Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Nghiên cứu khoa học

Trang chủ » Nghiên cứu khoa học » Một số nghiên cứu về cây Chè dây có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày ở Việt Nam

Một số nghiên cứu về cây Chè dây có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày ở Việt Nam

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh thường gặp ở mọi người, mọi lứa tuổi. Khi mới phát hiện ra bệnh, việc điều trị sẽ dễ dàng thời gian điều trị cũng nhanh hơn.Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển sang mạn tính thì việc điều trị sẽ khó khăn và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo ghi nhận, các trường hợp liên quan đến bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thì vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp và hầu hết đều liên quan đến vi khuẩn HP.

Mục lục

  • Vi khuẩn Helicobacter pylori
  • Triệu chứng lâm sàng viêm dạ dày mạn tính
  • Công trình nghiên cứu về cây Chè dây có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày ở Việt Nam
    • 1. Nghiên cứu tác dụng của chè dây trong điều trị loét dạ dày – hành tá tràng trên lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh
    • 2. Nghiên cứu chè dây làm thuốc điều trị bệnh loét dạ dày – hành tá tràng
    • 3. Luận án thạc sĩ y học về cây chè dây trong điều trị loét dạ dày – hành tá tràng có nhiễm HP

Vi khuẩn Helicobacter pylori

Helicobacter pylori (H. pylori) là trực khuẩn gram âm có hình xoắn. Dưới kính hiển vi điện tử, vi khuẩn có kích thước dài 2-4 µm, đường kính 0,5-1 µm, với 2-6 tiêm mao ở một đầu. Vi khuẩn sống ở lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày, một số ít bám trên bề mặt niêm mạc. Helicobacter pylori tăng trưởng ở nhiệt độ 34-400C, tốt nhất là 370C; nó chịu được môi trường pH từ 5,5-8,0, tốt nhất là môi trường trung tính.

Vi khuẩn Helicobacter pylori 1

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư dạ dày

Đặc điểm các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn Helicobacter pylori:

  • Các tiêm mao giúp H. pylori di chuyển xuyên qua lớp nhầy đến bề mặt niêm mạc, nơi có pH trung tính để sinh sống và xâm nhập vào tế bào biểu mô vật chủ để gây bệnh.
  • Enzyme urease xúc tác thủy phân ure, một sản phẩm của quá trình phân hóa protein trong thức ăn ở dạ dày, cuối cùng tạo ra NH4+, vừa là độc lực gây bệnh vừa kháng acid để cho H. pylori tồn tại.

Năm 1994, Tổ chức Y tế thế giới ước chừng hơn 50% dân số toàn cầu bị nhiễm H. pylori, trong đó khoảng một phần ba dân số người lớn Bắc Âu và Bắc Mỹ nhiễm H. pylori; tỷ lệ nhiễm H. pylori ở Đông Âu, Nam Phi và Châu Á trên 50%.

Ở nước ta, năm 2005, Hoàng Thị Thu Hà nghiên cứu hai nơi Hà Nội và Hà Tây cho thấy tỷ lệ nhiễm H. pylori chung ở cộng đồng dân cư là 74,6%. Người là vật chủ quan trọng nhất với H. pylori. Các cơ chế lây truyền của H. pylori gồm lây từ người sang người, thông qua nguồn nước bị nhiễm hoặc dịch tiết ở miệng và lây do chăm sóc y tế.

Triệu chứng lâm sàng viêm dạ dày mạn tính

  • Triệu chứng đau vùng thượng vị gặp ở 70% bệnh nhân. Đau bụng không dữ dội, thường chỉ là cảm giác khó chịu, âm ỉ, tăng lên sau ăn; đôi khi bệnh nhân có đau kiểu loét nhưng không có chu kỳ.
  • Ợ hơi, chướng bụng có thể gặp 40-80% trường hợp, kèm theo nhức đầu, mặt đỏ cảm giác đắng miệng vào buổi sáng; hoặc buồn nôn, nôn, chán ăn. Các triệu chứng này kéo dài vài ngày đến vài tuần và đỡ khi dùng thuốc nhưng hay tái phát nhất là khi thay đổi thời tiết hoặc làm việc căng thẳng.

Xem thêm: Bệnh dạ dày và những lưu ý

Công trình nghiên cứu về cây Chè dây có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày ở Việt Nam

Từ lâu chè dây đã được nhiều người biết đến như một vị thuốc chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng hiệu quả mà không mấy tốn kém. Cây chè dây hay còn được gọi là Thau rả (theo dân tộc Tày), Khau rả (theo dân tộc Nùng). Đây là loại dây leo có vị ngọt đắng, tính mát, được đồng bào miền núi sử dụng như một vị thuốc dân gian chuyên chữa các bệnh liên quan đến dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị,…Ngoài ra chè dây còn có tác dụng an thần, chữa mất ngủ.

