Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Nghiên cứu khoa học

Trang chủ » Nghiên cứu khoa học » Một số đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của cây Chè dây phân bố ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai

Một số đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của cây Chè dây phân bố ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai

Nguyễn Thị Dịu, Nguyễn Hoàng Lộc, Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Việt Thắng (2020)
Báo cáo Khoa học về nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam – Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4

Mục lục

  • MỞ ĐẦU
  • VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    • Đối tượng nghiên cứu
    • Phương pháp nghiên cứu
  • KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    • Đặc điểm hình thái thực vật
    • Định danh tên khoa học và vị trí phân loại
    • Đặc điểm vi phẫu cây chè Dây
    • Đặc điểm bột dược liệu cây chè Dây
    • Thành phần hóa học trong bột dược liệu cây chè Dây
  • KẾT LUẬN

Trong cấu tạo vi phẫu của thân và lá cây chè Dây bao gồm nhu mô đồng hóa, cấu tạo mạch gỗ, mạch libe và mô che chở. Trong bột dược liệu của cây chè Dây đã nhận biết được nhu mô đồng hóa, các tế bào biểu bì, khí khổng và tinh thể oxalat canxi. Kết quả định tính các nhóm chất trong bột dược liệu chè Dây Ampelopsis cantoniensis (Hook. Et Arn.) Planch. có các thành phần: flavonoid, anthranoid, saponin, tannin, đường khử tự do, carotenoid, acid hữu cơ và chất béo.


MỞ ĐẦU

Chè dây có tên khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch., thuộc dạng dây leo gỗ. Cây chè dây có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn (Phùng Thị Vinh, 1993), giảm độ acid tại dạ dày, giúp cho bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng dễ liền sẹo, cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng, giúp tiêu hoá tốt, dễ ngủ… (Vũ Nam, 1995).

MỞ ĐẦU 1

Hình ảnh cây Chè dây

Các nghiên cứu trên lâm sàng cũng cho thấy chè Dây không có các tác dụng phụ như đầy bụng, nôn mửa, khó chịu, mệt mỏi, nhức đầu hoặc các biểu hiện dị ứng…. Cây chè Dây (Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.) có phạm vi phân bố rộng khắp ở các khu vực đồi núi, từ các tỉnh phía Bắc đến khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Để góp phần nâng cao giá trị sử dụng và mở rộng phạm vi khai thác cây chè Dây, chúng tôi tiến hành khảo sát đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của cây chè Dây phân bố ở xã Krong, thuộc huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, sử dụng hợp lý, khai thác có hiệu quả để chữa bệnh, chăm lo sức khoẻ cộng đồng và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc này tại địa phương.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu là cây chè Dây được thu hái 3 đợt từ tháng 8/2019 đến tháng 1/2020 ở xã Krong, huyện K’Bang, thuộc địa phận Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh của tỉnh Gia Lai. Mẫu vật có đầy đủ các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa và quả.
  • Dược liệu nghiên cứu là phần thân, cành và lá của cây được thu hái 3 đợt từ tháng 8/2019 đến tháng 1/2020, rửa sạch và sấy khô ở nhiệt độ từ 65 oC -70 oC, sau đó tán thành bột để làm vật liệu nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phỏng vấn cộng đồng: Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ kiểm lâm, nhóm hộ và các cá nhân thuộc đồng bào dân tộc ở vùng đi khảo sát thực địa thông qua bộ phiếu điều tra về cây thuốc theo Bùi Công Hiển (1998).

Phương pháp nghiên cứu thực vât: Tại phòng thí nghiệm chúng tôi tiến hành phân tích tiêu bản, xác định tên khoa học của mẫu cây nghiên cứu bằng phương pháp so sánh hình thái thực vật dựa vào tài liệu “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (2000).

Phương pháp giải phẫu thực vật: Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu của thân và lá chè Dây: cắt vi phẫu bằng microtome Leica RM2125, làm tiêu bản và nhuộm kép theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), A.J. Lack (2005). Các tiêu bản vi phẫu và bột dược liệu được quan sát, mô tả theo Nguyễn Viết Thân (2000) và chụp ảnh dưới kính hiển vi Olympus BX51 với độ phóng đại 400 lần.

Phương pháp định tính, định lượng: Định tính các thành phần hóa học của bột dược liệu thông qua các chỉ tiêu: flavonoid, alkaloid, saponin, tannin, đường khử, axit hữu cơ… theo Nguyễn Văn Đàn (1985). Tinh thể oxalat canxi được định tính bằng thuốc thử Alizalin red S theo Proia AD và Brinn NT. (1985).

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Đặc điểm hình thái thực vật

Qua quá trình khảo sát, điều tra tại thực địa và phân tích đặc điểm hình thái thực vật của mẫu tiêu bản tại phòng thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy đối tượng nghiên cứu có các đặc điểm chính như sau:

  • Cây chè Dây phân bố ở xã Krong, huyện K’Bang, thuộc địa phận Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia lai
  • Dạng cây thân leo, thân và cành cứng, hình trụ, có lông nhỏ, tua cuốn chẻ đôi, mọc đối diện với lá.
  • Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có 7-13 lá chét có cuống, hình trái xoan, dài 2,5-7,5 cm, rộng 1,5-5 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép có ít răng cưa, nhẵn, mặt trên xanh đậm (Hình 2.A), mặt dưới xanh nhạt, có lá kèm khô xác (Hình 2.B).

