Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Cà gai leo uống tươi có được không?

Cà gai leo uống tươi có được không?

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Phần lớn người dùng thường quen với việc sử dụng cà gai leo khô dưới dạng đóng gói, cao hay trà túi lọc,… Vì thế, khi thấy cà gai leo tươi không khỏi thắc mắc liệu cà gai leo tươi có uống được không và sử dụng như thế nào? Hãy cùng nhau tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu trước: Các công dụng chữa bệnh của cà gai leo

Cà gai leo uống tươi có được không? 1

Mục lục

  • Cà gai leo uống tươi có tốt hơn cà gai leo khô?
  • Cà gai leo uống tươi có độc, đắng hay khó uống không?
  • Một số bài thuốc sắc cà gai leo tươi
  • Lưu ý sử dụng cà gai leo tươi cho hiệu quả

Cà gai leo uống tươi có tốt hơn cà gai leo khô?

Theo các bài thuốc dân gian và những người đã sử dụng cà gai leo cho biết, cà gai leo là một loại dược liệu có thể dùng được ở cả hai dạng tươi và khô. Vì thế, tùy vào sở thích và mục đích sử dụng cà gai leo để lựa chọn uống tươi hay khô.

Cà gai leo khô sẽ bảo quản được lâu và tiện ích hơn cho mỗi lần sử dụng để sắc uống. Khi phơi khô mang sắc thuốc, cà gai leo sẽ có mùi thơm và phát huy được hết các dược chất có trong cây. Đồng thời, cà gai leo khô sẽ tốt hơn khi hỗ trợ điều trị các bệnh về gan hay các loại bệnh khác. Ngoài ra, đối với cà gai leo khô, người bệnh có thể kết hợp được với một số loại thảo dược khác để đạt được hiệu quả cao hơn.

Đọc thêm: Cà gai leo kết hợp giảo cổ lam

Còn đối với cà gai leo tươi, người dùng có thể mang đi nấu nước để uống. Cà gai leo tươi chủ yếu thường được dùng để giải nhiệt, ổn định tế bào gan, tăng cường chức năng gan và chữa các bệnh phong thấp, đau răng, chảy máu chân răng, giải rượu hay say xe,…

Như vậy, việc sử dụng cà gai leo tươi hay khô đều tốt và có thể giúp bạn cải thiện chức năng gan, thanh lọc cũng như bảo vệ sức khoẻ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên sử dụng cà gai leo khô vừa bảo quản lâu dài vừa tiện lợi.

Cà gai leo uống tươi có độc, đắng hay khó uống không?

Cà gai leo uống tươi có độc, đắng hay khó uống không? 1

Theo Y học cổ truyền, cà gai leo tươi có độc nhẹ, tính ấm, vị hơi the và đắng, có hậu ngọt nên khá dễ uống. Bên cạnh đó, hiện nay, chưa có nghiên cứu nào ghi nhận việc uống cà gai leo tươi gây độc cho cơ thể. Vì thế, người dùng hoàn toàn có thể uống cà gai leo tươi hàng ngày nếu sử dụng đúng cách.

Cà gai leo gây độc thường là do nguyên nhân dùng kéo dài và quá liều. Theo các chuyên gia dược liệu, người bệnh không nên uống quá 60g cà gai leo tươi mỗi ngày. Nên uống nước cà gai leo lúc còn ấm để tránh tình trạng lạnh bụng và giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.

☛ Xem thêm:

  • Cà gai leo có độc không?
  • Cà gai leo có ảnh hưởng sinh lý không?

Một số bài thuốc sắc cà gai leo tươi

Dưới đây là một số bài thuốc sắc cà gai leo tươi dùng để điều trị bệnh hiệu quả:

Bài thuốc 1: Chữa viêm gan, xơ gan, phòng ngừa tế bào gây ung thư

  • Nguyên liệu: 30g cà gai leo tươi, 10g diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) và 10g cây dừa cạn.
  • Sắc thuốc: Sao vàng các dược liệu cho đến khi có mùi thơm nhẹ rồi mang sắc với 1 lít nước. Đun với lửa nhỏ, đến khi nước trong ấm còn 200ml thì tắt bếp. Sắc uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: Điều trị xơ gan, xơ gan cổ trướng

  • Nguyên liệu: 30g cà gai leo tươi, 30g cây an xoa, 15g cây bán chi liên
  • Sắc thuốc: Mang toàn bộ dược liệu rửa sạch rồi sắc cùng 1 lít nước đến khi trong ấm còn 300ml thì tắt bếp. Chắt lấy nước rồi uống sau từng bữa ăn, duy trì uống ngày 1 thang, chức năng gan sẽ dần hồi phục và bệnh được chuyển biến tích cực.

