Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Ba kích Sa Pa có đúng là ba kích? Cách chọn ba kích chuẩn xác

Ba kích Sa Pa có đúng là ba kích? Cách chọn ba kích chuẩn xác

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Ba kích hiện đang là dược liệu hot trên thị trường hiện nay. Tại nhiều cửa hàng cũng như các chợ dược liệu đều đồn thổi với nhau về loại “thần dược phong the” khiến “tan cửa nát nhà” này.

Theo lời quảng cáo thì ba kích có tác dụng bổ thận, kiện gân cốt và cực kì có tác dụng với sinh lý nam giới, giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý vô cùng hiệu quả. Vậy làm thế nào để lựa chọn được đúng ba kích “xịn” mà không nhầm lẫn với các lợi dược liệu giả mạo khác.

Ba kích Sa Pa có đúng là ba kích? Cách chọn ba kích chuẩn xác 1

Ba kích – Giải pháp tăng cường sinh lý hiểu quả

Tìm hiểu về cây ba kích

Ba kích có tên khoa học: Morinda officinalis How; tên khác ba kích, Ruột gà, Thao tày cáy (Mán), Ba kích thiên, Sáy cáy (Thái), Chầu phóng sì (Tày), Chổi hoàng kim, Chày kiằng đòi (Dao). Đây là cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn, thân non mầu tím, có lông, phía sau nhẵn, cành non, có cạnh, lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng.

Ba kích được sử dụng làm thuốc bổ dương, mạnh gân cốt, trừ phong tê thấp, hạ huyết áp; chữa liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, bổ não.

Xem thêm: Thông tin khoa học Ba kích

Tìm hiểu về cây ba kích 1

Ba kích thật

Vậy còn ba kích Sa Pa là gì?

Ba kích tím Sa Pa thực ra là tên gọi được cái thương gia sử dụng cho loại cây viễn chí, tuy nhiên viễn chí thực ra KHÔNG PHẢI LÀ BA KÍCH. Viễn chí còn có tên gọi là Khổ viễn chí, Yêu nhiễu, Cức quyển, Nga quản chí thống,  Chí thông, Chí nhục, Khổ yêu, Dư lương, Tỉnh tâm trượng, A chỉ thảo. Cây mọc thấp lá dài khoảng 10 -12 cm có hoa màu trắng mọc thành chùm nhỏ củ màu đỏ tía hoặc màu trắng có lõi giống như ruột gà

Viến chí có tác dụng trong an thần, ích trí, tiêu thũng, hóa đờm…

Xem thêm: Thông tin khoa học viễn chí

Củ viến chí thường được làm giả làm ba kích vì có những đặc điểm hình thái khá giống nhau, được gọi bằng cái tên ba kích tím hay ba kích Sa Pa nhưng thực ra lại không có được tác dụng như ba kích. Bởi vậy khi tìm mua ba kích ngâm rượu cần lưu ý để không nhầm lẫn mua phải các loại “ba kích dởm” này

Vậy còn ba kích Sa Pa là gì? 1

Viễn chí – Ba kích dỏm đang ngày ngày trà trộn trên thị trường

Thực hư tình hình mua bán ba kích hiện nay

Hiện nay tình trạng giả mạo ba kích đang diễn ra vô cùng tràn lan lợi dụng sử thiếu hiểu biết của người sử dụng, lấy loại viễn chí ba sừng giả làm ba kích. Loại cây này, ở Sa Pa ở chợ bán rất nhiều. Cây viễn chí ba sừng thực ra cũng là cây thuốc tốt, dùng trong điều trị bệnh cảm cúm khi có dịch cúm và cũng có tác dụng tăng lực nhưng hoạt chất thì khác ba kích.

Theo các chuyên gia, nhìn bề ngoài củ mập, khúc khuỷu người ta thấy giống rễ ba kích và bán với tên ba kích.

Đặc biệt với các hình thức mua bán online, các cây viễn chí ba sừng được ngang nhiên bán với tên ba kích rừng, ba kích tím vì nó có mầu tím rất đẹp nhưng thực ra lại không chuẩn loài ba kích thật khiến nhiều người bị lừa, tiền mất tật mang.

Theo tìm hiểu của PV, ba kích trồng tại Việt Nam có giá từ 140.000- 160.000 đồng/kg, rễ cây viễn chí mua chỉ 50.000 đồng/kg tại Sa Pa, nếu đặt dân đi lấy chỉ 18.000-20.000 đồng/kg có thể lấy vài tạ một ngày. Với mức giá chênh lệch cao như vậy, lòng tham đã khiến các thương gia không chừa thủ đoạn để lừa gạt người tiêu dùng mua phải dược liệu giả.

Thực hư tình hình mua bán ba kích hiện nay 1

Viễn chí – Ba kích Bộ đôi khiến người tiêu dùng đau đầu khi lựa chọn

Cách phân biệt viễn chí và ba kích rừng xịn

Chính vì sự giống nhau giữa 2 loài cây này cùng sự “gian lận” khi buôn bán của các thương gia, nếu có ý định mua ba kích các bạn hãy nhớ phân biệt thật kĩ 2 loài cây này nhé:

  Đặc điểm

Viễn Chí

Ba kích rừng xịn

  Hình dáng

Khá tương đồng nhưng nhỏ hơn

To hơn và khúc to nhỏ khác nhau

 Màu sắc củ

Màu tím , đỏ hoặc trắng

Nàu vàng trắng

 Lõi củ, thị củ

 Lõi không dai bằng có loại lõi dòn. Thịt củ nhiều nước

 Lõi khá dai và chắc phải cắt bằng tay hoặc dứt mạnh mới đứt, thịt củ chắc và ít nước

  Màu sắc  rượu

 Màu rượu đỏ

 Rượu màu tím

  Phân bố

Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu

 Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ…

Xem thêm: Kĩ thuật trồng cây ba kích

Tìm mua ba kích rừng xịn ở đâu tốt nhất

Tốt nhất để an tâm khi mua ba kích ngâm rượu, bạn hãy tìm mua tại những công ty uy tín có nguồn dược liệu rõ ràng đảm bảo như Tuệ Linh…. để không mua phải “dược liệu giả”, “ba kích dởm” kẻo tiền mất mà tật mang, bổ không thấy đâu chỉ thấy rước độc vào người.

Dược liệu của Tuệ Linh được trồng tại vùng dược liệu đạt chuẩn GACP chuẩn từ nguồn gốc đến chất lượng dược liệu bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Liên hệ Hotline: 18001190 để được tư vấn chi tiết.

Tác giả: admin - 28/06/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Ba kích

Bài viết liên quan

  • Hình ảnh nhận dạng cây ba kích

  • Những lưu ý khi dùng rượu ba kích

  • Tác dụng bất ngờ của củ ba kích ngâm rượu

  • Mua củ ba kích tím ở đâu tin cậy nhất

  • Cách làm củ ba kích ngâm rượu

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu