Theo Y học cổ truyền củ sâm cau có vị cay, tính ấm, giúp ôn thận tráng dương, mạnh gân cốt, tiêu hàn. Vị thuốc này có tác dụng trị liệt dương, suy giảm sinh lý, xuất tinh sớm, bồi bổ sức khỏe và tăng khả năng hoạt động tình dục ở cả nam và nữ. Rượu sâm cau được các quý ông xem như bí quyết phòng the nhờ khả năng chống xuất tinh sớm, dùng cho các trường hợp yếu sinh lý, giúp tăng cường độ dẻo dai, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên trước khi sử dụng, các quý ông cần có những hiểu biết cần thiết về tác dụng cũng như những lưu ý khi uống rượu sâm cau để tránh có những hiểu lầm đáng tiếc về tác dụng hoặc dùng rượu sâm cau sai cách. Các đấng mày râu có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Cây sâm cau
Mục lục
Giới thiệu về sâm cau
Tên gọi
- Sâm cau là loài thực vật có hoa hay còn gọi cồ nốc lan, ngải cau, nam sáng ton, soọng ca, thài léng, tiên mao
- Danh pháp khoa học: Curculigo orchioides
- Cây thuộc họ: Hypoxidaceae
Mô tả
- Cây thảo, lá hẹp, cao 20 – 30cm, lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp.
- Phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất.
- Ở dạng nguyên củ, sâm cau thường chia đốt rõ ràng, vỏ màu nâu đen, thân chỉ có 1 rễ chính, không phân nhánh, có các rễ con to bám quanh thân dễ chính.
- Thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ.
- Lá mọc tụ họp lại thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau hình mũi mác hẹp, dài 20-30cm, rộng 2,5-3cm gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng màu, gân song song rất rõ; bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm.
- Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 – 5 hoa màu vàng, lá bắc hình trái xoan, đài 3 răng có lông; tràng 3 cánh nhẵn; nhị 6, xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn; bầu hình thoi, có lông rậm.
- Quả nang, thuôn, dài 1,2 – 1,5 cm. Hạt 1 – 4, phình ở đầu.
Phân bố
- Sâm cau là loại cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc trên những nơi đất còn tương đối màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rẫy.
- Cây sinh trưởng tốt trong mùa mưa ẩm, phần thân rễ chính dạng củ, cắm sâu xuống đất, hoa quả hàng năm, khi già tự mở để hạt phát tán ra xung quanh.
- Sâm cau phân bố ở một số tỉnh phía nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và một vài nước khác ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi, từ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng, tuy nhiên, trước những năm 1980, Sơn La và Hòa Bình khai thác quá mức, đến nay đã khan hiếm.
Xem đầy đủ: Hình ảnh nhận dạng cây sâm cau
Bộ phận dùng và thành phần hóa học của cây sâm cau
- Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (căn hành), có tên dược liệu là tiên mao (Rhizoma Curculiginis). Người ta thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu.
- Người ta đào lấy củ về, loại bỏ những rễ con, rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, ngâm nước vo gạo một đêm để khử độc, rồi phơi hoặc sấy khô.
- Trong thân rễ sâm cau có chứa tinh bột, chấy nhầy, tanin, acid béo, beta-sitosterol, stigmasterol và các hợp chất flavonoid, các chất thuộc nhóm cycloartan
- Sâm cau là dược thảo có chứa steroid thiên nhiên, có tác dụng dạng testosteron (một nội tiết tố sinh dục nam).
Rượu sâm cau chữa xuất tinh sớm
- Rễ cây Sâm cau có chất Curculigin A giúp kích thích ham muốn tình dục mạnh, tăng tần suất, thời gian quan hệ, tăng sinh tinh gần 2 lần. Thân và rẽ của cây Sâm Cau có chứa nhiều Curculigin A nhất, là dược liệu tăng cường bản lĩnh phái mạnh gấp 1,5 lần so với các dược liệu có tác dụng tương tự, được ví như là “Viagra” tự nhiên tốt nhất cho nam giới.
- Ngoài ra, thân và rễ Sâm Cau có nhóm chất cycloartan triterpen saponin làm tăng khả năng sản xuất nội tiết tố nam testosterone, chống co thắt, làm thư giãn cơ, tăng cường hoạt động của tế bào Leydig của tinh hoàn – nơi sản xuất ra testosterone trong cơ thể làm tăng nồng độ testosterone một cách tự nhiên đồng thời cũng giúp chống lại những bất thường về tinh trùng như: tinh trùng yếu, chưa hoàn thiện hoặc kém chuyển động…
- Theo Đông y, sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào hai kinh can, thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu hóa.
- Nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh trong củ sâm cau có chứa thành phần giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, tăng cường năng lực hoạt động của tuyến sinh dục nam. Vị thuốc này còn có tác dụng tương tự như hóc môn sinh dục nam . Do đó sử dụng rượu sâm cau đặc biệt tốt cho sức khỏe sinh lý của nam giới.