Bài thuốc 3: Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi

  • Nguyên liệu: Cà gai leo, kê huyết đằng, thổ phục linh,  lá lốt, dây gấm, mỗi loại 10g
  • Sắc thuốc: Sao thơm dược liệu rồi sắc uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang và sử dụng liên tục trong 1 tháng.

Bài thuốc 4: Điều trị chứng ho gà, hen suyễn

  • Nguyên liệu: Cà gai leo, thiên môn, mạch môn, mỗi loại 10g
  • Cách sắc: Mang các dược liệu sắc cùng lượng nước vừa đủ. Sắc uống hàng ngày, ngày 1 thang và chia làm 3 lần sắc (sáng, trưa, tối).

Bài thuốc 5: Điều trị cảm cúm, ho gà, dị ứng, đau nhức xương khớp và rắn cắn

  • Nguyên liệu: 16 – 20g cà gai leo (rễ hoặc thân lá)
  • Cách sắc: Sắc thuốc với lượng nước vừa đủ và dùng uống hàng ngày, bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc 6: Chữa viêm họng

  • Nguyên liệu: 15g cà gai leo (rễ hoặc thân lá cà gai leo), 30g lá chanh
  • Cách sắc: Sắc uống 2 lần/ngày, sử dụng ngay khi còn ấm nóng và duy trì đều đặn từ 5 – 7 ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.

Bài thuốc 7: Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan

  • Nguyên liệu: 35g cà gai leo (rễ hoặc thân)
  • Cách sắc: Đem dược liệu đi sắc cùng 1 lít nước với lửa nhỏ cho đến khi nước trong ấm còn 300ml và chia làm 3 lần sắc. Chắt lấy nước uống hàng ngày để đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh.

Lưu ý sử dụng cà gai leo tươi cho hiệu quả

Lưu ý sử dụng cà gai leo tươi cho hiệu quả 1

Mặc dù mang lại công dụng rất tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng cà gai leo tươi và phải biết cách sử dụng để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm. Dưới đây là một số lưu ý mà người dùng cần nắm bắt để sử dụng cà gai leo tươi đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Trước khi sử dụng cà gai leo tươi, người dùng phải thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ y học cổ truyền hoặc lương y. Bởi việc sử dụng cà gai leo tươi với liều lượng cao trong thời gian dài có gây ra ra ngộ độc và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Liều lượng thích hợp đối với người bình thường từ 20 – 30g/ngày để bổ sung dinh dưỡng, thanh lọc và bảo vệ chức năng gan.
  • Liều lượng 100g/ngày đối với người sử dụng cà gai leo để hỗ trợ điều trị bệnh. Đồng thời, người bệnh có thể sử dụng cà gai leo kết hợp với nhiều loại thuốc điều trị khác để tăng hiệu quả điều trị nhưng phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu đang trong quá trình uống thuốc Tây y để điều trị bệnh thì nên uống nước cà gai leo tươi cách 30 – 60 phút.
  • Không sử dụng nước cà gai leo cho trẻ dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Không sử dụng cho những người mắc bệnh mạn tính như bệnh thận, tim mạch, huyết áp cao…
  • Không dùng cho người có sức khoẻ yếu, đang trong quá trình điều trị đặc biệt như hoá trị, xạ trị.
  • Không uống nước cà gai leo tươi trong lúc đói.
  • Lựa chọn địa chỉ mua cà gai leo có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng. Đọc chi tiết: Cách phân biệt cà dại và cà gai leo thật

Tác giả: Nguyễn Trang - 22/11/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Cà gai leo

Bài viết liên quan

  • Tuệ Linh tiên phong phát triển vùng dược liệu Cà gai leo sạch

  • Cà gai leo kết hợp với xạ đen có tác dụng gì?

  • Cà gai leo dại là gì, phân biệt cà dại với cà gai leo thật

  • Cà gai leo – lựa chọn sao cho đúng loại!

  • 4 cách dùng cà gai leo chữa gan nhiễm mỡ

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