Ở Việt Nam có rất nhiều cây dược liệu quý mà không phải ai cũng biết đến công dụng của nó. Nhiều loại dược liệu quý không được chú trọng, mọc hoang sơ, không được dùng đến, hoặc cũng có những loài bị mai một. Bên cạnh đó cũng có những loại dược liệu quý được trồng phổ biến, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Dưới đây, các bạn có thể tham khảo một số loại dược liệu quý ở Việt Nam có thể trồng để cải thiện kinh tế, có thể sử dụng trong việc giúp ích cho sức khỏe hàng ngày.
Trinh nữ hoàng cung hỗ trợ điều trị các bệnh về ung thư và khối u
Trinh nữ hoàng cung
Bộ phận dùng: Lá, thân hành
Tác dụng
- Trinh nữ hoàng cung được dùng trong phạm vi dân gian để chữa ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt. Cũng có người dùng điều trị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan và chữa đau dạ dày.
- Ở các tỉnh phía Nam, trinh nữ hoàng cung được dùng phổ biến chữa bệnh đường tiết niệu.
- Có thể dùng xoa bóp làm sung huyết da chưa tê thấp, đau nhức.
- Ở Ấn Độ, nhân dân dùng thân hành cây trinh nữ hoàng cung xào nóng, giã đắp trị thấp khớp, và cũng dùng đắp trị mụn nhọt và áp xe để gây mưng mủ. Dịch ép lá là thuốc nhỏ tai chữa đau tai.
- Ở Campuchia, nhân dân dùng cây trinh nữ hoàng cung để điều trị bệnh phụ khoa.
Đọc thêm: Chú ý phân biệt trinh nữ hoàng cung và đại tướng quân
Một số bài thuốc từ cây trinh nữ hoàng cung
Bài thuốc với các khối u và ung thư: (K.cổ tử cung, K. gan, K. phổi, K. đại tràng… Các khối u nội tạng, tiền liệt tuyến, u lộ bên ngoài ở mọi vị trí trên người):
Lá Trinh nữ hoàng cung (khô) 20g. Lá Đu đủ (khô) 50g. Nga truật (giã nát) 20g. Xuyên điền thất giã nát 10g (sâm Tam thất)
Sắc với 3 chén nước (600ml) còn lại 1 chén thuốc (200ml), chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn.
Bài thuốc Chữa u xơ tử cung, ung thư tử cung, u xơ và ung thư tiền liệt tuyến:
Hái lá trinh nữ hoàng cung, thái nhỏ ngắn 1–2 cm, sao khô màu hơi vàng.
Mỗi ngày sắc 3 lá thành nước uống. Uống luôn trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó uống tiếp 7 ngày nữa, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống là 63 lá, xen kẽ 2 đợt nghỉ uống, mỗi đợt 7 ngày.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư vú.
Nguyên liệu: lá cây Trinh nữ hoàng cung 8g, Cỏ lưỡi rắn hoa trắng 30g, Bán chi liên 15g, Kê huyết đằng 24g, Hương phụ 4g, Ích mẫu thảo 12g.
Sắc uống ngày một thang. Nên duy trì uống liên tục hằng tuần.
Cà gai leo
Bộ phận dùng
Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.
Cà gai leo hỗ trợ và điều trị các bệnh về gan, và một số bệnh khác
Tác dụng
Theo kinh nghiệm dân gian cà gai leo điều trị các bệnh về gan đặc biệt hiệu quả. Xưa kia chưa có nhiều loại thuốc như bây giờ, khi mắc các bệnh về gan như: Bệnh vàng da, vàng mắt, mụn nhọt, mẩn ngứa nhân dân thường lấy cây cà gai leo về hãm nước dùng hàng ngày mà điều trị bệnh. Dưới đây là một số tác dụng quý của cây cà gai leo:
- Nước sắc cà gai có tác dụng: Hạ men gan, mỡ máu
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, kìm hãm sự phát triển của vius viên gan B
- Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan
- Làm giảm các các triệu chứng của bệnh gan như: Đau tức hạ sườn phải, vàng da …
- Rễ cây dùng làm thuốc điều trị phong thấp, đau nhức răng, chảy máu chân răng, điều trị say rượu, giải rượu.
Một số bài thuốc từ cây cà gai leo
Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư:
Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g.
Tất cả sao vàng, sắc uống hằng ngày một thang. Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi: cà gai leo 10g, dây gấm 10g, thổ phục linh 10g, kê huyết đằng 10g, lá lốt 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10 – 30 thang.
Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi:
Cà gai leo 10 g, dây gấm 10 g, thổ phục linh 10 g, kê huyết đằng 10 g, lá lốt 10 .
Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10 – 30 thang.
Hỗ trợ, điều trị các bệnh về gan ( viêm gan B, xơ gan…):
Dùng 35 g rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300 ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men gan, giải độc gan rất tốt.
Bìm bìm
Bộ phận dùng: Toàn cây thu hái quanh năm, rửa sạch cắt ngắn, dùng tươi hay phơi khô.
Tác dụng cây bìm bìm
Ở việt nam, bìm bìm được dùng phổ biến theo kinh nghiệm nhân dân, làm thuốc lợi tiểu, chữa đái rắt, đái ít, phù thũng.
