Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Hướng dẫn cách ngâm sâm cau đúng cách, an toàn

Hướng dẫn cách ngâm sâm cau đúng cách, an toàn

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Sâm cau là dược liệu quý có tác dụng làm ấm thận, mạnh gân cốt, trừ hàn thấp được dùng để chữa yếu sinh lý, liệt dương, chân tay lạnh… Ngâm rượu sâm cau là một phương pháp truyền thống được nhiều người thực hiện để sử dụng và bảo quản. Tuy nhiên, sâm cau là một loại dược liệu có độc nên nên khi ngâm cần thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn.

Hướng dẫn cách ngâm sâm cau đúng cách, an toàn 1

Mục lục

  • Bước 1: Lựa chọn sâm cau
  • Bước 2: Cách khử độc sâm cau trước khi ngâm
  • Bước 3: Cách ngâm sâm cau đúng cách
    • Cách 1: Ngâm rượu sâm cau đơn lẻ
    • Cách 2: Ngâm rượu sâm cau với thảo dược khác
  • Bước 4: Cách sử dụng sâm cau an toàn và hiệu quả
  • Bước 5: Cách bảo quản rượu ngâm sâm cau

Bước 1: Lựa chọn sâm cau

Sâm cau hay còn được người dân gọi với tên là tiên mao căn, ngải cau, độc cước tiên mao… có nhiều tác dụng đối với sức khỏe như ôn thận, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, chữa liệt dương, ung nhọt, ngực bụng đau lạnh…

Sâm cau là loại cỏ, thường lấy phần củ được thu hái vào mùa thu đông để sử dụng. Rễ sâm cau có vỏ màu nâu đen, hình dạng thon dài, chia đốt rõ ràng. Phần thân không phân nhánh chỉ có nhiều rễ con bám quanh thân chính. Các củ đen thường có kích thước không quá lớn, dài khoảng 5 – 10 cm, đường kính 1 – 2 cm. Để ngâm rượu nên chọn những củ lớn, không bị nứt, dập nát hay thối.

Ngoài ra, có một số lưu ý khi lựa chọn sâm cau như sau:

  • Mua từ nguồn tin cậy: Chọn mua sâm cau từ các nhà cung cấp có uy tín, có chứng nhận về xuất xứ và chất lượng sản phẩm. Tránh mua hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, lẫn tạp chất cũng như thuốc bảo vệ thực vật gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
  • Sâm cau tự nhiên: Ưu tiên chọn sâm cau được khai thác từ tự nhiên, mọc ở những vùng đất không bị ô nhiễm.
  • Tránh nhầm lẫn với dược liệu khác như rễ cây bồng bồng: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều người nhầm lẫn sâm cau với củ rễ cây bồng bồng (người dân gọi với tên sâm cau đỏ). Tuy nhiên loại rễ cây này không có tác dụng ôn thận, cải thiện sinh lý mà chỉ giúp lợi tiểu, giải nhiệt, giải độc. Ngoài ra, cây bồng bồng cũng có độc ở vỏ nên có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe.

Bước 1: Lựa chọn sâm cau 1

Bước 2: Cách khử độc sâm cau trước khi ngâm

Rễ sâm cau có độc tính cao, dễ gây ngứa, nên khi sử dụng phải khử độc trước khi ngâm rượu. Sau khi đã lựa chọn được đúng loại sâm cau, chúng ta bắt đầu sơ chế, khử độc sâm cau như sau:

– Đầu tiên, sâm cau mua về, nhặt sạch bẹ lá, rễ phụ, chỉ lấy phần rễ chính. Do sâm cau khá nhỏ nên việc rửa từng củ mất rất nhiều thời gian. Bạn có thể ngâm với nước trong 1 – 2 giờ hoặc sử dụng máy phun xịt rửa xe ô tô để dễ loại bỏ sạch phần rễ phụ và phần đất hơn.

– Sau đó, khử độc sâm cau bằng cách ngâm với nước vo gạo theo hướng dẫn:

  • Ngâm sâm cau với nước vo gạo trong 3 – 4 giờ. Nếu không có đủ nước vo gạo, bạn có thể dùng bột gạo để ngâm.
  • Đem xả sạch dưới vòi nước, rửa và cho ra rổ, nhặt phần rễ con còn thừa và loại bỏ phần hỏng.
  • Tiếp tục ngâm với nước vo gạo lần 2 và để qua 1 đêm nữa. Sau đó, rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ lụa còn lại.
  • Cuối cùng rửa lại với nước sạch và để ráo.

– Sau khi sâm cau được khử độc tiếp tục đem phơi khoảng 1 – 2 ngày dưới thời tiết không quá nắng hoặc có thể sấy khô trong tủ sấy. Cho đến khi ngửi được mùi thơm tự nhiên của sâm cau là được. Cuối cùng, chúng ta cho vào túi buộc kín, bảo quản và bắt đầu ngâm rượu.

Ngoài cách khử độc sâm cau phổ biến bằng nước vo gạo như trên, dân gian còn thực hiện cửu chưng cửu sái sâm cau (đồ/hấp và phơi khô 9 lần) rồi vùi vào trong đường cát. Tuy nhiên cách làm này tốn khá nhiều công sức và thời gian.