Đặc điểm hình thái thực vật 1

  • Cụm hoa mọc ở cành non, đối diện với lá, dạng ngù, phân nhiều nhánh, rộng 3-6cm, hoa nhiều màu trắng, lưỡng tính, đài hình chén có lông mịn, 5 răng ngắn, tràng có 5 cánh, mép hơi nhăn, nhị 5, chỉ nhị mảnh, bầu hình nón, nhẵn, có 2 ô, mỗi ô 2 noãn.
  • Quả mọng, khi chín có màu đen, mỗi quả chứa 3-4 hạt, thời điểm ra hoa vào đầu tháng 6 và cho quả vào tháng 9 hàng năm (Hình 2.C).

Định danh tên khoa học và vị trí phân loại

Dựa vào khóa phân loại lưỡng phân và tài liệu định danh của Phạm Hoàng Hộ (2000) và The Plant List (2012); chúng tôi đã xác định được tên khoa học và vị trí phân loại của đối tượng nghiên cứu như sau:

  • Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis (Hook.et Arn.) Planch.
  • Tên Việt Nam: chè Dây, chè Hoàng gia, Song nho Quảng Đông
  • Chi: Ampelopsis
  • Họ: Vitaceae
  • Bộ: Vitales
  • Lớp: Magnoliopsida
  • Ngành: Magnoliophyta

Đặc điểm vi phẫu cây chè Dây

Đặc điểm vi phẫu thân cây

Thân cây chè Dây có phần gỗ chiếm thể tích chủ yếu, trong phần gỗ có các mạch gỗ kích thước từ 3-5µm, nằm rải rác, phân hóa ly tâm (3); xung quanh các mạch gỗ có các tế bào sợi xylem tập hợp lại tạo thành một lớp dày khoảng 5-7µm (2); phần vỏ của thân gồm chủ yếu là các tế bào nhu mô vỏ (4); các tế bào libe chiếm thể tích nhỏ trong phần vỏ (6). Các tế bào nhu mô gỗ (tia gỗ) sắp xếp thành từng dải rộng từ 2-3µm nằm xen kẽ trong phần gỗ của thân (1) (Hình 3).

Đặc điểm vi phẫu cây chè Dây 1

Đặc điểm vi phẫu lá cây

Lá của cây chè Dây có cấu tạo điển hình của nhóm cây ưa ẩm, ưa sáng. Bao bọc mặt trên và dưới của lá, là các tế bào biểu bì (1) (4), được bao phủ bởi các lông che chở; nằm ngay bên dưới lớp biểu bì trên là lớp mô giậu khoảng 1-2 lớp tế bào (2); lớp mô khuyết khoảng 5 – 7 lớp tế bào nằm ngay bên dưới mô giậu và kéo dài đến biểu bì dưới (3), bên trong lớp nhu mô khuyết có các khoảng gian bào nằm rải rác (7). Trong mỗi bó dẫn của lá có các thành phần: mạch gỗ (5); mạch libe (6) (Hình 4).

Đặc điểm vi phẫu cây chè Dây 2
Đặc điểm bột dược liệu cây chè Dây

Bột dược liệu chè Dây là toàn bộ phần thân, cành và lá cây chè Dây được sấy khô, tán thành bột, có màu xanh xám mịn, vị chát. Quan sát dưới kính hiển vi, có thể phân biệt các cấu trúc: các tế bào biểu bì nằm rải rác (3); các mảng nhu mô đồng hóa (2); các khí khổng nằm rải rác (4); các tinh thể oxalat canxi (được định tính bởi Alizalin red S) có dạng hình kim nằm rải rác (1) (Hình 5).

Thành phần hóa học trong bột dược liệu cây chè Dây

Tiến hành thực hiện các phản ứng định tính các nhóm chất có trong bột dược liệu chè Dây bằng các thuốc thử hóa học đặc trưng, kết quả được thể hiện ở Bảng 1.

Thành phần hóa học trong bột dược liệu cây chè Dây 1

Thành phần hóa học trong bột dược liệu cây chè Dây 2

Từ các kết quả định tính các nhóm chất, chúng tôi có thể kết luận:

  • Trong bột dược liệu chè Dây có các thành phần: flavonoid, anthranoid, saponin, tannin, đường khử tự do, carotene, acid hữu cơ và chất béo.

Kết quả này của chúng tôi phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Nguyen Van Thua (2015) đã công bố về thành phần hóa học của cây chè Dây, trong đó flavonoid, saponin và tannin là các thành phần hóa học chính.

KẾT LUẬN

  • Từ mẫu cây chè Dây phân bố ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, mô tả đặc điểm thực vật, đối chiếu các khóa phân loại và mẫu chuẩn, chúng tôi xác định tên khoa học là: Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch.
  • Đã xác định được nhu mô đồng hóa, cấu tạo mạch gỗ, mạch libe và mô che chở trong cấu tạo vi phẫu thân và lá của cây chè Dây.
  • Trong bột dược liệu của cây chè Dây đã nhận biết được: nhu mô đồng hóa, các tế bào biểu bì, khí khổng và tinh thể oxalat canxi.
  • Kết quả định tính các nhóm chất trong bộ.

Nguồn: Nguyễn Thị Dịu, Nguyễn Hoàng Lộc, Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Việt Thắng (2020), Báo cáo Khoa học về nghiên cứu và Giảng dạy Sinh học ở Việt Nam – Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ 4.

Từ khóa: ampelopsis cantoniensis , Cây chè Dây , dạ dày , giải phẫu

Bài viết liên quan

  • Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu loài hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson) ở Việt Nam

  • Một số nghiên cứu về cây Chè dây có tác dụng điều trị bệnh viêm dạ dày ở Việt Nam

  • Bệnh dạ dày và những lưu ý

  • Nghiên cứu khoa học cây cà gai leo trong hỗ trợ điều trị viêm gan virus và xơ gan

  • Đề tài nghiên cứu khoa học của Tiến sĩ dinh dưỡng học Vương Thúy Lệ về quả Gấc

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