Loét dạ dày, hành tá tràng là một bệnh khá phổ biến trong cộng đồng, chiếm khoảng 10% dân số ở nhiều quốc gia. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc, làm giảm sút sức lao động của toàn xã hội. Từ xa xưa đã có nhiều bài thuốc, vị thuốc đã được ứng dụng trong điều trị và cải thiện được các triệu chứng lâm sàng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thảo dược điều trị bệnh dạ dày.
Dạ dày hay bao tử là nơi phình to nhất của hệ thống đường tiêu hóa trong cơ thể con người, có cấu tạo phức tạp, thực hiện hai chức năng chính là nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị và phân hủy thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.
Hình ảnh Dạ dày
Mục lục
Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày
Hiện nay, bệnh đau dạ dày là một trong những chứng bệnh thuộc về đường hóa rất phổ biến . Bệnh này được hiểu là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày với những biểu hiện rõ ràng và dễ chẩn đoán. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh đau dạ dày, bạn cần biết để phòng ngừa và chữa trị bệnh kịp thời.
Vi khuẩn Hp
- Đây là một loại vi khuẩn duy nhất sống được trong môi trường acid đậm đặc của dạ dày. Loại vi khuẩn này khiến cho niêm mạc dạ dày bị teo, khả năng tiết acid bị suy giảm, gây ung thư dạ dày hoặc loét dạ dày rất nguy hiểm.
Ăn uống không điều độ
- Ăn không đúng giờ đúng giấc, ăn quá no, quá đói, ăn nhiều thực phẩm khô cứng, chứa nhiều axit, thức ăn chế biến sẵn, uống quá nhiều rượu bia, cà phê, hút thuốc lá… Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày, vì vậy bạn cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày một cách tốt hơn.
Stress, mệt mỏi
- Căng thẳng cũng là một nguyên nhân khiến cho dạ dày bạn bị tổn thương và gây đau dạ dày. Vậy nên, chúng ta nên sắp xếp công việc khoa học để có thời gian nghỉ ngơi phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thảo dược tốt cho dạ dày
Trong Đông y, những thảo dược thường được dùng khi điều trị bệnh đau hay viêm loét dạ dày là Chè dây, Lá khôi, Dạ cẩm, Nghệ,…
CÂY NGHỆ
Trong nghệ người ta đã phân tích được:
- Chất màu curcumin 0,3%, tinh thể nâu đỏ, ánh tím, không tan trong nước, tan trong rượu, ete, clorofoc, dung dịch có huỳnh quang màu xanh lục. Tan trong axit ( màu đỏ tươi), trong kiềm (màu đỏ máu rồi ngả tím), trong chất béo (dùng để nhuộm các chất béo).
- Công thức curcumin đã được xác định như sau: Tinh dầu 1-5% màu vàng nhạt, thơm. Trong tinh dầu có curcumen, một cacbon không no, 5% paratolylmetyl cacbinol và 1% long não hữu tuyến. Ngoài ra còn tin bột, canxi axalat, chất béo
⇒ Nghệ có hoạt tính chống viêm cấp tính và viêm mạn tính, chống loét dạ dày và chống rối loạn tiêu hóa. Cao chiết từ nghệ làm giảm tiết dịch vị, tăng lượng chất nhầy trong dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng.
Hình ảnh Nghệ và bột Nghệ
CÂY KHÔI
Theo một số tài liệu của y dược:
Trong lá khôi có thành phần chủ yếu là tannin, các glycosid có tác dụng trung hòa, làm giảm sự gia tăng acid của dạ dày, chống viêm, giảm đau, đặc biệt có tác dụng làm se vết loét, kích thích lên da non nên được dùng để trị viêm loét dạ dày tá tràng, trung hòa và làm giảm tiết acid dịch vị, săn se vết loét, giúp liền sẹo và vết thương ở các vết loét dạ dày, tá tràng nhanh chóng.
⇒ Nhờ cơ chế này mà Khôi tía được dùng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, làm giảm ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị. Từ đó giúp tạo cảm giác dễ chịu, nhẹ bụng cho người bệnh.
Hình ảnh cây Khôi
CHÈ DÂY
Trong bột dược liệu chè Dây có các thành phần: flavonoid, anthranoid, saponin, tannin, đường khử tự do, carotene, acid hữu cơ và chất béo.chất này đặc biệt có tác dụng làm giảm thể tích dịch vị, giảm độ acid tự do và giảm độ acid toàn phần.
⇒ Chè dây có tác dụng làm sạch vi khuẩn Helicobacter Pylori, đây là loại xoắn khuẩn sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, hàm lượng lớn flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm, cắt cơn đau nhanh, chữa bệnh đau dạ dày.
Hình ảnh cây Chè dây
DẠ CẨM
Dạ cẩm có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt giải độc, làm dịu cơn đau. Trong rễ dạ cẩm chứa alcaloid, saponin, tanin
⇒ Dạ cẩm là một trong những vị thuốc không thể thiếu trong điều trị viêm loét dạ dày. Trên lâm sàng, dạ cẩm có tác dụng làm giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại, bệnh nhân có cảm giác khoan khoái, nhẹ nhàng.
Hình cây Dạ cẩm
Những lưu ý về bệnh dạ dày
Thực phẩm nên sử dụng
Người bệnh dạ dày nên ăn thức ăn loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên ăn các loại thức ăn nên dùng là: Sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ…
Thực phẩm nên tránh
- Người bệnh không nên ăn những thức ăn sống, lạnh và các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích… Cần tránh các loại thức ăn có độ acid cao dễ sinh hơi trong dạ dày như cà muối, dưa chua, giấm, mẻ, tương ớt,… hoặc trái cây vị chua như cam, xoài xanh, ổi, bưởi chua,…
- Người bệnh nên tránh rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc, thức ăn có nhiều gia vị như ớt, tỏi, những món ăn gây khó tiêu như chất béo, thức ăn chiên xào, gân sụn hay những thực phẩm gây đầy hơi như nước giải khát có gas…
Cân bằng cảm xúc, tâm trạng
Viêm dạ dày còn do các yếu tố tâm lý thần kinh bị căng thẳng, xúc động mạnh, lo âu, stress, làm cho hệ thống thần kinh bị kích thích; dẫn tới tiết nhiều acid. Do đó người bệnh luôn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng,…
Trong Y học cổ truyền và hiện đại cũng khuyên người bệnh nên dùng các chế phẩm từ thiên nhiên để điều trị các bệnh lý cần thời gian như bệnh đau hay viêm loét dạ dày. Với các chế phẩm này người bệnh có thể an tâm sử dụng mà không lo về tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe trong quá trình điều trị. Việc duy trì dùng thảo dược trị bệnh không chỉ ngăn ngừa được các dấu hiệu mà còn chủ trị được tận gốc căn nguyên để bệnh không tái phát trở lại.