Cây Trinh nữ hoàng cung được biết đến là loài thảo dược có nhiều công dụng quý và được sử dụng lâu đời ở nhiều nước trên thế giới. Theo Đông y, Trinh nữ hoàng cung có vị đắng, chát, có tác dụng trị vết bầm tím, viêm da và đặc biệt loài cây này còn được biết đến như một thần dược trong điều trị bệnh u xơ tử cung lành tính, bệnh phì đại tiền liệt tuyến,… Vậy thực hư về loài cây này như thế nào, hãy cũng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây.
Mục lục
1. Nguồn gốc tên gọi của cây Trinh nữ hoàng cung
Tên gọi “trinh nữ hoàng cung” xuất phát từ việc cây này được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa bệnh cho các nữ giới còn trinh tiết. Cây có tên khoa học là Crinum latifolium và thuộc họ Amaryllidaceae.
Cây Trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ sau đó được biết đến và trồng ở nhiều nơi như Trung Quốc, Thái Lan. Xưa kia, cây thảo mộc này chỉ được dùng trong cung điện để chữa bệnh cho các phi nên từ đó có tên gọi là cây Trinh nữ hoàng cung. Loài cây này thường được các thái y dùng lá giã đắp chỗ đau chữa phong thấp, đau bắp thịt. Còn có một số bài thuốc lưu truyền để điều trị bệnh phụ nữ như ngày dùng 3 lá tươi thái nhỏ, phơi khô, sắc lấy nước uống uống liên tục trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, chia làm 3 đợt (mỗi đợt 7 ngày).
Ngày nay, cây Trinh nữ hoàng cung được biết đến rộng rãi hơn và được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu bởi nó có chứa nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học cao như alcaloid, crinafolin, crinafolidin, glucan,… Đây là những hoạt chất tiềm năng trong nghiên cứu hỗ trợ điều trị bệnh xơ tử cung lành tính, bệnh phì đại tiền liệt tuyến,…
Hình ảnh cây Trinh nữ hoàng cung
2. Đôi nét về cây Trinh nữ hoàng cung
Trinh nữ hoàng cung có tên khoa học là Crinum latifolium L., thuộc dạng cây cỏ lớn.
- Thân hành to, gần hình cầu hoặc hình trứng thuôn, đường kính 8 – 10cm, phủ bởi những vảy hình bản to, dày, màu trắng.
- Lá mọc thẳng từ thân hành, hình đài dài đến 50cm, có khi hơn, rộng 7 – 10cm, mép nguyên, gốc phẳng có bẹ, đầu nhọn hoặc tù, gân song song.
- Cụm hoa mọc thành tán trên một cán dẹt, dài 30 – 40cm, lá bắc rộng hình thìa dài 7cm, màu lục, đầu nhọn, hoa màu trắng pha hòng, dài 10 – 15cm; bao hoa gồm 6 phiến bằng nhau, hàn liền 1/3 thành ống hẹp, khi nở đầu phiến quặn lại; nhị 6, bầu hạ.
- Quả gần hình cầu (ít gặp).
- Mùa hoa quả: tháng 8 – 9.
Bộ phận sử dụng chữa bệnh của cây là lá và hoa.
Theo kinh nghiệm dân gian, người ta sẽ thu hái lá vào tháng 6, tháng 7 hàng năm vì đây là lúc mà cây chứa nhiều dược chất chữa bệnh. Lá sau khi thu hái sẽ được rửa sạch để dùng tươi hoặc khô. Lá Trinh nữ hoàng cung sau khi phơi hoặc sấy khô hay thái nhỏ sao vàng sẽ có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ta có đến 10 loài thuộc chi Crinum (chi Náng) có hoạt chất ức chế khối u, nhưng chỉ có duy nhất loài Crinum latifolium L. (Trinh nữ hoàng cung) chứa chất có hoạt tính sinh học cao nhất trong điều trị bệnh.
- Vì đều thuộc cùng 1 chi và có họ hàng gần gũi với nhau nên hình thái cây Trinh nữ khá giống cây Náng hoa trắng.
- Phần thân tiếp giáp với đầu lá: Chỉ khi quan sát kỹ ta mới nhận ra được sự khác biệt ở thân cây tiếp giáp với phần đầu của lá cây ở Trinh nữ hoàng cung có màu tím, còn đối với cây Náng trắng thì thân cây không có đặc điểm này.
- Lá: Lá cây của Trinh nữ hoàng cung hai bên mép có hình lượn sóng rất rõ, cây có gân lá nổi rất rõ ở mặt sau của lá, lá màu xanh nhạt hơn so với cây Náng trắng.
