Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Giải đáp chi tiết: Uống trinh nữ hoàng cung có nóng không?

Giải đáp chi tiết: Uống trinh nữ hoàng cung có nóng không?

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Hiện nay có một số người cho rằng uống trinh nữ hoàng cung gây nóng trong người. Vậy, thực hư chuyện này như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Giải đáp chi tiết: Uống trinh nữ hoàng cung có nóng không? 1

Mục lục

  • 1. Uống trinh nữ hoàng cung có nóng không?
  • 2. Nguyên nhân dẫn đến hiểu lầm trinh nữ hoàng cung gây nóng
    • 2.1. Sử dụng quá liều
    • 2.2. Cơ địa nóng
    • 2.3. Sử dụng trinh nữ hoàng cung giả, kém chất lượng, lẫn tạp chất
    • 2.4. Kết hợp với các thực phẩm kiêng kỵ
  • 3. Hướng dẫn sử dụng trinh nữ hoàng cung an toàn và hiệu quả

1. Uống trinh nữ hoàng cung có nóng không?

Trinh nữ hoàng cung là thảo dược quý có nhiều lợi ích cho sức khoẻ như ức chế sự phát triển của khối u,

Theo y học cổ truyền, trinh nữ hoàng cung có vị đắng, chát, tính bình. Tức là loại cây này có tính trung bình, không thiên về lạnh cũng như không thiên về nóng. Do đó, trinh nữ hoàng cung không gây nóng người sau khi sử dụng và cũng như không gây ra các biểu hiện của nóng trong như nổi mụn, táo bón, mụn nhọt da, lở loét miệng lưỡi, ruột gan nóng sôi, bứt rứt…

Ngoài ra, theo nghiên cứu trinh nữ hoàng cung còn có công dụng hành huyết tán ứ, tiêu thũng giảm đau, thanh nhiệt giải độc, thông lạc hoạt huyết. Vì vậy, nó giúp hỗ trợ chữa các bệnh do nhiệt độc gây ra như mụn nhọt, viêm phế quản, viêm loét dạ dày…

Còn theo nghiên cứu hiện đại, trinh nữ hoàng cung chứa nhiều hợp chất có tác dụng dược lý quý giá, bao gồm flavonoid, alkaloid, saponin,… Tuy nhiên, không có báo cáo cho thấy rằng chúng gây nóng trong cơ thể.

Như vậy, uống trinh nữ hoàng cung đúng cách hoàn toàn không gây nóng, mà còn có khả năng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.

Tìm hiểu đầy đủ: Công dụng của trinh nữ hoàng cung

2. Nguyên nhân dẫn đến hiểu lầm trinh nữ hoàng cung gây nóng

2. Nguyên nhân dẫn đến hiểu lầm trinh nữ hoàng cung gây nóng 1

Vậy tại sao lại có quan điểm “uống trinh nữ hoàng cung bị nóng”, nó có thể xuất phát từ một số trường hợp bị nóng sau khi sử dụng như sau:

2.1. Sử dụng quá liều

Liều lượng sử dụng trinh nữ hoàng cung được khuyến cáo trong y học cổ truyền là từ 3 – 5 lá mỗi ngày. Tuy nhiên, một số người vì muốn tăng hiệu quả điều trị cho nhanh chóng mà đã sử dụng quá liều, dẫn đến tác dụng phụ.

Các ảnh hưởng này có thể khác nhau tùy cơ địa mỗi người, một số trường hợp có thể gặp tình trạng bứt rứt, cảm giác khó chịu như nóng trong người.

2.2. Cơ địa nóng

Trinh nữ hoàng cung có tính bình, không nóng, không lạnh. Tuy nhiên, với những người có cơ địa nóng sẵn, việc sử dụng thảo dược này có thể tác động tới cơ thể, dẫn đến tình trạng nóng trong tăng cao, biểu hiện qua các triệu chứng như nổi mụn, táo bón, miệng khô, khát nước,…

2.3. Sử dụng trinh nữ hoàng cung giả, kém chất lượng, lẫn tạp chất

Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm trinh nữ hoàng cung được bày bán, chất lượng không được kiểm soát và đảm bảo. Việc sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, có lẫn tạp chất hoặc bị mốc có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm cả nóng trong.

