Trinh nữ hoàng cung là thảo dược có nhiều ở Thái Lan, Campuchia và miền nam Việt Nam. Với nhiều lợi ích cho sức khỏe, loại cây này được trồng và ứng dụng trong y học để chữa bệnh. Vậy tác dụng của trinh nữ hoàng cung là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
#8 tác dụng nổi bật của cây trinh nữ hoàng cung
Từ lâu, người dân đã biết lấy lá tươi của cây trinh nữ hoàng cung hay phơi khô để chữa bệnh bởi nhiều tác dụng của nó mang lại. Vì vậy, hiện nay nhiều công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện để tìm kiếm thêm tác dụng của nó.
Dưới đây là 8 tác dụng nổi bật của cây trinh nữ hoàng cung:
1. Tác dụng ức chế phát triển của khối u bướu, ung thư
Ức chế sự phát triển của khối u bướu là tác dụng nổi tiếng nhất của cây trinh nữ hoàng cung.
Theo y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc, dịch chiết nước nóng của cây trinh nữ hoàng cung có khả năng chống ung thư, đặc biệt trong điều trị ung thư buồng trứng và tuyến tiền liệt. Các hoạt chất trong cây có khả năng ức chế sự phát triển của các khối u, giúp giảm kích thước hoặc ngăn chặn sự phát triển của u. Ngoài ra, nhân dân còn sử dụng loại cây này để điều trị ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư tử cung, u tuyến tiền liệt và cho kết quả tốt.
Vì vậy, hiện nay có rất nhiều công trình khoa học hiện đại được thực hiện để tìm hiểu tác dụng của trinh nữ hoàng cung đối với các khối u bướu, ung thư.
Theo nghiên cứu hiện đại, có chế gây ra tác dụng chống khối u bao gồm gián tiếp (chống oxy hóa, kích thích miễn dịch) hay tác dụng trực tiếp gây độc tế bào ung thư. Bên cạnh đó, tùy trường hợp ung thư mà có các cơ chế riêng.
TS. Nguyễn Thị Ngọc Trâm – nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu về thành phần và tác dụng sinh học của cây trinh nữ hoàng cung trong suốt hơn 30 năm. Năm 2015, nghiên cứu tác dụng sinh học và độ an toàn của các phân đoạn alcaloid và flavonoid từ cây Trinh nữ hoàng cung được biết đến rộng rãi. Kết quả cho thấy dịch chiết của loài cây này giúp gây độc nhiều tế bào, ức chế sự tăng sinh của các tế bào ung thư khác nhau như ung thư gan, ung thư màng tim, ung thư cơ tim. Bên cạnh đó, nó kích thích sản sinh các tế bào miễn dịch như lympho T CD4+ và các lympho T CD8+ đặc hiệu, đem lại hiệu quả tốt đối với các tế bào ung thư tiết ra TNFα.
Một nghiên khác của Chuanlai Yang và cộng sự thực hiện năm 2022 cho thấy thành phần chính trong trinh nữ hoàng cung là lycorine. Nó có tác dụng điều chỉnh giảm ligase NEDD4 trong ung thư bàng quang. Vì vậy, trinh nữ hoàng cung giúp ngăn chặn sự phát triển, ức chế sự di chuyển và xâm lấn sang các tế bào thông thường.
2. Tác dụng kích thích miễn dịch, tăng sức đề kháng
Trinh nữ hoàng cung có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống các bệnh truyền nhiễm và hỗ trợ cơ thể chống lại ung thư.
Trong nghiên cứu “Một yếu tố hoạt hoá tế bào Lympho T mới in vitro và in vivo trong chất chiết xuất bằng nước nóng từ lá cây TNHC (Crinum latifolium L.) (2000)” của Nguyễn Thị Ngọc Trâm được đăng trên tạp chí Dược học 2000 cho thấy dịch chiết nước nóng từ lá trinh nữ hoàng cung có tác dụng kích thích hiệu quả các tế bào miễn dịch như tế bào lympho T, đặc biệt là kích thích trực tiếp lên các tế bào TCD, TCD4 in vitro.
Các alcaloid và flavonoid trong trinh nữ hoàng cung như ambelline, kaempferol, 4-hydroxyl-7-methoxyflavan… cũng có tác dụng kích thích miễn dịch. Vì vậy, loại cây này giúp tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật, đặc biệt ở những bệnh nhân đang mắc ung thư.
☛Có thể bạn quan tâm: Uống trinh nữ hoàng cung có giảm cân không?
3. Tác dụng giảm đau nhức xương khớp
Cũng theo y học cổ truyền, trinh nữ hoàng cung có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, thông lạc hoạt huyết… nên giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Từ đó giúp người bệnh vận động linh hoạt hơn.
Người bị đau xương khớp có thể dùng lá đắp trực tiếp lên vị trí đau hoặc đun trà uống đều được.
4. Tác dụng chống viêm
Viêm là phản ứng miễn dịch và sinh lý của cơ thể con người khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích như vi khuẩn, tổn thương tế bào, tổn thương mô… Khi bị viêm, cơ thể sản sinh ra các chất trung gian hóa học cytokine, prostaglandin…
Các mô hình in vivo và in vitro đã được thực hiện để nghiên cứu tác dụng chống viêm của dịch chiết trinh nữ hoàng cung. Theo “Cập nhật gần đây về Trinh nữ hoàng cung latifolium L. (Amaryllidaceae): Đánh giá về các đặc tính sinh học, hóa học thực vật và sinh học của Cristian A” kết quả cho thấy trinh nữ hoàng cung có chứa các hoạt chất như lycorine, homolycorine và crinine… Chúng ức chế sản xuất các chất gây viêm nên có tác dụng chống viêm hiệu quả. Từ đó, nó giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng, hội chứng suy hô hấp cấp tính…
5. Tác dụng chữa bệnh phụ khoa
Như các nghiên cứu ở trên, trinh nữ hoàng cung có tác dụng chống viêm, giảm đau, hoạt huyết, hành huyết nên có tác dụng chữa bệnh phụ khoa hiệu quả. Nó giúp chống viêm, hỗ trợ cải thiện viêm nhiễm âm đạo, và giảm kích thước của khối u xơ tử cung.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chữa phụ khoa bằng trinh nữ hoàng cung có hiệu quả không?
