Trong y học cổ truyền Sâm cau được biết đến là dược liệu quý có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như bồi bổ cơ thể, đau lưng, viêm khớp, đặc biệt sâm cau còn được ví là thần dược tráng dương của nam giới. Việc mua bán Sâm cau hiện nay rất đơn giản chỉ bằng 1 cú nhấp chuột là bạn cũng đã có thể mua được cả chục cân Sâm cau 1 cách dễ dàng. Tuy vậy nhiều người lại mua phải sâm cau giả, sâm cau kém chất lượng? Vậy nguyên nhân sự việc này đến từ đâu?
Hình ảnh hoa Sâm cau
Nguyên nhân gây ra nhầm lẫn về cây Sâm cau
Sâm cau là thảo dược quý mọc phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta, đặc biệt ở vùng Lào Cai, Sơn La, Lai Châu. Dược liệu này thường được người dân bản địa thu hái trong rừng sâu sau đó đem ra chợ bày bán rất nhiều. Tuy nhiên lại có một sự thật là mặc dù khi bạn đến tận “thủ phủ” của Sâm cau thì bạn chưa chắc đã mua được đúng dược liệu này như trong trường hợp sau đây:
Trong một lần đi công tác tại Lào Cai, anh Nguyễn Hoàng A. có đến khu chợ dược liệu để mua quà. Nghe nói dược liệu ở Lào Cai nhiều mà đa dạng chủng loại nên anh rất hào hứng. Đang đi xem thì anh bị thu hút bởi 1 sạp hàng có nhiều củ to kiểu như củ sắn, đường kính bằng cái cán rựa, màu đỏ thẳng đều. Thấy anh chăm chú, bà bàn hàng là sâm cau đấy, bổ lắm đấy, cái này còn tốt cho chuyện vợ chồng, cháu lấy nhiều bà chỉ bán 50kg/cân thôi, mà lựa củ thoải mái, về ngâm mà uống. Thế rồi thấy ông anh bên cạnh cuối xuống lựa được 10kg củ to, anh A. cũng mua 5 kg về ngâm rượu gạo đãi khách dịp Tết.
Một hôm, anh họ của anh A. là dược sĩ đến nhà chơi, thấy anh ấy cất hủ rượu “sâm cau” đỏ trong tủ kính, anh ấy nhìn hồi lâu rồi nói không phải sâm cau thật. Anh ấy bảo, sâm cau thật bây giờ rất hiếm, củ, rễ không to, đều, màu sắc đẹp mắt như thế, đấy là rễ cây phất dụ lá hẹp hay còn gọi là bồng bồng. Anh còn mở điện thoại tìm trên mạng hình ảnh sâm cau thật và cây bồng bồng, cây phất dụ lá hẹp để chứng minh cho tôi xem. Nhìn ảnh anh đưa, lúc này anh A. mới ngỡ ngàng vì loại cây này rất giống với một loại cây cảnh đang trồng trong nhà. Cũng tiếc lắm nhưng anh A. vẫn phải mang đổ đi hũ rượu đã ngâm hơn 1 năm nay vì có giữ lại cũng không để làm gì mà uống vào còn độc cả người.
Rễ cây bồng bồng mà anh Nguyễn Hoàng A. mua nhầm tưởng là cây Sâm cau
Khi chúng tôi thử tìm kiếm cụm từ khóa “Sâm cau” trên internet thì thấy có rất nhiều thông tin về cây này từ mô tả cây, công dụng như nào, cách chế biến Sâm cau ra làm sao,… Những thông tin này rất chi tiết cho người xem, tuy nhiên nhiều trang mạng không đề cập đến hình ảnh của cây Sâm cau, hoặc nếu có thì chỉ có 1 ảnh duy nhất lại mờ và cũng không trích dẫn nguồn tài liệu rõ ràng. Vậy những bài viết này đảm bảo thông tin chính xác?
Tiếp đến chúng tôi chuyển qua tìm kiếm hình ảnh cây Sâm cau thì lại thêm một ma trận ảnh hỗ lộn thật thật giả giả. Cái ảnh này là hình 1 loại rễ cây đỏ đỏ đề nội dung là rễ sâm cau, thế mà một cái ảnh khác là rễ cây mà đen cũng đề nội dung rễ sâm cau. Mà hài hước ở chỗ khi Click và ảnh để xem chi tiết thì bài nào cũng khẳng định đây là sâm cau thật, là thần dược bồi bổ tốt cho sức khỏe. Vậy tin bài nào? Nếu là 1 cây sâm cau sao ảnh của chúng lại không giống nhau?
