Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Phân biệt cây Kế sữa, Tiểu kế và Ngưu bàng

Phân biệt cây Kế sữa, Tiểu kế và Ngưu bàng

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Kế sữa (Silybum marianum (L.) Gaertn) có công dụng điều trị gan nhiễm mỡ, giải độc gan, viêm gan, xơ vữa động mạch, tiểu đường. Hiện nay, cây Kế sữa đang được các nhà khoa học quan tâm bởi hoạt tính Silymarin có hoạt động như chất bảo vệ gan. Tuy nhiên do chưa có sự tìm hiểu sâu mà nhiều người bị nhầm lẫn cây Kế sữa với Tiểu kế hay cây Ngưu bàng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về dược liệu, tránh nhầm lẫn.

Mục lục

  • Nguồn gốc sự nhần lẫm
  • BẢNG PHÂN BIỆT KẾ SỮA, TIỂU KẾ, NGƯU BÀNG
  • NGHIÊN CỨU VỀ CÂY KẾ SỮA
    • Công dụng của Kế sữa
  • MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÂY
    • Kế sữa
    • Tiểu kế
    • Ngưu bàng

Nguồn gốc sự nhần lẫm

Họ Cúc (tên khoa học: Asteraceae hoặc Compositae), còn gọi là họ Hướng dương, họ Cúc tây, là một họ thực vật có hoa hai lá mầm. Họ Asteraceae là họ lớn thứ nhất hoặc thứ hai trong ngành Magnoliophyta, chỉ có họ Phong lan (Orchidaceae) là có thể có sự đa dạng lớn hơn, với khoảng 25.000 loài đã được miêu tả.

Đặc điểm hoa:

  • Cụm hoa: Cụm hoa dạng đầu
  • Bao phấn hữu tính, tức là với các nhị hoa kết hợp lại với nhau tại các gờ của chúng bởi các bao phấn, tạo thành ống
  • Bầu nhụy với sự phân bổ cơ bản của các noãn hoa
  • Các noãn hoa trên một bầu nhụy

==> Đặc trưng phổ biến và chung nhất của các loài này là trong cách nói thông thường gọi là “hoa”, là cụm hoa hay cụm hoa hình đầu (đúng ra là hoa hình giỏ (lam trạng hoa tự); là một cụm dày đặc của nhiều hoa nhỏ, thông thường gọi là các chiếc hoa (nghĩa là “các hoa nhỏ”).

==> Đây cũng là đặc điểm nhận dạng các loài thuộc họ Cúc trên thực địa.

Trong thực tế, một số chi của họ Cúc có nhiều đặc điểm hình dạng rất giống nhau, dẫn đến sự nhầm lẫn đáng tiếc nếu chỉ nhìn thoáng qua, hay chỉ nhìn được 1 số bộ phận của loài đó như các loài dưới đây:

  • Kế sữa – Silybum marianum (L.) Gaertn.
  • Tiểu kế – Cirsium lineare (Thunb.) Sch.-Bip.
  • Ngưu bàng – Arctium lappa L.

BẢNG PHÂN BIỆT KẾ SỮA, TIỂU KẾ, NGƯU BÀNG

BẢNG PHÂN BIỆT KẾ SỮA, TIỂU KẾ, NGƯU BÀNG 1

NGHIÊN CỨU VỀ CÂY KẾ SỮA

Cây kế sữa là một loại cây có nguồn gốc từ châu Âu và được thực dân đầu tiên đưa đến Bắc Mỹ. Cây kế sữa hiện được tìm thấy trên khắp miền đông Hoa Kỳ, California, Nam Mỹ, Châu Phi, Úc và Châu Á.

Cây kế sữa được tên dựa trên nhựa của cây như sữa chảy ra từ lá khi chúng bị bẻ gãy. Tất cả các bộ phận lộ trên mặt đất và hạt giống đều được sử dụng để làm thuốc.

NGHIÊN CỨU VỀ CÂY KẾ SỮA 1

Cây Kế sữa

Silymarin là thành phần hoạt chất chính trong cây kế sữa, đây là chất vừa chống viêm, chống oxy hóa và có tác dụng hạ đường huyết. Hạt giống cây kế sữa có thể bảo vệ các tế bào gan khỏi các hóa chất và thuốc độc hại.
Theo các nhà khoa học, hợp chất Silymarin giữ cho độc tố trong máu không bám vào tế bào gan, giúp giải độc cho gan và trung hòa các gốc tự do, đây là những phân tử không ổn định có nguồn gốc từ các sản phẩm phụ của quá trình chuyển quá các chất trong cơ thể và chúng có thể gây hại cho các tế bào khỏe mạnh, cuối cùng dẫn đến các vấn đề sức khỏe.