Ở Trung quốc, bìm bìm là thuốc chữa ho, phế nhiệt, tiểu tiện không thong, tiểu tiện ra máu, mụn nhọt, đầu đinh.
Cây bìm bìm
Một số bài thuốc từ cây bìm bìm
Chữa đái ra máu: Dây, lá bìm bìm 30g, hạt dành dành (sao đen) 30g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày.
Chữa ho phế nhiệt (tức viêm phế quản), chọn 1 trong hai phương sau:
- Dây, lá bìm bìm tươi 30g, lá dâu 20g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần trong ngày. Cần uống 5 – 7 ngày liền.
- Dây lá bìm bìm tươi 30g, thân cây sậy 100g, rau diếp cá 30g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần, cần uống 5 – 7 thang
Chữa trướng bụng do xơ gan hoặc viêm thận mạn tính:
Dùng Khiên ngưu tử 80g, hồi hương 40g. Tất cả nghiền mịn, trộn đều. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 8g, uống khi đói bụng, chiêu thuốc bằng nước sôi, uống liên tục trong 2 – 3 ngày.
Chữa phù do viêm thận:
Khiên ngưu tử 100g (nghiền mịn), táo tàu 80g (hấp chín, bỏ hột, giã nát); gừng tươi 500g, giã nát vắt lấy nước, bỏ bã; tất cả đem trộn đều thành một thứ bột nhão, cho vào nồi hấp 30 phút, trộn đều, lại hấp thêm 30 phút nữa là được.
Lượng thuốc trên chia đều thành 8 phần, ngày uống 3 lần vào sáng, trưa, chiều, mỗi lần uống 1 phần, sau 2 – 5 ngày thì hết; kiêng muối trong 3 tháng.
Kim ngân
Mọi người thường biết đến cây kim ngân như một loại cây cảnh, cây trông theo phong thủy. Bởi cây kim ngân là loại cây hoa leo rất đẹp, mùi hương dễ chịu. Nhưng bên cạnh đó đây còn là loại cây dược liệu chữa bệnh rất tốt.
Hoa của cây kim ngân
Bộ phận dùng: Hoa sắp nở, Cành nhỏ và lá.
Tác dụng của cây kim ngân
- Trị chứng mẩn ngứa dị ứng
- Trị cảm sốt
- Chữa ung nhọt, phế ung, trường ung
- Trị đau họng, quai bị
- Chữa bệnh vảy nên
Một số bài thuốc từ cây kim ngân
Chữa mụn nhọt: kim ngân hoa 16g, phòng phong 8g, bạch chỉ 8g, trần bì 8g, nhũ hương 4g, một dược 4g, thiên hoa phấn 8g, đương quy 12g, cam thảo 4g, bối mẫu 6g, tạo giác thích 4g, xuyên sơn miếng
Sắc tất cả các loại trên. Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút, uống 2 ngày 1 thang.
Tiêu độc trị mẩn ngứa, mụn nhọt, ban sởi: Kim ngân hoa 20g, Ké đầu ngựa 15g, lá Dâu 20g, Nước 600ml sắc còn 200ml uống một lần. Ngày uống 3 lần, uống đến khỏi (nếu là Kim ngân dây dùng liều 30g).
Ba kích
Ba kích hay còn có tên gọi: Ruột gà, Thao tày cáy (Mán), Ba kích thiên, Sáy cáy (Thái), Chầu phóng sì (Tày), Chổi hoàng kim, Chày kiằng đòi (Dao).
Ba kích
Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô của cây Ba kích
Tác dụng của cây ba kích
- Bổ thận, tráng dương.
- Hỗ trợ điều trị thận hư, dương suy, cao huyết áp hiệu quả
- Giúp giảm đau mỏi gối, phong thấp đau nhức, tay chân bị lạnh.
- Cải thiện chứng lãnh cảm, mất ngủ
- Cải thiện tình trạng tử cung lạnh, đau bụng dưới
Một số bài thuốc có ba kích
Trị liệt dương: Ba kích 30g, Đỗ trọng 30g, Ích trí nhân 30g, Ngũ vị tử 30g, Ngưu tất 30g, Nhục thung dung 60g, Phục linh 30g, Sơn dược 30g, Sơn thù 30g, Thỏ ty tử 30g, Tục đoạn 30g, Viễn chí 30g, Xà sàng tử 30g. Tán bột. Luyện mật làm hoàn, ngày uống 12 – 16 g với rượu, lúc đói (Ba Kích Hoàn – Ngự Dược Viện).
Bổ thận, tráng dương, tăng trưởng cơ nhục, dưỡng sắc đẹp: Ba kích (bỏ lõi ) 60g, Cam cúc hoa 60g, Câu kỷ tử 30g, Phụ tử (chế) 20g, Thục địa 46g, Thục tiêu 30g. Tán bột, cho vào bình, ngâm với 3 lít rượu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 – 20ml, lúc đói (Ba Kích Thục Địa Tửu – Nghiệm Phương)
Xem thêm: Tổng hợp các cây thuốc nam quý, hiêm cho người Việt phần I
Xem thêm: Danh lục 70 cây thuốc sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (P1)