Công trình nghiên cứu về cây Chè dây có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày ở Việt Nam 1

Chè dây được nhiều người biết đến như một vị thuốc chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng hiệu quả mà không tốn kém

1. Nghiên cứu tác dụng của chè dây trong điều trị loét dạ dày – hành tá tràng trên lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh

Năm 1996, bác sĩ Vũ Nam đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ, với công trình: “Nghiên cứu tác dụng của chè dây trong điều trị loét dạ dày – hành tá tràng trên lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh”. Đây là một thành công lớn, bởi lúc bấy giờ anh là một trong những tiến sĩ khoa học y dược trẻ đầu tiên ở độ tuổi 30 của nước ta. Quan trọng hơn, công trình đã khẳng định chè dây là một cây thuốc, vị thuốc được bổ sung vào danh mục những cây thuốc của Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân đau thượng vị điều trị bằng chè dây có thời gian cắt cơn đau nhanh. Trung bình, chỉ sau 8­9 ngày,  hơn 90% bệnh nhân hết đau, thèm ăn và có cảm giác ngon miệng, người dễ chịu, ngủ ngon hơn. Các bệnh  nhân nghiên cứu được nội soi trước và sau điều trị, kết quả sau khi dùng chè dây cho thấy, có tới gần 80%  bệnh nhân liền sẹo. Như vậy, chè dây có tác dụng làm liền sẹo ổ loét dạ dày rất cao.

Cũng theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Vũ Nam, một tác dụng nữa của chè dây với bệnh nhân viêm loét dạ  dày ­ hành tá tràng là làm sạch Helicobarter pylori, đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ  dày và gây ra bệnh này.

Bên cạnh đó, do hàm lượng lớn flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm nên  chè dây còn có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày.

  • Mức độ viêm dạ dày của bệnh nhân trước và sau điều  trị bằng chè dây giảm xuống rõ rệt, đa số hết viêm hoặc chỉ còn viêm dạ dày mức độ nhẹ.
  • Tác dụng giảm viêm dạ dày của chè dây không có ở một số các loại tân dược khác.

Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ rõ: sử dụng chè dây trong điều trị viêm loét dạ dày ­ hành tá tràng cũng không  gây tác dụng phụ, không gây ngộ độc cấp tính, đặc biệt không gây ảnh hưởng tới sự sinh sản và di truyền  cũng như các chỉ tiêu hóa sinh và huyết học khi dùng chè trong thời gian dài.

2. Nghiên cứu chè dây làm thuốc điều trị bệnh loét dạ dày – hành tá tràng

Trong 20 năm trở lại đây chè dây đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước. Tiêu biểu là các nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự. Qua các nghiên cứu này, các nhà khoa học đã xác định được thành phần có tính sinh học chính trong chè dây có tác dụng phòng và chữa bệnh là nhóm flavonoid với 2 chất chính là myricetin và dihydromyricetin.

2. Nghiên cứu chè dây làm thuốc điều trị bệnh loét dạ dày - hành tá tràng 1

GS.TS. Phạm Thanh Kỳ – Nhà giáo Nhân dân, nguyên Hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội

Qua các công trình nghiên cứu trước đó chúng tôi nhận thấy mặc dù hàm lượng dihydromyricetin trong lá chè dây cao hơn myricetin trong lá chè dây nhưng hàm lượng myricetin trong cao chè dây lại cao hơn hàm lượng dihydromyricetin nhiều lần.

3. Luận án thạc sĩ y học về cây chè dây trong điều trị loét dạ dày – hành tá tràng có nhiễm HP

Luận án thạc sĩ y học của Nguyễn Thị Tuyết Lan đã đưa ra những kết luận về tác dụng rất tốt trong điều trị loét dạ dày hành tá tràng có nhiễm HP.

  • Luận án đã kết luận về tác dụng rất tốt trong điều trị loét dạ dày hành tá tràng có nhiễm HP, bằng nhóm thuốc AMPELOP-METRONIDAZOL-AMOXICILLIN. Trong đó AMPELOP là một chế phẩm được sản xuất từ chè dây.

Xem thêm: Một số đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của cây Chè dây phân bố ở huyện Bang, tỉnh Gia Lai

Tác giả: Lê Đào - 15/01/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Cây chè Dây , dạ dày

Bài viết liên quan

  • Một số đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của cây Chè dây phân bố ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai

  • Bệnh dạ dày và những lưu ý

  • Cây Khôi- Cây thuốc quý đặc trị bệnh dạ dày

  • Thành phần hóa học tinh dầu Thiên niên kiện (Homalomena occulata (Lour.) Schott ở vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An

  • Nghiên cứu về loài Khôi nhung (Ardisia silvestris Pit.) tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