- Hoa: Một đặc điểm khác là về hoa của 2 hoài này. Hoa Trinh nữ hoàng cung có màu trắng, hình búp dài thuôn thuôn giống quả trứng, có màu phớt hồng trên cánh hoa. Còn hoa Náng trắng: hoa nở hoa màu trắng, khi nở các hoa sẽ nở cùng một lúc còn Trinh nữ hoàng cung khi hoa nở theo kiểu từng bông một và đối nhau.
Cần chú ý phân biệt cây Trinh nữ hoàng cung và Náng hoa trắng
Tuy nhiên trên đây là những được điểm rất nhỏ, chúng ta cần quan sát tỉ mỉ và có sự hiểu biết thì mới phân biệt được 2 loại này. Nếu không thì rất khó để biết chính xác, đặc biệt về dược liệu khô. Nếu chỉ ghi nhãn bên ngoài là Trinh nữ hoàng cung thì không thể kiểm tra được bằng mắt thường được nữa mà phải soi bột dược liệu mới nhận biết được.
Phải nhấn mạnh điều này vì có nhiều người đã từng mua và sử dụng nhầm cây Náng hoa trắng. Việc sử dụng nhầm trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gan và thận. Bên cạnh đó, cũng không nên tự ý mua dược liệu Trinh nữ hoàng cung khi chưa có sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
3. Trinh nữ hoàng cung chữa được bệnh ung thư không?
Vào những năm 1995 – 1998, cây Trinh nữ hoàng cung nổi lên như một hiện tượng thần kỳ vì thông tin chữa được nhiều bệnh như phì đại tiền liệt tuyến, xung huyết, thấp khớp, thận chí cả bệnh ung thư gan, ung thư tử cung. Gây nên một làn sóng càn quét, săn lùng các chợ dược liệu để tìm mua dược liệu này. Lúc đó, giá cây Trinh nữ hoàng cung tăng đột biến mà vẫn rất đông người chờ để mua được, thậm chí có người còn mua cả củ để về dùng chữa bệnh trong khi lá mới là phần dùng để làm thuốc của cây này.
Nhưng thực tế dược liệu này có công dụng không đúng như những lời đồn thổi kia.
Đọc thêm: Công dụng chữa ung thư của trinh nữ hoàng cung
4. Trinh nữ hoàng cung – Thảo dược tiền năng trong điều trị phì đại tiền liệt tuyến
Nếu bỏ đi những loài đồn thổi quá lên về tác dụng chữa mọi bệnh ung thư, thì cây Trinh nữ hoàng cung là thảo dược tiềm năng trong hỗ trợ điều trị phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới.
Vì bản chất phì đại của tuyến tiền liệt được gọi là tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (BPH). Nó xảy ra khi các tế bào của tuyến tiền liệt bắt đầu nhân lên. Những tế bào bổ sung này khiến tuyến tiền liệt của bạn sưng lên, chèn ép niệu đạo và hạn chế dòng chảy của nước tiểu.
Phì đại tuyến tiền liệt không phải là 1 bệnh ung thư
- Phì đại tuyến tiền liệt không giống như ung thư tuyến tiền liệt và không làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Nó chỉ gây ra các triệu chứng ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống hàng ngày như tiểu đêm nhiều lần, tiểu ít, tiểu khó, tiểu không kiểm soát hoặc rò rỉ nước tiểu.
Phì đại tuyến tiền liệt có thể can thiệp bằng cách làm một số thủ thuật xâm lấn hay làm phẫu thuật. Tuy nhiên biện pháp này chỉ được can thiệp khi được chỉ định của bác sĩ và cũng tốn nhiều thời gian để điều trị.
Do vậy, việc sử dùng các loại thuốc hỗ trợ hay các thảo dược có tác dụng tốt trong điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt rất được quan tâm và nghiên cứu để làm giảm khó khăn cho người bệnh mắc phải. Cây Trinh nữ hoàng cung là một ứng cử viên đáng giá được sàng lọc và nghiên cứu về tác dụng điều trị này.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Đánh giá tác dụng điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt bằng viên nang Trinh nữ hoàng cung”, do GS.TS. Trần Đức Thọ, Viện lão khoa, Bệnh viện Bạch Mai làm chủ nhiệm đề tài, cho thấy: Sau 2 tháng dùng chế phẩm chứa Trinh nữ hoàng cung, nhóm bệnh nhân được nghiên cứu đạt hiệu quả khá và tốt là 89,18%, tác dụng không mong muốn nhẹ và chỉ gặp trên 24/157 trường hợp.
Hội đồng khoa học đã đánh giá kết quả nghiên cứu này là xuất sắc. Với kết quả nghiệm thu xuất sắc, hội đồng khoa học đã nhất trí đề nghị Bộ y tế cho phép bổ sung thêm tác dụng cây Trinh nữ hoàng cung trong điều trị bệnh phì đại tiền liệt tuyến.
Tìm hiểu đầy đủ: Công dụng của trinh nữ hoàng cung