- Hàng năm, cứ vào màu thu hoạch sâm cau (khoảng tháng 11) đi đào củ sâm cau về để làm thuốc. Sâm cau có thể được dùng dưới dạng tươi hoặc phơi khô, sắc uống hay ngâm rượu đều tốt. Tuy nhiên sâm cau ngâm rượu uống vẫn là cách được nhiều quý ông ưa chuộng
Các bài thuốc ngâm rượu sâm cau
Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu đối với sức khỏe sinh lý nam giới là vấn đề không phải bàn cãi. Có nhiều cách ngâm rượu sâm cau rừng, dưới đây là những bài thuốc hướng dẫn cách ngâm rượu sâm cau, phát huy hết công dụng của dược liệu quý này như: chữa bệnh liệt dương, khó lên đỉnh, xuất tinh sớm, tăng khả năng dẻo dai, tăng cường sức khỏe sinh lý.
Bài thuốc 1
- Sâm cau tươi: 1 kg
- Rượu trắng 45 độ: 3 lít
- Ngâm trong thời gian 10 ngày trở lên là dùng được. ( Lưu ý, khi ngâm sâm cau tươi cần chọn loại rượu mạnh, bởi sâm tươi có chứa nhiều nước, nếu rượu nhẹ sâm rất dễ bị thối).
Củ thân, rễ sâm cau tươi
Bài thuốc 2
- Củ sâm cau tươi: 1 kg
- Rượu trắng cao độ ( 40 – 45 độ): 3 lít
- Sâm cau tươi đem xắt lát mỏng, sau đó cho vào bình ngâm trong 10 ngày có thể lấy ra uống.
Bài thuốc 3
Ngâm sâm cau chung với mật ong
- Sâm cau khô: 1 kg
- Mật ong: 200 ml
- Rượu trắng cao độ ( 40 – 45 độ ): 4 lít
- Sâm cau đem thái mỏng, sao vàng và cho vào bình cùng với mật ong và rượu. Ngâm ít nhất 7 ngày mới uống được
Rễ sâm cau khô
Bài thuốc 4
Sâm cau ngâm chung với ba kích và dâm dương hoắc
- Sâm cau: 1kg
- Ba kích: 0,5 kg
- Dâm dương hoắc: 0,5 kg
- Mật ong: 200 ml
- Rượu trắng cao độ ( 40 – 45 độ ): 5 lít
- Các vị thuốc cho vào bình thủy tinh ngâm chung với rượu. Sau 30 ngày là uống được.
Bài thuốc 5
- Sâm cau khô: 1 kg
- Nấm tỏa dương khô: 0,5 kg
- Ba kích khô: 0,5 kg
- Lá dâm dương hoắc khô: 0,1 kg
- Ngâm tất cả với 7 lít rượu, ngâm trên 3 tháng là có thể sử dụng được.
Xem thêm: Tác dụng không ngờ của sâm cau rừng ngâm rượu
Lưu ý khi ngâm rượu sâm cau
- Do sâm cau rừng có độc tính, vì vậy khi thu hoạch sâm tươi về, đem rửa sạch với nước để loại bỏ bùn đất, bụi bẩn bên ngoài, sau đó đem ngâm với nước gạo để khử độc tính. Nếu muốn bảo quản lâu, sau khi khử độc, đem sâm tươi phơi khô rồi cất ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để bị ẩm mốc.
- Cần dùng rượu cao độ để ngâm sâm cau tươi để tránh được hiện tượng sâm cau bị thối. Điều này cũng giúp rượu thuốc chất lượng hơn.
Lưu ý khi dùng rượu sâm cau
- Tùy theo tửu lượng, mỗi ngày có thể uống rượu sâm cau 1-2 lần, mỗi lần 20 – 30 ml, uống trước bữa ăn. Có thể pha loãng với nước rồi uống nếu như rượu quá mạnh.
- Rượu sâm cau có tính nóng nên những đối tượng đang bị nóng trong, táo bón không nên sử dụng.
- Sâm cau dùng liều cao và kéo dài sẽ gây cường dương mạnh, dẫn tới hao tổn tinh lực.
- Những người thể trạng âm hư hỏa vượng: người gầy, da khô, lòng bàn tay chân ấm, thường sốt nhẹ vào buổi chiều, ra mồ hôi trộm, đại tiện táo, tiểu tiện vàng đỏ, nóng bứt rứt trong người, phiền muộn…thì không nên dùng sâm cau.
- Những người quá hư yếu, thể trạng kém, cũng không nên dùng.
Trên đây là một số bài thuốc quý, hướng dẫn cách ngâm rượu ngâm sâm cau với mục đích chữa xuất tinh sớm đồng thời mang lại lợi ích cho sức khỏe mà các quý ông có thể tham khảo. Nếu có thắc mắc gì hay cần tư vấn và muốn tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng của sâm cau cũng như các loại cây dược liệu khác, bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 18001190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.