6. Tác dụng kháng khuẩn, chống virus
Theo y học cổ truyền, trinh nữ hoàng cung có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Nhân dân thường sử dụng loại cây này kết hợp với cam thảo dây, tang bạch bì… để điều trị ho, các bệnh viêm đường hô hấp.
Theo nghiên cứu “Các alcaloid Amaryllidaceae từ củ Trinh nữ hoàng cung và hoạt tính ức chế cholinesterase của chúng” của tác giả Waraluck Chaichompoo có viết chiết xuất của cây trinh nữ hoàng cung có hoạt tính chống viêm, chống vi khuẩn, virus. Vì vậy, nó hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp hiệu quả.
Ngoài ra, ở Ấn Độ, Trinh nữ hoàng cung còn được dùng để điều trị nhiễm trùng tai, viêm quanh móng.
7. Tác dụng điều trị mụn nhọt
Theo y học cổ truyền, trinh nữ hoàng cung có tác dụng hành khí, tán huyết, hoạt huyết, thanh nhiệt, giải độc. Vì vậy nó giúp điều trị các bệnh do nhiệt độc gây ra như mụn nhọt.
Người bệnh chỉ cần giã nát phần lá hoặc củ trinh nữ hoàng cung lên mụn nhọt sẽ giúp cải thiện tình trạng này.
8. Tác dụng giảm đau dạ dày, tá tràng
Trinh nữ hoàng cung có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn vì vậy nước sắc của nó được dùng để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng.
Ngoài ra, trinh nữ hoàng cung còn có một số tác dụng khác như trị đái tháo đường, bảo vệ thần kinh và ức chế acetylcholinesterase, làm tan huyết khối…
Ưu và nhược điểm của trinh nữ hoàng cung khi điều trị bệnh?
Trinh nữ hoàng cung được chứng minh mang nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng loại cây này chữa bệnh cũng có ưu và nhược điểm nhất định. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Ưu điểm:
- An toàn, lành tính, hạn chế tác dụng phụ: Thảo dược này chứa các thành phần lành tính, không gây độc với cơ thể.
- Tiết kiệm chi phí: So với nhiều loại thuốc điều trị ung thư hay các phương pháp điều trị khác, giá thành của trinh nữ hoàng cung phải chăng hơn nhiều. Ngoài ra, cây này cũng có thể tự trồng và thu hái trong tự nhiên nên có thể tiết kiệm chi phí hơn.
- Dễ sử dụng: Trinh nữ hoàng cung sử dụng phần lá, có thể dùng tơi hoặc đem về phơi khô và sắc thuốc lên để uống. Những công đoạn này không đòi hỏi phải chế biến phức tạp, nên có thể tự làm được tại nhà. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có các viên uống trinh nữ hoàng cung vô cùng tiện lợi, chỉ cần uống với nước.
Nhược điểm:
- Hiệu quả chậm: Hiệu quả của trinh nữ hoàng cung trong điều trị bệnh thường diễn ra chậm, cần sử dụng lâu dài và đều đặn để thấy được tác dụng.
- Trinh nữ hoàng cung có đặc điểm khá giống với một số loại cây như náng hoa trắng, hoa huệ. Nếu dùng nhầm lẫn các cây này có thể gây ngộ độc, nôn mửa, xuất huyết ngoài da… Vì vậy, không nên tự ý sử dụng trinh nữ hoàng cung, người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để ngăn ngừa tác dụng ngoài ý muốn.
☛ Tìm hiểu: Phân biệt Trinh nữ hoàng cung và Náng hoa trắng
Lưu ý khi sử dụng trinh nữ hoàng cung khi điều trị bệnh
Dưới đây là các lưu ý khi sử dụng cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất:
- Liều lượng sử dụng: Cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ y học cổ truyền hay người có chuyên môn. Liều lượng thường dùng từ 3 – 5 lá hay 200 – 300g lá khô. Không nên vượt quá liều lượng đã được khuyến cáo.
- Phương pháp dùng: Trinh nữ hoàng cung có thể được dùng để nấu nước, pha trà bằng lá tươi hoặc khô. Quan trọng là phải chọn lựa sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng.
- Thời gian sử dụng: cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài tuy nhiên không nên kéo dài liên tục. Giữa các đợt cần thời gian nghỉ.
- Nhận biết cây đúng: Có nhiều loại thực vật có vẻ ngoài tương tự trinh nữ hoàng cung như náng hoa trắng, lan huệ… Nếu không biết chính xác về chúng, không nên tự hái về sử dụng để tránh gây hại đối với sức khỏe.
- Thực phẩm không kết hợp: Tránh ăn kèm rau muống, đậu xanh, sữa khi dùng nước sắc từ cây này.
- Đối tượng không nên sử dụng: Phụ nữ đang mang thai và những người có vấn đề về gan, thận, trẻ em dưới 6 tuổi.
Trên đây là 8 tác dụng nổi bật của trinh nữ hoàng cung với sức khỏe. Điều quan trọng là để đảm bảo an toàn và cho kết quả tốt người bệnh không nên tự ý sử dụng, cần có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Đọc thêm: Trinh nữ hoàng cung kết hợp cùng xạ đen có tác dụng gì?