Xem thêm: Chú ý phân biệt tránh dùng sai trinh nữ hoàng cung với đại tướng quân

2.4. Kết hợp với các thực phẩm kiêng kỵ

Ngoài ra, trinh nữ hoàng cung còn được khuyến cáo không dùng chung với đậu xanh, rau muống. Nếu kết hợp có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, nóng người…

Khi gặp phải các trường hợp này, người dùng cần có biện pháp xử lý để đảm bảo an toàn. Có một số hướng giải quyết như sau:

  • Đầu tiên là sử dụng trinh nữ hoàng cung. Sau đó, người dùng xem xét các nguyên nhân có thể xảy ra rồi điều chỉnh cho phù hợp. Nếu do sử dụng quá liều lượng khuyến cáo cần phải giảm liều cho phù hợp hay do sử dụng hoàng cung giả kém chất lượng nên ngừng hẳn.
  • Uống nhiều nước lọc: để giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố và giảm bớt tình trạng nóng trong.
  • Bổ sung thực phẩm có tính mát như trái cây và rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể. Nên ăn nhiều các loại trái cây có tính mát như dứa, chanh, cam… Tránh các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Nếu tình trạng nóng trong không cải thiện, nên đi kiểm tra tại các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có hướng xử lý kịp thời.

3. Hướng dẫn sử dụng trinh nữ hoàng cung an toàn và hiệu quả

3. Hướng dẫn sử dụng trinh nữ hoàng cung an toàn và hiệu quả 1

Trinh nữ hoàng cung là thảo dược tự nhiên, được đánh giá là an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, việc dùng sai cách vẫn có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ. Do đó, việc tìm hiểu cách sử dụng sao cho đúng là rất cần thiết.

Dưới đây là một số thông tin về cách sử dụng trinh nữ hoàng cung an toàn và hiệu quả, người dùng nên chú ý:

Liều lượng: Liều lượng sử dụng trinh nữ hoàng cung được khuyến cáo là 3 – 5 lá, hay 3 – 5g lá khô, sao vàng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp có thể cần uống ít hoặc nhiều hơn. Do đó, cần hỏi ý kiến bác sĩ y học cổ truyền hoặc người có chuyên môn trước khi dùng.

Cách dùng:

  • Trinh nữ hoàng cung có thể được dùng ngoài, sắc nước bằng nguyên liệu tươi/khô. Tùy từng mục đích mà sử dụng cho phù hợp.
  • Không nên uống trinh nữ hoàng cung lúc đói.

Đối tượng sử dụng: Một số người được khuyến cáo không nên sử dụng sản phẩm như người bị suy giảm chức năng gan, thận do nguy cơ tạo gánh nặng nên 2 cơ quan này. Ngoài ra các đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em và người có bệnh lý nền cũng cần sự chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý khác:

  • Không ăn rau muống, đậu xanh trong quá trình sử dụng trinh nữ hoàng cung.
  • Mua sản phẩm tại những địa chỉ uy tín, đảm bảo đúng trinh nữ hoàng cung vẫn còn các hoạt chất, cho tác dụng điều trị tốt nhất.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “uống trinh nữ hoàng cung có nóng không?”. Trinh nữ hoàng cung uống đúng cách hoàn toàn không gây nóng trong người. Nếu bị nóng trong chủ yếu do uống sai cách hoặc sử dụng sản phẩm không đạt chất lượng. Mong rằng bài viết có thể giúp ích cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.

Tác giả: Lê Thị Bích Hậu - 22/10/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: trinh nữ hoàng cung

Bài viết liên quan

  • Trinh nữ hoàng cung trị u xơ tử cung hiệu quả đến đâu?

  • Khám phá ngay: trinh nữ hoàng cung trị bệnh gì?

  • Câu chuyện về cây Trinh nữ hoàng cung

  • Chữa phụ khoa bằng trinh nữ hoàng cung hiệu quả không?

  • Những cây dược liệu quý ít người biết

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