dao)
- Cây thảo, sống lâu năm, cao 20 – 30 cm, có khi hơn. Thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ.
- Lá mọc tụ họp lại thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp, dài 20-30cm, rộng 2,5-3cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song rất rõ; bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm.
- Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 – 5 hoa màu vàng, lá bắc hình trái xoan, đài 3 răng có lông; tràng 3 cánh nhẵn; nhị 6, xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn; bầu hình thoi, có lông rậm.
- Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5 cm
- Hạt 1 – 4, phình ở đầu.
- Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.
Phân bố:
- Sâm cau là loại cây ưu ẩm, ưu sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên những nơi đất còn tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rấy. Cây sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm, phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất, hoa quả hàng năm, khi già tự mở để hạt phát tán ra xung quanh.
- Sâm cau phân bố ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một vài nước khác ở Đông Nam Á. Ở Việt Bam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi, từ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng.
- Các tỉnh Sơn La, Hòa Bình thường khai thác được nhiều cây thuốc này và hiện nay trở nên hiếm dấn.
Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây sâm cau
Tác dụng của sâm cau với sinh lý nam giới
Đông y, sâm cau có vị thơm nhẹ, tính ấm; có công năng làm ấm thận, mạnh gân cốt, trừ hàn thấp; chủ trị liệt dương, yếu sinh lý, tinh lạnh, chân tay, lạnh, lưng lạnh.
Công dụng:
- Sâm cau giúp bổ thận tráng dương, điều trị liệt dương, xuất tinh sớm, dinh tinh, mộng tinh. Sâm cau còn có khả năng giúp tăng cường chức năng sinh lý, giúp quý ông sung mãn hơn trong chuyện chăn gối
- Nam giới dùng sâm cau có thể giúp kéo dài, tăng thời gian quan hệ. Loại củ này được ví như một loại thuốc bổ dương có tác dụng tương tự như Viagra nhưng lại không có tác dụng phụ như loại thuốc này.
- Đã có một số nghiên cứu trên thế giới về tác dụng của sâm cau trong việc điều trị vô sinh cho các cặp vợ chồng do người chồng có các chứng giảm tinh trùng, tinh trùng chết, tinh trùng yếu, kém chuyển động. Kết quả cho thấy triệu chứng được cải hiện tới 80% sau 3 tháng điều trị.
- Sử dụng sâm cau được chứng minh là có khả năng hạ đường huyết, hạ huyết áp.
- Sâm cau còn làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể, kích thích miễn dịch, chống viêm, chống co giật, an thần, có hoạt tính hormone sinh dục nam.
Các bài thuốc sâm cau giúp tăng cường sinh lý nam giới
Trong nhiều cách sử dụng sâm cau thì việc dùng để ngâm rượu sâm cau là phổ biến và được nhiều người dùng nhất.
Ngâm rượu sâm cau phối hợp với bìm bịp và tắc kè
Có công hiệu bổ thận tráng dương
Thành phần:
- Bìm bịp 1 con
- Tắc kè núi 2 – 3 con làm sạch
- Sâm cau rừng 50g
- Ngâm cùng 1,5 lít rượu
Ngâm rượu trong 100 ngày là được. Để càng lâu càng tốt.
Ngày dùng 2 – 3 lần mỗi lần uống 1 ly chừng 30ml dùng trước khi ăn cơm và tối trước khi đi ngủ.
Dùng sâm cau nấu món ăn
Hiệu quả cho nam giới bị đau lưng mỏi gối, rối loạn cương dương
Thực hiện chế biến:
Thịt gà rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp gia vị, để khoảng 20 phút cho thấm. Sâm cau, dâm dương hoắc rửa sạch. Tất cả những nguyên liệu trên cho vào nồi đất, thêm một lượng nước vừa đủ, đun trên bếp nhỏ lửa đến khi thịt gà chín mềm rồi thêm gia vị sao cho hợp khẩu vị. Nên ăn món này khi còn nóng để làm tăng hiệu quả cải thiện sinh lý nam giới. Thêm món ngon này vào thực đơn 2 lần/ tuần giúp bổ thận tráng dưng, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp.
Sâm cau sắc nước uống
Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng
- Sâm cau 8g; sâm Bố Chính, hoài sơn, trâu cổ, kỷ tử, ngưu tất, tục đoạn, thạch hộc, mỗi vị 12g; cam thảo nam, cáp giới, ngũ gia bì, mỗi vị 8g. Tất cả nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 – 3 lần/ ngày, uống trước bữa ăn.
Chữa huyết áp cao, nhất là phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh
- Sâm cau, ba kích, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá, đương quy, mỗi vị 12g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 250ml, ngày 2 lần, uống trước ăn.