Bước 3: Cách ngâm sâm cau đúng cách

Bước 3: Cách ngâm sâm cau đúng cách 1

Hiện nay có nhiều cách ngâm sâm cau khác nhau. Sâm cau có thể ngâm đơn lẻ với rượu hoặc phối hợp với các loại thảo dược khác. Dưới đây là hướng dẫn cách ngâm cụ thể:

Cách 1: Ngâm rượu sâm cau đơn lẻ

Rượu ngâm sâm cau đơn lẻ thường được sử dụng để trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa…

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Sâm cau: Phần củ sâm cau đã được khử độc, thái thành lát mỏng, nhỏ.
  • Rượu trắng: Nên chọn loại rượu trắng có độ cồn từ 40 – 45 độ. Thường 100g sâm cau khô sẽ dùng khoảng 500 – 1000ml rượu trắng.
  • Bình ngâm: Sử dụng bình thủy tinh hoặc sứ sành, đảm bảo kín. Ngoài ra, có thể lựa chọn sử dụng chum đất được nung ở nhiệt độ cao để rượu được ngon hơn.

Cách ngâm:

  • Tráng bình qua với một lần rượu.
  • Cho sâm cau vào bình.
  • Đổ rượu vào đến khi ngập hết sâm cau.
  • Đậy kín nắp bình và để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Đợi khoảng 1 – 2 tháng là có thể sử dụng.

Cách 2: Ngâm rượu sâm cau với thảo dược khác

Ngoài ngâm sâm cau đơn lẻ với rượu, bạn có thể kết hợp với các dược liệu khác như ba kích, hy thiêm, hà thủ ô, hoài sơn, dâm dương hoắc, thiên niên kiện… để gia tăng tác dụng.

– Cách ngâm rượu sâm cau với thiên niên kiện để chữa phong thấp, lưng lạnh đau, liệt dương và thần kinh suy nhược như sau:

  • Chuẩn chị nguyên liệu: 100g sâm cau đã sơ chế, 10g thiên niên kiện, 500ml rượu trắng.
  • Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào bình, đổ rượu ngập hết các dược liệu, ngâm trong 7 ngày hoặc hơn.

– Cách ngâm rượu sâm cau với hà thủ ô, hy thiêm thảo (cỏ đĩ) để chữa tê thấp, đau nhức toàn thân như sau:

  • Chuẩn chị nguyên liệu: 20g sâm cau đã sơ chế, 20g hà thủ ô (đã được chế với đậu đen), 20g hy thiêm thảo, 500ml rượu trắng.
  • Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào bình, đổ rượu ngập hết các dược liệu, ngâm trong 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn càng tốt.

Bước 4: Cách sử dụng sâm cau an toàn và hiệu quả

Bước 4: Cách sử dụng sâm cau an toàn và hiệu quả 1

Sau khi ngâm được 2 tháng là có thể sử dụng được sâm cau. Tuy nhiên, ngâm rượu càng lâu thì rượu sẽ càng ngon. Rượu ngâm sâm cau có màu nâu đen, mùi thơm nhẹ đặc trưng, vị chát đắng cay ngọt nhẹ. mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên lạm dụng, bởi uống quá liều rất dễ dẫn tới trúng độc, lưỡi đau sưng phù, bí tiểu tiện và cuồng táo.

Người dùng có thể uống 1 chén nhỏ/lần (tương đương 20 – 30ml/lần), mỗi ngày 2 lần. Thời điểm sử dụng là trước 2 bữa ăn chính. Để đạt được hiệu quả tốt có thể uống thành các đợt, mỗi đợt dùng liên tục trong 7 – 10 ngày.

Bước 5: Cách bảo quản rượu ngâm sâm cau

Để rượu ngâm sâm cau thơm, không bị hỏng, sau mỗi lần sử dụng cần bảo quản đúng cách. Thời gian sử dụng của sâm cau có thể kéo dài từ 1 – 2 năm, thậm chí lâu hơn. Sau mỗi lần dùng cần đóng chặt nắp, không để cồn bay hơi cũng như tránh côn trùng, vi khuẩn xâm nhập.

Ngoài ra, nên để rượu ngâm sâm cau ở những nơi khô thoáng, mát mẻ, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Nó giúp bảo quản lâu hơn và chất lượng được giữ nguyên trong quá trình sử dụng.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách ngâm rượu sâm cau. Mong rằng bài viết giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Tác giả: Lê Thị Bích Hậu - 02/10/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Sâm cau

Bài viết liên quan

  • Cao dược liệu nào tốt cho sức khỏe?

  • Ngọc cẩu ngâm với sâm cau: Bình rượu bổ dương

  • Công dụng và cách dùng của sâm cau, vị thuốc quý của mọi nhà

  • Rượu sâm cau, bài thuốc quý chữa xuất tinh sớm

  • Mua Sâm cau giả trả bằng tiền thật – nhận biết sâm cau giả

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