Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Phân biệt Trinh nữ hoàng cung và Náng hoa trắng

Phân biệt Trinh nữ hoàng cung và Náng hoa trắng

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Trinh nữ hoàng cung từ lâu đã được dân gian sử dụng để chữa ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt. Trinh nữ hoàng cung và Náng hoa trắng thuộc cùng chi có họ hàng gần gũi với nhau, do đó nhìn qua chúng khá giống nhau. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc nhận biết 2 loài này trong tự nhiên qua các đặc điểm hình thái.

Mục lục

  • Trinh nữ hoàng cung
    • Mô tả
    • Tác dụng dược lý
    • Công dụng
  • Náng hoa trắng
    • Mô tả
    • Công dụng
  • Phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung 1

Hình ảnh cây Trinh nữ hoàng cung – Crinum latifolium L.

Mô tả

  • Cây cỏ lớn. Thân hành to, gần hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính 8 – 10cm, phủ bởi những vảy hình bản to, dày, màu trắng.
  • Lá mọc thẳng từ thân hành, hình đài dài đến 50cm, có khi hơn, rộng 7 – 10cm, mép nguyên, gốc phẳng có bẹ, đầu nhọn hoặc tù, gân song song.
  • Cụm hoa mọc thành tán trên một cán dẹt, dài 30 – 40cm, lá bắc rộng hình thìa dài 7cm, màu lục, đầu nhọn, hoa màu trắng pha hồng, dài 10 – 15cm; bao hoa gồm 6 phiến bằng nhau, hàn liền 1/3 thành ống hẹp, khi nở đầu phiến quặn lại; nhị 6, bầu hạ.
  • Quả gần hình cầu (ít gặp). Mùa hoa quả: tháng 8 – 9.

Tác dụng dược lý

  • Cao methanol của rễ, thân và cao chiết alkaloid toàn phần của trinh nữ hoàng cung đều có tác dụng ức chế sự phân bào, kìm hãm sự tăng trưởng của rễ hành ta; hoạt tính của cao trinh nữ hoàng cung bằng hoặc hơn 50% so với hoạt tính của colchicin ở cùng nồng độ panacrin là chế phẩm thuốc bào chế từ hỗn hợp 3 dược liệu: lá trinh nữ hoàng cung, củ tam thất và lá đu đủ, được nghiên cứu về tác dụng chống ung thư.
  • Một số alkaloid trong cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng sinh học. Lycorin ức chế sự tổng hợp protein và ADN của tế bào chuột và ức chế sự phát triển của u báng cấy vào chuột.

Công dụng

  • Trinh nữ hoàng cung được dùng trong phạm vi dân gian để chữa ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư tuyến tiền liệt. Lá thái nhỏ, với liều dùng mỗi ngày 3 – 5 lá, sao vàng sắc uống. Cũng có người dùng điều trị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan và chữa đau dạ dày.
  • Ở các tỉnh phía Nam, trinh nữ hoàng cung được dùng phổ biến chữa bệnh đường tiết niệu.
  • Dùng ngoài, lá và thân hành giã nát, hơ nóng dùng xoa bóp làm sung huyết da chưa tê thấp, đau nhức.
  • Ở Ấn Độ, nhân dân dùng thân hành cây trinh nữ hoàng cung xào nóng, giã đắp trị thấp khớp, và cũng dùng đắp trị mụn nhọt và áp xe để gây mưng mủ. Dịch ép lá là thuốc nhỏ tai chữa đau.

Xem thêm: https://tracuuduoclieu.vn/cau-chuyen-ve-cay-trinh-nu-hoang-cung.html

Náng hoa trắng

Náng hoa trắng 1

Hình ảnh cây Náng hoa trắng Crinum asiaticum L.

Mô tả

  • Cây thảo lớn, thân hành to hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính đến 10cm, thắt lại ở đầu.
  • Lá mọc thẳng từ thân hành, hình dài, phiến dày, dài 1m hoặc hơn, rộng 5 – 10cm, góc có bẹ rộng, đầu nhọn, mép nguyên uốn lượn, gân song song, gân chính lối rõ ở mặt dưới, hai mặt màu lục nhạt.
  • Cụm hoa mọc ở giữa túm lá thành tán, trên một cán mập, dẹt, dài 40 – 60cm, gồm nhiều hoa to màu trắng, thơm, bao hoa có ống hẹp màu lục dài 7 – 10cm, mẫu 3. Lá đài và cánh hoa giống nhau, hình dài thuôn hẹp; nhị 6, chỉ nhị màu đỏ tía; bầu dạng thoi.
  • Quả nang, gần hình cầu, đường kính 3 – 5cm, thường chỉ chứa 1 hạt. Mùa hoa quả: tháng 6 – 8.

Công dụng

  • Nhân dân thường dùng lá náng hoa trắng hơ nóng đắp và bóp vào những chỗ tụ máu, sai gân, bong gân, sưng tấy do ngã hay bị đánh, khớp sưng đau, bó gãy xương.
  • Còn dùng khi xoa bóp khi bị tê thấp, nhức mỏi. Thân hành giả nát nướng đắp trị thấp khớp.

Phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung

Bảng phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung và Náng hoa trắng

Tiêu chí Trinh nữ hoàng cung Náng hoa trắng
Hình ảnh Phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung 1 Phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung 2
Phần thân tiếp giáp với đầu lá Chỉ khi quan sát kỹ ta mới nhận ra được sự khác biệt ở thân cây tiếp giáp với phần đầu của lá cây ở Trinh nữ hoàng cung có màu tím Cây Náng trắng thì thân cây không có đặc điểm này
Lá Lá cây của Trinh nữ hoàng cung hai bên mép có hình lượn sóng rất rõ, cây có gân lá nổi rất rõ ở mặt sau của lá, lá màu xanh Lá mọc thẳng từ thân hành, hình dài, phiến dày, góc có bẹ rộng, đầu nhọn, mép nguyên hơi uốn lượn, gân chính lối rõ ở mặt dưới
Hoa Hoa Trinh nữ hoàng cung có màu trắng, hình búp dài thuôn thuôn giống quả trứng, có màu phớt hồng trên cánh hoa Hoa Náng trắng: hoa nở hoa màu trắng, khi nở các hoa sẽ nở cùng một lúc còn Trinh nữ hoàng cung khi hoa nở theo kiểu từng bông một và đối nhau.

 

Hình ảnh chi tiết cây Trinh nữ hoàng cung

Phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung 3

Hình ảnh cả cây

Phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung 4

Hình ảnh hoa

Phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung 5  

Hình ảnh lá

Phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung 6

Hình ảnh củ

Một số hình ảnh khác cây khác (Nàng hoa trắng, Lan huệ, Lược vàng) thường bị nhầm với cây Trinh nữ hoàng cung bạn cần lưu ý

Phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung 7

Tác giả: Lê Đào - 16/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: trinh nữ hoàng cung

Bài viết liên quan

  • Câu chuyện về cây Trinh nữ hoàng cung

  • Đang có kinh uống trinh nữ hoàng cung có được không?

  • Cây mật nhân và cây mật gấu: Nhận dạng hình ảnh chi tiết?

  • Chữa phụ khoa bằng trinh nữ hoàng cung hiệu quả không?

  • Nữ lang là cây gì?

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