Hình ảnh cây bồng bồng lẫn lộn với cây Sâm cau thật trên mạng internet
Cũng qua tìm hiểu tình hình dược liệu sâm cau ở các chợ dược liệu truyền thống hiện nay, việc mua bán dược liệu sâm cau cũng rất là “đơn giản” như tìm kiếm thông tin cây sâm cau vậy. Cái “Đơn giản” ở đây là người bán thì nghe tên Sâm cau rồi lấy trong túi, trong bao cân rồi đóng gói dược liệu lại. Còn người đi mua sâm cau ở cửa hàng đa phần không biết phân biệt dược liệu thật giả. Họ chỉ biết tên dược liệu là sâm cau rồi nói với người bán, có khi còn quên cả tên cây mà chỉ biết cây này chữa bệnh này bệnh kia rồi kể cho người bán hàng xem là loại gì như vậy không để mua mà không biết thực tế cây đó ra sao. Còn có nhiều người mua dược liệu qua truyền miệng người quen, họ bảo dùng tốt lắm thì cũng mua về dùng chứ chưa biết thực hư như nào.
Thử hỏi xem bao nhiêu phần trăm trong đó mua được Sâm cau thật đây khi hàng giả hàng thật cứ thật giả lẫn lộn?
Nhận biết sâm cau giả như thế nào?
Vậy thì chúng tôi đang đặt câu hỏi làm thế nào để biết được đâu là cây sâm cau thật tránh gây nhầm lẫn khi mua và sử dụng?
Để đi tìm cây sâm cau thật, chúng tôi đã tham khảo kỹ lưỡng trong cái tài liệu dược liệu chính thống hiện nay như trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi hay trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc” của Viện Dược liệu xuất bản đã miêu tả rõ về cây Sâm cau như sau:
- Cây Sâm cau có tên khoa học là sâm cau là Curculigo orchioides Gaertn., thuộc họ Hypoxidaceae (Sâm cau).
- Sâm cau còn có tên gọi khác là cồ nốc lan, ngải cau, nam sáng ton, soọng ca, thài léng, tiên mao.
- Về đặc điểm mô tả, Sâm cau là cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 20 – 30 cm. Cây có thân rễ, hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu, mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ. Lá mọc tụ họp thành túm từ thân rễ, xếp nếp như lá cau, hình mũi mác hẹp. Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 – 5 hoa màu vàng. Quả nang, thuôn. Mùa hoa quả từ tháng 5 – 7.
- Về công dụng, Sâm cau có tác dụng kiện gân cốt, giảm chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp. Rễ cây sâm cau còn có chất Curculigin A giúp tráng dương bổ thận, tốt cho nam giới.
Cây Sâm cau thật (bên trái), cây bồng bồng (bên phải )
Với nhiều công dụng tuyệt vời nên Sâm cau được rất nhiều quý ông săn đón, tìm mua để sử dụng. Tuy nhiên không nhiều người biết rõ hình thái Sâm cau để mua đúng dược liệu. Trong khi đó, Sâm cau đang được bán phổ biến trên mạng hay các khu du lịch, chợ dược liệu lại là rễ của một số loài cây thuộc họ Huyết giác mà phổ biến nhất là rễ cây bồng bồng.Cây bồng bồng thực chất không hề có tác dụng tăng cường bản lĩnh phái mạnh, thậm chí còn có thể gây độc.
Mời các bạn cùng xem Video nhận biết sâm cau giả của PGS.TS. Nguyễn Thượng Dong – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dược liệu (Bộ Y tế)
Qua trao đổi với TS.BS. Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y Tế ông cho biết: “Sâm cau vùng Tây Bắc là dược liệu quý hiếm được các quý ông săn đón, tìm mua với công dụng chữa liệt dương, yếu sinh lý, làm mạnh gân xương… Tuy nhiên không nhiều người biết rõ hình thái Sâm cau để mua đúng dược liệu. Trong khi đó, loại ” Sâm cau” đang bán phổ biến trên mạng hay trong chợ dược liệu lại là rễ cây Bồng bồng (Dracaena angustifolia). Rễ cây này thực chất không hề có tác dụng tăng cường sinh lý, thậm chí còn có thể gây tác hại vì toàn cây Bồng bồng bỏ rễ có độc”.
Cũng theo TS. Lê Hoàng Duy cũng khẳng định: “Từ y học cổ truyền cho đến nghiên cứu hiện đại, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào xác nhận hoạt tính sinh học bổ thận, tráng dương, tăng cường sức khỏe như người dân cũng như các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về loài sâm cau đỏ này.”
Vậy đến đây chúng tôi có thể khẳng định rằng rễ cây có màu đỏ kia không phải là sâm cau như mọi người vẫn hay gọi. Đó chỉ là rễ cây bồng bồng mà thôi, mua cây đầy ngâm rượu không có tác dụng gì cả, mà có khi còn mang độc vào người.
Qua đây ta cần lưu ý, khi mua dược liệu Sâm cau, bạn tỉnh táo lựa chọn để dùng được đúng loại Sâm cau. Tốt nhất nên tìm mua Sâm cau tại những đơn vị uy tín, có kiểm định rõ ràng. Tuyệt đối không nên mua dược liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc từ những thông tin không chính thống trên mạng, tránh gặp phải tình trạng “tiền mất tật mang” với nhiều hệ lụy cho sức khỏe.