Hiện nay, cây kế sữa được uống bằng miệng là phổ biến nhất cho các rối loạn gan, bao gồm tổn thương gan do hóa chất, rượu và hóa trị liệu, cũng như tổn thương gan do ngộ độc nấm Amanita, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh viêm gan cấp tính, xơ gan và viêm gan mạn tính.

NGHIÊN CỨU VỀ CÂY KẾ SỮA 2

Silymarin là thành phần hoạt chất chính trong cây kế sữa có tác dụng bảo vệ các tế bào gan khỏi các hóa chất và thuốc độc hại

Công dụng của Kế sữa

Về tác dụng trong điều trị gan nhiễm mỡ

Trong một nghiên cứu gần đây của Song Z và cộng sự đã cho thấy Carduus marianus ext (cao Kế sữa) có tác dụng bảo vệ tế bào gan khỏi sự thâm nhiễm mỡ, nghiên cứu này đã chỉ ra tác dụng của Carduus marianus ext trong điều trị gan nhiễm mỡ là rất có hiệu quả.

  • Về tác dụng của Carduus marianus ext trong cả các trường hợp gan nhiễm mỡ không do rượu (tiểu đường, béo phì), Trappoliere M và cộng sự đã nghiên cứu và thu được kết quả khả quan, nó có tác dụng ngăn chặn sự peroxid hóa lipid và sự hủy hoại các tế bào gan, là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.

Tác dụng bảo vệ tế bào gan

  • Các nhà khoa học cũng tiến hành nghiên cứu về tác dụng bảo vệ gan của Carduus marianus ext (theo các nghiên cứu của Sonnenbichler J và của Moulisoba V, Song Z, Lucena MI), hoạt chất của nó có khả năng phục hồi các tế bào gan tổn thương, chống peroxid hóa màng tế bào gan, góp phần giải độc cho gan, bảo vệ nhu mô gan và cho hiệu quả điều trị tốt với các trường hợp viêm gan cấp do rượu, xơ gan ở người nghiện rượu và khi dùng các thuốc có độc tính với gan.

Ức chế quá trình oxy hóa LDL

  • Nghiên cứu của Wallace và cộng sự cho thấy Carduus marianus ext có tác dụng ức chế quá trình oxy hóa LDL, ngăn cản việc hình thành các mảng bám bạch cầu gây xơ vữa động mạch, đây là một kết quả đầy hứa hẹn về tác dụng của Kế sữa trong phòng ngừa và điều trị bệnh xơ vữa mạch máu.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÂY

Kế sữa

Kế sữa 1

Kế sữa 2

Kế sữa 3

Kế sữa 4

Kế sữa có lá xanh, không có lá kèm, thường có nhiều đốm trắng dọc theo các gân, mép có răng dạng gai. Cụm hoa đầu đơn độc, lá bắc hình tam giác màu lục thu lại thành một gai to, ở gốc có 4-6 gai nhỏ ngắn hơn ở mỗi bên. Hoa màu tía.

Tiểu kế

Tiểu kế 1

Cây thảo, sống lâu năm. Thân thẳng, có rãnh dọc và nhiều lông trắng bạc. Lá mọc so le, cuống rất ngắn hoặc gần như không cuống, mép có răng không đều và gai nhỏ mềm sắc. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành đầu tròn.

Ngưu bàng

Ngưu bàng 1

Ngưu bàng có lá mọc thành hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân. Lá to rộng, hình timCụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành, đường kính 2-4cm. Cánh hoa màu hơi tím. 

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc, Từ điển cây thuốc Việt Nam

Tác giả: Lê Đào - 17/01/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Nghiên cứu khoa học về cây Cỏ mực (Eclipta prostrata L.)

  • Câu chuyện về cây Trinh nữ hoàng cung

  • Dó đất – Những loài cây không diệp lục

  • Tổng quan về Curcumin trong củ Nghệ

  • Cây mật nhân và cây mật gấu: Nhận dạng hình ảnh chi tiết?

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